Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Những trường hợp nào bên thế chấp được rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, gia đình tôi có thế chấp 05 mảnh đất trị giá tương đương 100 tỷ đồng để đầu tư vào dự án của công ty. Hiện nay, gia đình cần rút sổ đỏ của 02 mảnh đất. Trường hợp này gia đình tôi có được quyền rút sổ đỏ đó không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Thế chấp tài sản là gì?
Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự
Hiệu lực của thế chấp tài sản
Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Tài sản thế chấp
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
– Rút bớt tài sản bảo đảm;
– Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
– Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
+ Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
– Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Xem thêm: Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký sau đây:
– Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
– Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành )
+ Hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực)
H+ hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp, thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận).
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Anh/ chị có quyền rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể điều kiện rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Ngân hàng nhận thế chấp có thể chấp nhận việc bạn rút bớt tài sản bảo đảm tùy thuộc vào vào số dư nợ còn lại của khoản vay, giá trị các tài sản bảo đảm còn lại cũng như chính sách của từng ngân hàng hay hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng mà bạn và ngân hàng đã ký
Ví dụ: – Trường hợp tài sản anh/chị rút ra trị giá 1 tỷ đồng và số nợ là 1 tỷ 500 triệu đồng, nếu bạn đóng đủ số nợ 1 tỷ 500 triệu đồng để chuộc tài sản thì ngân hàng có thể đồng ý việc anh/chị rút tài sản đó.
– Trường hợp nếu số tiền anh/chị chuộc là 1 tỷ 500 triệu đồng để rút tài sản bảo đảm ra và số nợ còn lại là 2 tỷ 500 triệu đồng mà các tài sản bảo đảm còn lại cộng lại nhỏ hơn 2 tỷ 500 triệu đồng thì ngân hàng có thể không đồng ý cho anh/chị rút tài sản đó.
Trên đây là nội dung Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Các trường hợp miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê
Các trường hợp nào cá nhân, tổ chức được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê? Hãy cùng LawKey [...]
Đất nằm trong quy hoạch có được mua bán không?
Người dân có được mua bán đất nằm trong quy hoạch không? Trình tự thủ tục chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch có được [...]