Quy định về sáng chế và kiểu dáng công nghiệp hiện nay
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được quy định và điều chỉnh tại Luật Sở hữu công nghiệp. Lawkey sẽ đưa ra một số điểm giống và khác nhau của hai loại đối tượng này:
Điểm giống nhau
– Đều là đối tượng sáng tạo mang đặc tính kĩ thuật áp dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
– Xác lập trên cơ sở đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
– Đều phải đáp ứng 3 điều kiện bảo hộ gồm: tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.
– Các quyền chung: Quyền đăng ký (Điều 86); Quyền của chủ sở hữu (Điều 123); Quyền tạm thời (Điều 131); Quyền sử dụng trước (Điều 134).
Điểm khác nhau
Tiêu chí | Sáng chế | Kiểu dáng công nghiệp |
Bản chất | Là giải pháp kĩ thuật giải quyết 1 vấn đề về mặt kĩ thuật. Có mục đích giải quyết vấn đề, có công dụng và tính năng vượt trội. | Thiết kế mang tính thẩm mĩ, mĩ thuật, không có chức năng kĩ thuật |
Điều kiện bảo hộ | Điều kiện cao hơn: yêu cầu có trình độ sáng tạo (căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài; sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng) | Điều kiện thấp hơn: tính sáng tạo (căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài; kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.) |
Thời hạn bảo hộ | 20 năm kể từ ngày nộp đơn (Khoản 2 Điều 93 Luật SHTT) | 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. (Khoản 4 Điều 93 Luật SHTT) |
Giới hạn quyền | -Trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế: Điều 145 – Nghĩa vụ sử dụng sáng chế và cho phép sử dụng sáng chế: Điều 136 và 137 | Quyền sử dụng trước: Điều 134 |
Trên đây là một số nội dung So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey để được giải đáp.
Xem thêm: Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh
Sáng chế là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Sáng chế là gì? Đặc điểm của sáng chế? Điều kiện và đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt [...]
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề thường gặp. Nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở [...]