Rút BHXH bắt buộc 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
Nhiều người lao động thắc mắc rằng sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không? LawKey xin gửi thông tin tới bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm có:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Do vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là hai chế độ tham gia khác nhau của người lao động.
Điều kiện bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 45 Luật Việc làm 2013, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hơn nữa, người lao động có thể bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013:
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Điều kiện hưởng bảo hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần
Theo Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, để được lấy BHXH một lần, người lao động phải có yêu cầu và đồng thời thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
– Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
– Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Như vậy có thể kết luận, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là hai chế độ khác nhau. Việc rút bảo hiểm xã hội bắt buộc 1 lần không ảnh hưởng tới việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là nội dung bài viết rút bảo hiểm xã hội bắt buộc 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động tối đa là bao lâu?
Theo quy định pháp luật thì thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động tối đa là bao lâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Cách xác định thời điểm hưởng lương hưu hiện nay
Bài viết dưới đây LawKey gửi tới bạn đọc cách xác định thời điểm hưởng lương hưu hiện nay theo quy định tại Thông [...]