Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg Về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTG ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 43/2012/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH Về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTG ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước _______________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước, Điều 1. Sửa đổi tên gọi của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg) thành “Quyết định về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức quản lý một số ngành, nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu”. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg như sau: “Điều 1. Quy định một số chế độ đặc thù áp dụng đối với công nhân, nhân viên, viên chức quản lý làm việc ở một số ngành, nghề trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu như sau: 1. Chế độ ăn định lượng tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế gồm: a) Mức 77.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân đèn luồng từ cửa biển vào cảng; công nhân, nhân viên trong thời gian đo đạc, chụp ảnh hàng hải thành lập bản đồ địa hình, bản đồ biển. b) Mức 93.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân khai thác khoáng sản trong hầm lò, công nhân cơ điện lò, công nhân vận hành máy liên hợp đào lò và khai thác khoáng sản trong hầm lò; lái đầu máy và phụ lái đầu máy xe lửa; công nhân, nhân viên làm công việc áp tải, chuyển tải, giao nhận than trên biển; thuyền viên tàu vận tải biển, tàu công trình biển, tàu thả phao ngoài biển, tàu địa vật lý, hộ tống, dịch vụ, tiếp tế làm việc trên biển; nhân viên hoa tiêu hàng hải (trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản này); kiểm soát viên không lưu, nhân viên trực tiếp vận hành, sửa chữa thiết bị thông tin, dẫn đường hàng không; nhân viên thông báo tin tức hàng không; nhân viên hiệp đồng thông báo bay; công nhân kỹ thuật trực tiếp sửa chữa máy bay; công nhân, nhân viên kỹ thuật theo chuyến bay và tiếp viên hàng không; thành viên tổ kỹ thuật chụp ảnh trên máy bay. c) Mức 108.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Thợ lặn; thuyền viên tàu đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng thủy sản đi biển xa có công suất từ 800 sức ngựa trở lên; tàu trục vớt, cứu hộ; tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải; nhân viên hoa tiêu hàng hải làm nhiệm vụ dẫn tàu chở dầu từ các giàn khoan ngoài biển. d) Mức 170.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Thành viên tổ lái máy bay; công nhân, nhân viên làm việc trên các tàu vận tải biển trong thời gian đi nước ngoài; công nhân đào lò giếng đứng, khai thác than khoáng sản trong hầm lò độ sâu trên 100 mét; công nhân, nhân viên làm việc tại các luồng tàu biển, các trạm đèn biển (trừ đối tượng đã áp dụng mức ăn định lượng theo quy định tại Điểm đ Khoản này); đ) Mức 232.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên là người Việt Nam làm việc tại các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí trên biển; công nhân, nhân viên làm việc tại các trạm đèn biển thuộc quần đảo Trường Sa và các trạm đèn biển nằm biệt lập cách đất liền trên 20 hải lý. Mức ăn định lượng nêu trên, người lao động đóng góp từ lương bằng 30% mức được hưởng, doanh nghiệp chi 70% còn lại và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh. Người lao động hưởng chế độ ăn định lượng thì không được hưởng chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật theo quy định. 2. Chế độ thưởng an toàn gồm 2 mức 15% và 20% tính theo lương cấp bậc, chức vụ, áp dụng đối với công nhân, nhân viên một số nghề có điều kiện lao động đặc thù. Đối tượng áp dụng chế độ thưởng an toàn quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. 3. Phụ cấp thợ lặn gồm các mức từ 0,1 đến 1,0 tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, áp dụng đối với thợ lặn sâu hơn 3 m, tùy theo độ sâu được áp dụng phụ cấp tính theo giờ lặn thực tế. 4. Phụ cấp đi biển mức 232.000 đồng/ngày áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên trong những ngày thực tế làm việc trên các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí, các công trình dầu khí trên biển, các tàu trục vớt, cứu hộ, cứu nạn hàng hải, tàu công trình biển, tàu thả phao ngoài biển, tàu hộ tống dịch vụ, tiếp tế làm việc trên biển, vận hành luồng tàu biển; công nhân, nhân viên vận hành đèn biển tại các đảo biệt lập xa đất liền; nhân viên hoa tiêu làm nhiệm vụ dẫn tàu ngoài biển. 5. Chế độ thiếu nước ngọt áp dụng đối với những vùng thiếu nước ngọt theo mùa.” Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012. 2. Bãi bỏ Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này. 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng |
Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng 2019
Ngày 16/11/2018, chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người [...]
- Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
CHÍNH PHỦ Số: 61/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 9 tháng [...]
- Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc
- Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP