Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC Ban hành bốn (4) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1)
BỘ TÀI CHÍNH Số: 149/2001/QĐ-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Về việc ban hành và công bố bốn (4) chuẩn mực kế toánViệt Nam (đợt 1). BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và thống kê công bố theo Lệnh số06/LCT-HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế toán nhànước ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtổ chức bộ máy BộTài chính; Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nângcao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân và để kiểmtra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH: Điều 1.Ban hành bốn (4) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) có số hiệu và tên gọi sauđây: 1.Chuẩn mực số 2 – Hàng tồn kho; 2.Chuẩn mực số 3 – Tài sản cố định hữu hình; 3.Chuẩn mực số 4 – Tài sản cố định vô hình; 4.Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. Điều 2.Bốn (4) chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định này được ápdụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tếtrong cả nước. Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2002. Các chế độ kếtoán cụ thể phải căn cứ vào bốn chuẩn mực kế toán được ban hành kèm theo Quyếtđịnh này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Điều 4. Vụtrưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướngdẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này./.
Chuẩn mực số 2 HÀNG TỔN KHO (ban hành và công bố theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). QUY ĐỊNH CHUNG 01.Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vàochi phí; ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thểthực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính. 02.Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khicó chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán kháccho hàng tồn kho. 03.Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau: Hàngtồn kho: Là những tài sản: a)Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; b)Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; c)Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàngtồn kho bao gồm: Hànghóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đibán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; Thànhphẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; Sảnphẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tụcnhập kho thành phẩm; Nguyênliệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho gửi đi gia công chế biến và đã muađang đi trên đường; Chiphí dịch vụ dở dang. Giátrị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳsản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sảnphẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giáhiện hành: là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tạingày lập bảng cân đối kế toán. NỘI DUNG CHUẨN MỰC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 04.Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Tổ hợp giá trị thuần có thể thực hiện đượcthấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho 05.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại. Chi phí mua 06.Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoànlại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất đượctrừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí chế biến 07.Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đếnsản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chiphí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường khôngthay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡngmáy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chiphí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thayđổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. 08.Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sảnphẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bìnhthường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trườnghợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thựctế phát sinh. Trườnghợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sảnphẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chiphí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơnvị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 09.Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảngthời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh mộtcách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theotiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trườnghợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần cóthể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợpchung cho sản phẩm chính. Chi phí liên quan trực tiếp khác: 10.Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ,trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chí phí thiết kế sản phẩm cho một đơnđặt hàng cụ thể. Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho 11.Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: a)Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinhdoanh khác phát sinh trên mức bình thường, b)Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cầnthiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06; c)Chi phí bán hàng; d)Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí cung cấp dịch vụ 12.Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liênquan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phíchung có liên quan. Chiphí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệpkhông được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 13.Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: a)Phương pháp tính theo giá đích danh; b)Phương pháp bình quân gia quyền; c)Phương pháp nhập trước, xuất trước; d)Phương pháp nhập sau, xuất trước. 14.Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. 15.Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho đượctính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bìnhcó thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộcvào tình hình của doanh nghiệp. 16.Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đượcmua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuốikỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầukỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểmcuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 17.Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đượcmua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳlà hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gầnđầu kỳ còn tồn kho. GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC VÀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO 18.Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời,giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việcghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện đượclà phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiệnước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. 19.Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn khonhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn khođược lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuầncó thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đượcthực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang,việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mứcgiá riêng biệt. 20.Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựatrên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính nàyphải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến cácsự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xácnhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính. 21.Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích củaviệc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượnghàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụkhông thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kholớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của sốchênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánhgiá trên cơ sở giá bán ước tính. 22.Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sảnxuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng gópphần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sảnxuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vậtliệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuầncó thể thực hiện được của chúng. 23.Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cóthể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán nămnay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phònggiảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớnhơn phải được hoàn nhập (theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báocáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thựchiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơngiá trị thuần có thể thực hiện được). GHI NHẬN CHI PHÍ 24.Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đượcghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khophải lập ở cuối niên độ kế toán năm naylớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước,các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảmgiá hàng tồn kho được lập ở cuốiniên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước,thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinhdoanh. 25.Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyêntắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. 26.Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố địnhhoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồnkho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27.Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: a)Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phươngpháp tính giá trị hàng tồn kho; b)Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho đượcphân loại phù hợp với doanh nghiệp; c)Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho; d)Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; e)Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dựphòng giảm giá hàng tồn kho; f)Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồnkho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. 28.Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau,xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàngtồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với: a)Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trướcnhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyềnvà giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Vớigiá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏhơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trướcvà giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Vớigiá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đượcnhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phươngpháp bình quân gia quyền); hoặc b)Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán(nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏhơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thựchiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tạingày lập bảng cân đối kế toán). 29.Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh đượcphân loại chi phí theo chức năng. 30.Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoảnmục. “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốccủa hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản haohụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cánhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.
Chuẩn mực số 3 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HŨU HÌNH (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). QUY ĐỊNH CHUNG 01.Mục đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn tài sản cố địnhhữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh saughi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tàisản cố định hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lậpbáo cáo tài chính. 02.Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định hữu hình, trừ khi có chuẩnmực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toánkhác cho tài sản cố định hữu hình. 03.Trường hợp chuẩn mực kế toán khác quy định phương pháp xác định và ghi nhận giátrị ban đầu của tài sản cố định hữu hình khác với phương pháp quy định trongChuẩn mực này thì các nội dung khác của kế toán tài sản cố định hữu hình vẫnthực hiện theo các quy định của Chuẩn mực này. 04.Doanh nghiệp phải áp dụng Chuẩn mực này ngay cả khi có ảnh hưởng do thay đổigiá cả, trừ khi có quy định liên quan đến việc đánh giá lại tài sản cố định hữuhình theo quyết định của Nhà nước. 05.Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Tàisản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệpnắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩnghi nhận tài sản cố định hữu hình. Nguyêngiá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cốđịnh hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sửdụng. Khấuhao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cốđịnh hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giátrị phải khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình ghi trên báo cáotài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thờigian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định hữu hình phát huy đượctác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: a)Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định hữu hình, hoặc: b)Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu đượctừ việc sử dụng tài sản. Giátrị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Giátrị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểubiết trong sự trao đổi ngang giá. Giátrị còn lại: là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình sau khi trừ (-) số khấuhao lũy kế của tài sản đó. Giátrị có thể thu hồi: là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sửdụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng. NỘI DUNG CHUẨN MỰC GHI NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 06.Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình: Cáctài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tấtcả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: a)Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b)Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; c)Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; d)Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy địnhhiện hành. 07.Kế toán tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tínhchất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,gồm: a)Nhà cửa, vật kiến trúc; b)Máy móc, thiết bị; c)Phương tiện vậntải, thiết bị truyền dẫn; d)Thiết bị, dụng cụ quản lý; e)Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; f)Tài sản cố định hữu hình khác. 08.Tài sản cố định hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản vàđóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanhnghiệp, vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là tài sản cố địnhhữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởngđáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 09.Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất (quy định tại mục a đoạn 06) của mỗi tài sảncố định hữu hình, doanh nghiệp phải xác định mức độ chắc chắn của việc thu đượclợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng chứng hiện có tại thời điểmghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan. Nhữngtài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh hoặc bảo vệmôi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các tài sản cốđịnh khác nhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được cáclợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác. Tuy nhiên, các tài sản này chỉ đượcghi nhận là tài sản cố định hữu hình nếu nguyên giá của chúng và các tài sản cóliên quan không vượt quá tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và cáctài sản khác có liên quan. Ví dụ, một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt cácthiết bị và thực hiện quy trình chứa và bảo quản hóa chất mới để tuân thủ yêucầu về bảo vệ môi trường đối với việc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc. Các tàisản lắp đặt liên quan đi kèm chỉ được hạch toán là tài sản cố định hữu hình,nếu không có chúng, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động và bán sản phẩm hóachất của mình. 10.Tiêu chuẩn thứ hai (quy định tại mục b đoạn 06) cho việc ghi nhận tài sản cốđịnh hữu hình thường đã được thỏa mãn vì nguyên giá tài sản được xác định thôngqua mua sắm, trao đổi, hoặc tự xây dựng. 11.Khi xác định các bộ phận cấu thành tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phảiáp dụng các tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình cho từng trường hợp cụ thể.Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu, như khuônđúc, công cụ, khuôn đập và áp dụng các tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình vàotổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưuđộng và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng. Các phụ tùng chủ yếu và cácthiết bị bảo trì được xác định là tài sản cố định hữu hình khi doanh nghiệp ướctính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm. Nếu phụ tùng và thiết bị bảotrì chỉ được dùng gắn liền với tài sản cố định hữu hình và việc sử dụng chúnglà không thường xuyên thì chúng được hạch toán là tài sản cố định hữu hìnhriêng biệt và được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản cố định hữu hình liên quan. 12.Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho cácbộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành. Trườnghợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụnghữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theonhững tiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phươngpháp khấu hao khác nhau. Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần đượchạch toán thành hai tài sản cố định hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khácnhau, nếu chúng có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BAN ĐẦU 13.Tài sản cố định hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP Tài sản cố định hữu hình mua sắm 14.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoảnđược chiết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tàisản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phívận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thuhồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phí liênquan trực tiếp khác. Đốivới tài sản cố định hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thứcgiao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phíliên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). 15.Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền vớiquyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệtvà ghi nhận là tài sản cố định vô hình. 16.Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thứctrả chậm, nguyên giá tài sản cố định đó được phản ánh theo giá mua trảngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán vàgiá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi sốchênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình (vốn hóa) theoquy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. 17.Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuấtchung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liên quan trực tiếpđến việc mua sắm và đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thìkhông được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Các khoản lỗ ban đầudo máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế 18.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thựctế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạythử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thànhtài sản cố định thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chiphí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sửdụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vàonguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vậtliệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bìnhthường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giátài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính 19.Trường hợp đi thuê tài sản cố định hữu hình theo hình thức thuê tài chính,nguyên giá tài sản cố định được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán”Thuê tài sản”. Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi 20.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trịhợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sảnđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu về. 21.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyềnsở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự,trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trườnghợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình traođổi. Nguyên giá tài sản cố định nhận về được tính bằng giá trị còn lại của tàisản cố định đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các tài sản cố định hữu hình tươngtự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặctài sản cố định hữu hình khác. Tài sản cố định hữu hình tăng từ các nguồn khác 22.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhậnban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợplý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chiphí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. CHI PHÍ PHÁT SINH SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 23.Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinhtế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãnđiều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 24.Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại sovới trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như: a)Thay đổi bộ phậncủa tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăngcông suất sử dụng của chúng; b)Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sảnphẩm sản xuất ra; c)Áp dụng quy trình công nghệ sảnxuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. 25.Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định hữu hình nhằm mục đích khôiphục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng tháihoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trongkỳ. 26.Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữuhình phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phíphát sinh sau. Khi giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đã bao gồm cáckhoản giảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí phát sinh sau để khôi phục cáclợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tính vào nguyên giá tài sản cố định nếugiá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá giá trị có thể thu hồi từtài sản đó. Trường hợp trong giá mua tài sản cố định hữu hình đã bao gồm nghĩavụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạngthái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căncứ vào khả năng thu hồi chi phí. Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanhnghiệp phải sửa chữa trước khi sử dụng thì chi phí sửa chữa ngôi nhà được tínhvào nguyên giá của tài sản nếu giá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụngngôi nhà trong tương lai. 27.Trường hợp một số bộ phận của tài sản cố định hữu hình đòi hỏi phải được thaythế thường xuyên, được hạch toán là các tài sản cố định độc lập nếu các bộ phậnđó thỏa mãn đủ bốn (4) tiêu chuẩn quy định cho tài sản cố định hữu hình. Ví dụmáy điều hòa nhiệt độ trong một ngôi nhà có thể phải thay thế nhiều lần trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của ngôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinhtrong việc thay thế hay khôi phục máy điều hòa được hạch toán thành một tài sảnđộc lập và giá trị máy điều hòa khi được thay thế sẽ được ghi giảm. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 28.Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình đượcxác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trường hợp tàisản cố định hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyêngiá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánhgiá lại. Chênhlệch do đánh giá lại tài sản cố định hữu hình được xử lý và kế toán theo quyđịnh của Nhà nước. KHẤU HAO 29.Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình được phân bổ một cách có hệthống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phùhợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giátrị của các tài sản khác, như: khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho cáchoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyêngiá tài sản cố định vô hình (theo quy định của chuẩn mực tài sản cố định vôhình), hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho quá trình tự xâydựng hoặc tự chế các tài sản khác. 30.Lợi ích kinh tế do tài sản cố định hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thácdần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: sự lạchậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫnđến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đemlại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hìnhphải xem xét các yếu tố sau: a)Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng đượcđánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; b)Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tàisản, như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối vớitài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; c)Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệhay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sảnđó sản xuất ra; d)Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồngcủa tài sản thuê tài chính. 31.Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp xác địnhchủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sáchquản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tàisản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ướctính thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản cố định hữu hình còn phải dựatrên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại. 32.Ba phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, gồm: Phươngpháp khấu hao đường thẳng; Phươngpháp khấu hao theo số dư giảm dần; và Phươngpháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theophương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dưgiảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơnvị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phươngpháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng tài sản cố định hữuhình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sửdụng tài sản đó. Doanhnghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những tài sản cố định hữu hìnhđã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh. XEM XÉT LẠI THỜI GIAN SỬ DỤNG HỮU ÍCH 33.Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình phải được xem xét lạitheo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trongviệc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mứckhấu hao. 34.Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, khi đã xác định chắc chắn là thời giansử dụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu íchvà tỷ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và được thuyết minhtrong báo cáo tài chính. Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể được kéo dàithêm do việc cải thiện trạng thái của tài sản vượt trên trạng thái tiêu chuẩnban đầu của nó, hoặc các thay đổi về kỹ thuật hay thay đổi nhu cầu về sản phẩmdo một máy móc sản xuất ra có thể làm giảm thời gian sử dụng hữu ích của nó. 35.Chế độ sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định hữu hình có thể kéo dài thời giansử dụng hữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưngdoanh nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản. XEM XÉT LẠI PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO 36.Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình phải được xem xét lại theo địnhkỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sửdụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương phápkhấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo. NHƯỢNG BÁN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 37.Tài sản cố định hữu hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán. 38.Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình được xácđịnh bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+)giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình. Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chiphí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 39.Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại tài sản cốđịnh hữu hình về những thông tin sau: a)Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình; b)Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; c)Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; d)Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần tài sản cố định hữu hình) phải trìnhbày các thông tin: Nguyêngiá tài sản cố định hữu hình tăng, giảm trong kỳ; Sốkhấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối kỳ; Giátrị còn lại của tài sản cố định hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho cáckhoản vay; Chiphí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; Cáccam kết về việc mua, bán tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn trong tươnglai. Giátrị còn lại của tài sản cố định hữu hình tạm thời không được sử dụng; Nguyêngiá của tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; Giátrị còn lại của tài sản cố định hữu hình đang chờ thanh lý; Cácthay đổi khác về tài sản cố định hữu hình. 40.Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích củatài sản cố định hữu hình là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy,việc trình bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ướctính của tài sản cố định hữu hình cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xemxét mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và cócơ sở để so sánh với các doanh nghiệp khác. 41.Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kếtoán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo. Cácthông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toánliên quan tới giá trị tài sản cố định hữu hình đã thanh lý hoặc đang chờ thanhlý, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao.
Chuẩn mục số 4 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). QUY ĐỊNH CHUNG 01.Mục đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán tài sản cố định vô hình, gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình,thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cốđịnh vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và nộp báo cáotài chính. 02.Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định vô hình, trừ khi có chuẩn mựckế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán kháccho tài sản cố định vô hình. 03.Một số tài sản cố định vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vậtchất. Ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trongđĩa compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế).Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toántheo quy định của chuẩn mực tài sản cố định hữu hình hay chuẩn mực tài sản cốđịnh vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quantrọng. Ví dụ phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể tách rời vớiphần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần mềm này là một bộphận của máy và nó được coi là một bộ phận của tài sản cố định hữu hình. Trườnghợp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan thì phần mềmđó là một tài sản cố định vô hình. 04.Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đàotạo nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt độngnghiên cứu và triển khai hướng tới việc phát triển tri thức, có thể tạo thànhmột tài sản thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vật chất chỉ cóvai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trong tài sản đó. 05.Tài sản cố định vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên thuêphải kế toán tài sản cố định vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo Chuẩnmực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thubăng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vicủa chuẩn mực này. 06.Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau: Tàisản: là một nguồn lực: a)Doanh nghiệp kiểm soát được; và b)Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tàisản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định đượcgiá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cungcấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố định vô hình. Nghiêncứu: là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt đượcsự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới. Triểnkhai: là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vàomột kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cáchcơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vậtliệu, dụng cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới. Nguyêngiá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cốđịnh vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Khấuhao: là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vôhình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giátrị phải khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình ghi trên báo cáotài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thờigian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định vô hình phát huy được tácdụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: a)Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vô hình; hoặc b)Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vịtính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. Giátrị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Giátrị còn lại: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình sau khi trừ (-) số khấuhao lũy kế của tài sản đó. Giátrị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểubiết trong sự trao đổi ngang giá. Thịtrường hoạt động: là thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: a)Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng; b)Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào; c)Giá cả được công khai. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 07.Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như: Quyền sử dụngđất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khaithác thủy sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượngquyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành củakhách hàng, thị phần và quyền tiếp thị… 08.Để xác định nguồn lực vô hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn định nghĩa tàisản cố định vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khảnăng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.Nếu một nguồn lực vô hình không thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định vô hình thìchi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vô hình doanhnghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại đượcghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua (theo quy địnhtại đoạn 46). Tính có thể xác định được 09.Tài sản cố định vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phânbiệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mạiphát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằngmột khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi íchkinh tế trong tương lai. 10.Một tài sản cố định vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thểđem tài sản cố định vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi íchkinh tế cụ thề từ tài sản đó trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi íchkinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi làtài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợiích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại. Khả năng kiểm soát 11.Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợiích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả nănghạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểmsoát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cốđịnh vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý. 12.Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tếtrong tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằngquyền pháp lý, ví dụ: bản quyền, giấy phép khai thác thủy sản. 13.Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanhnghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợiích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợiích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Tài nănglãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là tài sản cố định vôhình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó vàđể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thỏa mãn các quy định vềđịnh nghĩa tài sản cố định vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vôhình. 14.Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháplý hoặc biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi ích kinh tế từ các mốiquan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ, vì vậy không được ghi nhận làtài sản cố định vô hình. Lợi ích kinh tế trong tương lai 15.Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản cố định vô hình đem lại cho doanhnghiệp có thể bao gồm: tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khácxuất phát từ việc sử dụng tài sản cố định vô hình. NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC GHI NHẬN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BAN ĐẦU 16.Một tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn đồngthời: Định nghĩa về tài sản cố định vô hình; và Bốn(4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: Chắcchắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; Nguyêngiá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thờigian sử dụng ước tính trên 1 năm; Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quyđịnh hiện hành. 17.Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinhtế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về cácđiều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. 18.Tài sản cố định vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt 19.Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) cáckhoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồmcác khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưatài sản vào sử dụng theo dự tính. 20.Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trênđất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận làtài sản cố định vô hình. 21.Trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá của tài sản cố định vô hình được phản ánh theo giá mua trảngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán vàgiá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạnthanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố địnhvô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đivay”. 22.Nếu tài sản cố định vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứngtừ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá tài sản cố định vôhình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sởhữu vốn. Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp. 23.Nguyên giá tài sản cố định vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanhnghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngàysáp nhập doanh nghiệp). 24.Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình một cách đáng tincậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt. Giátrị hợp lý có thể là: Giániêm yết tại thị trường hoạt động; Giácủa nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. 25.Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của tài sản cốđịnh vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vàongày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở kháchquan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này doanh nghiệp cầncân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tàisản tương tự. 26.Khi sáp nhập doanh nghiệp, tài sản cố định vô hình được ghi nhận như sau: a)Bên mua tài sản ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu tài sản đó đáp ứng đượcđịnh nghĩa về tài sản cố định vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận quy định trongđoạn 16, 17, kể cả trường hợp tài sản cố định vô hình đó không được ghi nhậntrong báo cáo tài chính của bên bán tài sản; b)Nếu tài sản cố định vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp cótính chất mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tincậy thì tài sản đó không được ghi nhận là một tài sản cố định vô hình riêngbiệt, mà được hạch toán vào lợi thế thương mại (theo quy định tại đoạn 46). 27.Khi không có thị trường hoạt động cho tài sản cố định vô hình được mua thôngqua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá tài sản cốđịnh vô hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trịâm phát sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn 28.Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử đụng đất có thời hạn khi đượcgiao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từngười khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. 29.Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiếntrúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêngbiệt và ghi nhận là tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu 30.Nguyên giá tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, đượcxác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếpđến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi 31.Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợplý của tài sản cố định vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sảnđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu về. 32.Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyềnsở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự,trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trườnghợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình traođổi. Nguyên giá tài sản cố định vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lạicủa tài sản cố định vô hình đem trao đổi. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp. 33.Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận làtài sản. 34.Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hìnhthành tài sản cố định vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩnghi nhận trong Chuẩn mực này, mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ doanhnghiệp. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghinhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá đượcmột cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được. 35.Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài sảnthuần của doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thờiđiểm không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình do doanh nghiệp kiểm soát. Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp 36.Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghinhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghinhận tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thànhtài sản theo: a)Giai đoạn nghiên cứu; và b)Giai đoạn triển khai. 37.Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triểnkhai của một dự án nội bộ để tạo ra tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phảihạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phíphát sinh liên quan đến dự án đó. Giai đoạn nghiên cứu 38.Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tàisản cố định vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 39.Ví dụ về các hoạt động trong giai đoạn nghiên cứu: a)Các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức mới và hoạt động tìm kiếm, đánhgiá và lựa chọn các phương án cuối cùng; b)Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu hoặc các tri thức khác; c)Việc tìm kiếm các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm,quy trình, dịch vụ; d)Công thức, thiết kế, đánh giá và lựa chọn cuối cùng các phương pháp thay thếđối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống, dịch vụ mới hoặccải tiến hơn. Giai đoạn triển khai 40.Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cốđịnh vô hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau: a)Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hìnhvào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; b)Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; c)Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; d)Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; e)Có đầy đủ các nguồn lực về kỹthuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai,bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; g)Có khả năng xác định một cách chắcchắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; f)Ước tính có đủ tiêu chuẩn vềthời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. 41.Ví dụ về các hoạt động triển khai: a)Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu trước khi đưa vàosản xuất hoặc sử dụng; b)Thiết kế các dụng cụ, khuôn mẫu, khuôn dẫn và khuôn dập liên quan đến công nghệmới; c)Thiết kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm không có tính khả thi về mặtkinh tế cho hoạt động sản xuất mang tính thương mại; d)Thiết kế xây dựng và sản xuất thử nghiệm một phương pháp thay thế các vật liệu,dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ mới hoặc được cải tiến. 42.Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mụctương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tàisản cố định vô hình. Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanhnghiệp 43.Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được đánh giá banđầu theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vôhình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình quyđịnh trong các đoạn 16,17 và 40 đến khi tài sản cố định vô hình được đưa vào sửdụng. Các chi phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ. 44.Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồmtất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lývà nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưatài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Nguyêngiá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm: a)Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra tài sảncố định vô hình; b)Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viêntrực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó; c)Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăngký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng đểtạo ra tài sản đó; d)Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tàisản (Ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiềnthuê nhà xưởng, thiết bị). 45.Các chi phí sau đây không được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình đượctạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: a)Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chí phí sản xuất chung khôngliên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng; b)Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, chi phí lao động,các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường; c)Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản. GHI NHẬN CHI PHÍ 46.Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp: a)Chi phí hình thành một phần nguyên giá tài sản cố định vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình (quy định từ đoạn 16 đếnđoạn 44). b)Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chấtmua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là tài sảncố định vô hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thànhmột bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giátrị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp. 47.Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhưngkhông được ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ, trừ các chi phí được quy định trong đoạn 48. 48.Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồmchi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáophát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thạnh lập, chiphí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. 49.Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phíđể xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được táighi nhận vào nguyên giá tài sản cố định vô hình. CHI PHÍ PHÁT SINH SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 50.Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận banđầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏamãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá tài sản cố định vôhình: a)Chi phí này có khả năng làm cho tài sản cố định vô hình tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu; b)Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một tài sản cố định vôhình cụ thể. 51.Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhậnban đầu được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chiphí này gắn liền với một tài sản cố định vô hình cụ thể và làm tăng lợi íchkinh tế từ các tài sản này. 52.Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kểcả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn đượcghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 53.Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình đượcxác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. KHẤU HAO Thời gian tính khấu hao 54.Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình được phân bổ một cách có hệthống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời giantính khấu hao của tài sản cố định vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu haođược bắt đầu từ khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng. 55.Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình làm căn cứtính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: a)Khả năng sử dụng dự tính của tài sản; b)Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thờigian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điềukiện tương tự; c)Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ; d)Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trườngđối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại; e)Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng; f)Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng; g)Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khácvề quá trình sử dụng tài sản; h)Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình với các tàisản khác trong doanh nghiệp. 56.Phần mềm máy vi tính và các tài sản cố định vô hình khác có thể nhanh chóng bịlạc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường làngắn hơn. 57.Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hìnhcó thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định đượccụ thể: Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải: a)Khấu hao tài sản cố định vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chínhxác nhất; và b)Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáotài chính. 58.Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cốđịnh vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gianxác định thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình không vượtquá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được giahạn. 59.Các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của tàisản cố định vô hình, gồm: (1). Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gianthu được lợi ích kinh tế trong tương lai; (2). Các nhân tố pháp lý giới hạnkhoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thời gian sửdụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên. Phương pháp khấu hao 60.Phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình được sử dụng phải phản ánh cáchthức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp. Phươngpháp khấu hao được sử dụng cho từng tài sản cố định vô hình được áp dụng thốngnhất qua nhiều thời kỳ và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cáchthức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao cho từng thờikỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ khi chiphí đó được tính vào giá trị của tài sản khác. 61.Có ba (3) phương pháp khấu hao tàisản cố định vô hình, gồm: Phươngpháp khấu hao đường thẳng; Phươngpháp khấu hao theo số dư giảm dần; Phươngpháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theophương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không đổi trong suốtthời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình. Theophương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phươngpháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tínhtài sản có thể tạo ra. Giá trị thanh lý 62.Tài sản cố định vô hình có giá trị thanh lý khi: a)Có bên thứ ba thỏa thuận mua lạitài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc b)Có thị trường hoạt động vào cuốithời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác địnhthông qua giá thị trường. Khikhông có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý của tài sản cốđịnh vô hình được xác định bằng không (0). 63.Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ (-) giá trị thanh lý ướctính của tài sản. 64.Giá trị thanh lý được ước tính khi tài sản cố định vô hình được hình thành đưavào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sảntương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự. Giá trị thanh lý ướctính không tăng lên khi có thay đổi về giá cả hoặc giá trị. Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao 65.Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình phải đượcxem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữuích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thờigian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao tài sản cốđịnh vô hình được thay đổi khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồilợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấuhao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáotài chính. 66.Trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình, khi xét thấy việc ướctính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn phù hợp thì thời gian khấuhao cần phải thay đổi. Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể tăng lên do đầutư thêm chi phí làm tăng năng lực của tài sản so với năng lực hoạt động được đánhgiá ban đầu. 67.Trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình, có thể thayđổi cách thức ước tính về lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp dựtính thu được, do đó có thể thay đổi phương pháp khấu hao. Ví dụ: Phương pháp khấuhao theo số dư giảm dần phù hợp hơn phương pháp khấu hao đường thẳng. NHƯỢNG BÁN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 68.Tài sản cố định vô hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc khi xétthấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp sau. 69.Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định vô hình được xácđịnh bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+)giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình. Số lãi, lỗ này được ghi nhận làmột khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trongkỳ. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 70.Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại tài sản cốđịnh vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp và tài sản cố định vô hình đượchình thành từ các nguồn khác, về những thông tin sau: a)Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình; b)Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; c)Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; d)Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần tài sản cố định vô hình) phải trình bàycác thông tin: Nguyêngiá tài sản cố định vô hình tăng, trong đó giá trị tài sản cố định tăng từ hoạtđộng trong giai đoạn triển khai hoặc do sáp nhập doanh nghiệp; Nguyêngiá tài sản cố định vô hình giảm; Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảmvà lũy kế cuối kỳ; Lýdo khi một tài sản cố định vô hình được khấu hao trên 20 năm (khi đưa ra các lýdo này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng xong việcxác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản); Nguyêngiá, sổ khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại của từngtài sản cố định vô hình có vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sảncủa doanh nghiệp; Giátrị hợp lý của tài sản cố định vô hình do Nhà nước cấp (quy định tại đoạn 30),trong đó ghi rõ: Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu; Giá trị khấu hao lũy kế;Giá trị còn lại của tài sản. Giátrị còn lại của tài sản cố định vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợphải trả; Cáccam kết về mua, bán tài sản cố định vô hình có giá trị lớn trong tương lai. Giátrị còn lại của tài sản cố định vô hình tạm thời không sử dụng; Nguyêngiá tài sản cố định vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; Giátrị còn lại của tài sản cố định vô hình đang chờ thanh lý. Giảitrình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triểnkhai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Cácthay đổi khác về tài sản cố định vô hình. 71.Kế toán tài sản cố định vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tínhchất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm: a)Quyền sử dụng đất có thời hạn; b)Nhãn hiệu hàng hóa; c)Quyền phát hành; d)Phần mềm máy vi tính; e)Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; f)Bản quyền, bằng sáng chế; g)Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; h)Tài sản cố định vô hình đang triển khai.
Chuẩn mực số 14 DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tàichính) QUY ĐỊNH CHUNG 01.Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các phương pháp và nguyêntắc kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghinhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghinhận sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 02.Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phátsinh từ thu nhập và nghiệp vụ sau: a)Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào; b)Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong mộthoặc nhiều kỳ kế toán; c)Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Tiềnlãi: Là số tiền thu được từ việc phát sinh cho người khác sử dụng tiền, cáckhoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: lãi cho vay,lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán…; Tiềnbản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tàisản, như: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máyvi tính…; Cổtức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cáccổ phiếu hoặc góp vốn. d)Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kểtrên (Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30). Chuẩnmực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác được quyđịnh ở các chuẩn mực kế toán khác. 03.Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Doanhthu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Chiếtkhấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng muahàng với khối lượng lớn. Giảmgiá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, saiquy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giátrị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụbị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Chiếtkhấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua hàng trước thờihạn theo hợp đồng. Thunhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài cáchoạt động tạo ra doanh thu. Giátrị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ đượcthanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự traođổi ngang giá. NỘI DUNG CHUẨN MỰC 04.Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thuđược hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi íchkinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi làdoanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủhàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Cáckhoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng khônglà doanh thu. XÁC ĐỊNH DOANH THU 05.Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. 06.Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệpvới bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽthu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanhtoán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. 07.Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thuđược xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệlãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏhơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. 08.Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tựvề bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạora doanh thu. Khihàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tươngtự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợpnày doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhậnvề, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thuthêm. Khikhông xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi,sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. NHẬN BIẾT GIAO DỊCH 09.Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong Chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt chotừng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cầnáp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bảnchất của giao địch đó. Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đãđịnh trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việccung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thựchiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai haynhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại. Trường hợp nàyphải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiệnviệc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóađó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thukhông được ghi nhận. Doanh thu bán hàng 10.Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điềukiện sau; a)Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc háng hóa cho người mua; b)Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa; c)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; d)Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng; e)Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 11.Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắnliền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng vớithời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyềnkiểm soát hàng hóa cho người mua. 12.Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữuhàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu khôngđược ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hànghóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như: a)Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt độngbình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường; b)Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người muahàng hóa đó; c)Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quantrọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành; d)Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu tronghợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trảlại hay không. 13.Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụdoanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhậnđược đủ các khoản thanh toán. 14.Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợiích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng cònphụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố khôngchắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chínhphủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếudoanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác địnhkhoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoảnphải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dựphòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thukhó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dựphòng nợ phải thu khó đòi. 15.Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồngthời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh saungày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác địnhchắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiềnnhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận làmột khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợphải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thukhi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện quy định ở đoạn 10. Doanh thu cung cấp dịch vụ 16.Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giaodịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch vềcung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳtheo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán củakỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cảbốn (4) điều kiện sau: a)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; b)Có khả năng thu được lợi ích kinhtế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; c)Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; d)Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó. 17.Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thìviệc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phươngpháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳkế toán được xác định theo tỷ lệ phân công việc đã hoàn thành. 18.Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận đượclợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghinhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi khôngchắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thukhó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu.Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắpbằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi: 19.Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được vớibên đối tác giao dịch những điều kiện sau: a)Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ; b)Giá thanh toán; c)Thời hạn và phương thức thanh toán. Đểước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tàichính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửađổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ. 20.Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau,tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ: a)Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; b)So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng côngviệc phải hoàn thành; c)Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toànbộ giao dịch cung cấp dịch vụ. Phầncông việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ haycác khoản ứng trước của khách hàng. 21.Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không táchbiệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thutừng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ bảnso với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạtđộng cơ bản đó. 22.Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắcchắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thểthu hồi. 23.Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xácđịnh được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phíđã ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắcchắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh đượchạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằngchứng tin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu đượcghi nhận theo quy định tại đoạn 16. Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đượcchia 24.Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chiacủa doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau: a)Có khả năng thu được lợi ích kinhtế từ giao dịch đó; b)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 25.Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghinhận trên cơ sở: a)Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ; b)Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng; c)Cổ tức và lợi nhuận được chia đượcghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn đượcquyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. 26.Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tươnglai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận banđầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng. Doanh thu tiền lãi baogồm số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặccác khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị củanó khi đáo hạn. 27.Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanhnghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư,doanh nghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiềnlãi của các kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu củadoanh nghiệp. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua đượchạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. 28.Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví dụnhư tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượngsách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồngtừng lần. 29.Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tếtừ giao dịch. Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thuthì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đóphải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu. Thu nhập khác 30.Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực nay bao gồm các khoản thu từ các hoạtđộng xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: Thuvề thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định; Thutiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thutiền bảo hiểm được bồi thường; Thuđược các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; Khoảnnợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; Thucác khoản thuế được giảm, được hoàn lại; Cáckhoản thu khác. 31.Khoản thu về thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định là tổng sốtiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tàisản cố định. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được ghi nhậnlà chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 32.Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoảnnợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ vàtính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồiđược. 33.Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợhoặc chủ nợ không còn tồn tại. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 34.Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhậndoanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của cácgiao dịch về cung cấp dịch vụ; b)Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện: Doanhthu bán hàng; Doanhthu cung cấp dịch vụ; Tiềnlãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. c)Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên. d)Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường./.
|
Thông tư 125/2011/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty quản lý Quỹ do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
Thông tư 206/2009/TT-BTC hướng dẫn kế toán giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——— [...]
- Luật Kiểm toán độc lập năm 2011
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
- Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành