Quyết định 2261/QĐ-BTC năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI “CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030”
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 480/QĐ/TTg ngày 18 tháng 3 năm 2013).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
a) Giao Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán làm đầu mối chủ trì tham mưu giúp cho Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chứcthực hiện kế hoạch.
b) Giao Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan vận động và triển khai các nguồn lực ngoài nước để hỗ trợ triển khai các nội dung của Kế hoạch.
c) Giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán để tổ chức triển khai Kế hoạch.
d) Giao Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, bố trí nguồn kinh phí theo từng giai đoạn cho Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
đ) Giao Vụ Thi đua khen thưởng phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán kịp thời đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể và báo cáo Bộ trưởng để có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, cập nhật những nội dung cụ thể của Kế hoạch tổng thể, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Lãnh đạo Bộ (để báo cáo); – Các đơn vị có liên quan; – Lưu: VT, Vụ CĐKT. | BỘ TRƯỞNG Đinh Tiến Dũng |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2261/QĐ-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu của “Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện.
2. Yêu cầu
2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời những nội dung đã được quy định trong Chiến lược.
2.2. Các hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam.
2.3. Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra của các chính sách, đề án trong Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phải bảo đảm khả thi, có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược.
2.4. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Bộ Tài chính với các Bộ, cơ quan, ban ngành ở Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược.
B. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
Kế hoạch triển khai Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được cụ thể hóa theo 2 giai đoạn: Ở giai đoạn đầu (2013 – 2015) được cụ thể hóa theo từng nội dung công việc cụ thể và phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, còn ở giai đoạn 2 (2016 – 2020) được nêu theo các định hướng lớn, như sau:
I. GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán.
1.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
1.1.1. Trình Quốc hội ban hành Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015 (Dự kiến trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2015).
1.1.2. Xây dựng Nghị định (sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 128/2004/NĐ-CP Nghị định 129/2004/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ ngành, Địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2015 -2016.
1.1.3. Xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán độc lập.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013.
1.1.4. Xây dựng Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các doanh nghiệp, công ty kiểm toán, các trường Đại học.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013.
1.1.5. Xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật và các chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, tập đoàn, doanh nghiệp, công ty kiểm toán, Trường học.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
1.1.6. Xây dựng Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Báo cáo tài chính hợp nhất.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các tập đoàn, công ty kiểm toán, các trường Đại học.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
1.1.7. Xây dựng các Thông tư hướng dẫn kế toán cho một số đơn vị đặc thù:
(1) Thông tư hướng dẫn thể thức kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, người điều hành dầu khí.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
(2) Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho công ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ đầu tư chứng khoán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Công ty quản lý quỹ và các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 – 2015.
1.1.8. Xây dựng “Quy trình tổng hợp thông tin báo cáo của mô hình Tổng Kế toán Nhà nước”.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
1.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán.
1.2.1. Xây dựng Thông tư về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
1.2.2. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
1.2.3. Xây dựng Thông tư hướng dẫn một số nội dung đã quy định trong Luật Kiểm toán độc lập thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Tài chính (như: Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp).
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.
2.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
2.1.1. Xây dựng các Thông tư ban hành 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
2.1.2. Xây dựng Tài liệu hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
2.1.3. Xây dựng các Thông tư ban hành một số Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (VFRS) (Trong đó đặc biệt cả các VFRS về công cụ tài chính) trên cơ sở các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS).
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
2.1.4. Xây dựng các Tài liệu hướng dẫn các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (VFRS).
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 -2015.
2.1.5. Xây dựng lộ trình nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng và ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, đồng thời triển khai nghiên cứu, xây dựng các Chuẩn mực kế toán công theo cơ sở dồn tích (giai đoạn 1).
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
2.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
2.2.1. Phổ biến, đào tạo, hướng dẫn áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
2.2.2. Cập nhật bổ sung và ban hành 11 Chuẩn mực kiểm toán còn lại.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
3. Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
3.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
3.1.1. Xây dựng Đề án mở rộng quy mô, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề, tăng cường đội ngũ kế toán viên hành nghề và đẩy mạnh kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
3.1.2. Xây dựng Đề án nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường lực lượng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán nói chung và hoạt động hành nghề kế toán nói riêng.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
3.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
3.2.1. Xây dựng Đề án mở rộng quy mô, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề, tăng cường đội ngũ kiểm toán viên hành nghề và đẩy mạnh kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
3.2.2. Xây dựng Đề án triển khai quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý, cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013; Tiếp tục hoàn thiện: Năm 2014 – 2015.
3.2.3. Xây dựng Đề án đổi mới cách thức tổ chức ôn, thi, cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 – 2015.
3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, chế tài xử lý, tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán góp phần nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp kiểm toán; Hoàn thiện bảng chấm điểm hệ thống và chấm điểm kỹ thuật trên cơ sở cập nhật những nội dung mới của 37 chuẩn mực kiểm toán ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính.
a) Cơ quan chủ trì: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
3.2.5. Xây dựng kế hoạch tham gia các thỏa thuận quốc tế (đa phương và song phương) trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong khối ASEAN và giữa Việt Nam với các nước Anh, Úc… và các nước khác nhằm đạt được sự thừa nhận lẫn nhau về trình độ, hành nghề của kiểm toán viên hành nghề, từ đó mở rộng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện bước 1: Năm 2013 – 2015.
3.2.6. Đề án xây dựng 2 Doanh nghiệp Kiểm toán Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm Big Four vào năm 2020.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị, doanh nghiệp kiểm toán có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015 (Giai đoạn 1).
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.
4.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán; tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính và Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 -2015.
4.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc nâng dần tần suất kiểm tra, tăng số lượng doanh nghiệp được kiểm tra (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo vụ việc), hoàn thiện cách thức kiểm tra và tự kiểm tra, hoàn thiện bảng chấm điểm (kể cả hệ thống và kỹ thuật) theo các chuẩn mực kiểm toán mới ban hành và tăng cường xử phạt vi phạm theo Nghị định xử phạt về kế toán, kiểm toán độc lập.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
5. Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
Lập Đề án củng cố tổ chức bộ máy của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán thành Đơn vị quản lý theo lĩnh vực với chức năng vừa hoạch định chính sách, vừa thực hiện quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
6. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản.
Xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo hướng tự quản, đảm bảo phát huy tối đa vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong việc duy trì đạo đức nghề nghiệp và phát triển trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
7. Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam:
7.1. Tăng cường mối quan hệ với các nước và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế cũng như trong các nước ASEAN… về kế toán, kiểm toán và làm thành viên của Tổ chức quốc tế, khu vực. Thực hiện các cam kết quốc tế, ASEAN.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
7.2. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam tiến dần đến sự phát triển chung của kế toán, kiểm toán Thế giới, khu vực.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
8. Phát triển nguồn nhân lực.
8.1. Tiếp tục thực hiện việc biên soạn tài liệu ôn tập và tổ chức tốt các kỳ thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán để bổ sung nguồn nhân lực cho thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
8.2. Tiếp tục triển khai Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) về “Chương trình phối hợp tổ chức thi kiểm toán viên chuyên nghiệp tại Việt Nam”, phối hợp với ACCA xây dựng đề án đào tạo bổ sung và kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam dành cho hội viên ACCA.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
8.3. Đẩy mạnh tổ chức, triển khai thực hiện cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán trong đó bao gồm cả kiến thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
8.4. Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và đội ngũ nhân viên kế toán.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Bộ, ngành, các Trường Đại học.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2015.
9. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán, kiểm toán.
Xây dựng phần mềm quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, tạo thuận lợi cho việc quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, người hành nghề kế toán, kiểm toán, thuận tiện cho việc khai thác và công khai các thông tin có liên quan đến công tác quản lý hành nghề.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 – 2014.
II. GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, việc triển khai Chiến lược tập trung vào các định hướng lớn sau:
1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán.
1.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
1.1.1. Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; tổng kết 17 năm thi hành Luật Kế toán (năm 2003) và 5 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; đánh giá, đề xuất kiến nghị, những giải pháp tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc kế toán phù hợp với nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hoàn thiện (2016 – 2020).
Theo đó, tiếp tục hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung trong hai lĩnh vực kế toán nhà nước và kế toán doanh nghiệp.
1.1.2. Hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp trên cơ sở cập nhật những thay đổi của Chuẩn mực kế toán và Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam.
1.1.3. Xây dựng và hoàn thiện Thông tư hướng dẫn kế toán cho các nghiệp vụ và lĩnh vực đặc thù:
(1) Thông tư hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh (2016 – 2018).
(2) Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng (2016 – 2018).
(3) Thông tư hướng dẫn kế toán cho các lĩnh vực đặc thù Trung tâm lưu ký chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn kinh tế,… (2016 – 2018).
(4) Xây dựng Chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho mô hình Tổng kế toán Nhà nước ở Việt Nam (2016 – 2020).
1.1.4. Xây dựng Thông tư ban hành các Chuẩn mực kế toán đặc thù (Khai khoáng; Nông nghiệp;…).
1.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
1.2.1. Tổ chức triển khai và đánh giá, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập (2016 – 2020).
1.2.2. Xây dựng Nghị định quy định về Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (2016 – 2018).
2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.
2.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
2.1.1. Xây dựng Thông tư ban hành bổ sung (hoặc cập nhật) các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (Ban hành các Chuẩn mực còn thiếu so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hoặc ban hành các chuẩn mực cập nhật mới). Đánh giá, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các doanh nghiệp hoạt động đặc thù. Kết quả là tạo lập được hệ thống Chuẩn mực kế toán đầy đủ, hoàn thiện, phù hợpvới nền kinh tế thị trường phát triển (2016 – 2020).
2.1.2. Xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (2016 – 2020).
2.1.3. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nhà nước trên cơ sở hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế (Theo nguyên tắc dồn tích) (2016 – 2020) (giai đoạn 2).
2.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
2.2.1. Đánh giá việc áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính (2016-2020).
2.2.2. Tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán giai đoạn 2016 – 2020. Tổ chức đánh giá, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Kết quả là hệ thống Chuẩn mực kiểm toán đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển.
3. Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
3.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
3.1.1. Mở rộng quy mô số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cường đội ngũ kế toán viên hành nghề và tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ dịch vụ kế toán (2016 – 2020).
3.1.2. Triển khai Đề án tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán nói chung và hoạt động hành nghề kế toán nói riêng (2016 – 2017).
3.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
3.2.1. Tiếp tục tham gia các thỏa thuận quốc tế cả về đa phương và song phương trong lĩnh vực kiểm toán nhằm đạt được sự thừa nhận lẫn nhau về trình độ, hành nghề của kiểm toán viên hành nghề, từ đó mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán (2016 – 2020).
3.2.2. Tiếp tục (giai đoạn 2) xây dựng 2 Công ty kiểm toán của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm Big Four (2016 – 2020).
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.
4.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
4.1.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo vụ việc); Hoàn thiện quy chế tự kiểm tra và quy chế kiểm tra kế toán; Tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Kết quả đến năm 2020 thể chế được hoàn thiện, việc triển khai đi vào nề nếp (2016 – 2020).
4.1.2. Hoàn thiện quy chế tự kiểm tra và quy chế kiểm tra kế toán nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán nhà nước thông qua việc kiểm tra thực hiện chế độ kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo vụ việc) (2017 – 2018).
4.1.3. Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính nhằm đảm bảo công khai thông tin cũng như tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế trong nền kinh tế (2017 – 2018).
4.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc nâng dần tần suất kiểm tra, tăng số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, hoàn thiện cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra, hoàn thiện bảng chấm điểm theo các chuẩn mực kiểm toán mới ban hành. Phấn đấu đến năm 2020 thể chế được hoàn thiện, việc triển khai đi vào nề nếp; tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nền kinh tế được kiểm toán và được cung cấp dịch vụ kế toán tăng 55-60% (2010 – 2020).
5. Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án củng cố, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính đảm bảo thực hiện chức năng hoạch định chính sách và quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán về biên chế và mô hình tổ chức.
6. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản.
Xây dựng Đề án tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thông qua việc nâng cao chất lượng triển khai các công việc do Bộ Tài chính chuyển giao thực hiện (2016 – 2020).
7. Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam.
Xây dựng Đề án nghiên cứu các mô hình của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; về phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán; về mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán, kiểm toán (2016 – 2020).
8. Phát triển nguồn nhân lực.
8.1. Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam (2016 – 2020).
8.2. Xây dựng Đề án đổi mới mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề (2016 – 2020)
9. Xây dựng hệ thống thông tin kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở công nghệ hiện đại.
Xây dựng Đề án thiết lập hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán như thiết lập các Website, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề trực tuyến; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán (2016 – 2020).
Nghị định 140/2016/NĐ-CP lệ phí trước bạ
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
Quyết định 98/2001/QĐ-BTC Quy định thi nâng ngạch Kế toán viên sơ cấp lên ngạch Kế toán viên trung cấp và ngạch Kế toán viên sơ cấp, Kế toán viên trung cấp lên ngạch Kế toán viên
BỘ TÀI CHÍNH ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Thông tư 38/2013/TT-NHNN quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thông tư số 95/2016/TT-BTC Hướng dẫn về đăng ký thuế
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường