Sổ BHXH bị rách bìa có làm lại được không?
Sổ BHXH bị rách bìa có làm lại được không? Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không?
Theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu không có sổ BHXH người lao động sẽ không được giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
Sổ BHXH bị rách bìa có làm lại được không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 29 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Cấp lại sổ BHXH do:
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch;
- Sổ BHXH do mất, hỏng;
- Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.
Theo đó, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy, theo quy định nêu trên sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa được coi là trường hợp bị hỏng bìa nên khi thực hiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội có thể sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, khi sổ bảo hiểm xã hội bị rách cá nhân có thể đề nghị cơ quan BHXH để cấp lại sổ BHXH khi bị rách bìa sổ.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Chương IV Quy trình ban hành tại Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về thủ tục cấp lại sổ BHXH như sau:
Bước 1
Lập đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
♣ Người tham gia:
- Người lao động: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người tham gia BHXH tự nguyện: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
♣ Người SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
- Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.
Bước 4
Nhận kết quả giải quyết là sổ BHXH.
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
(Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
>>Xem thêm: Quy định về mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024
Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định hiện nay
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc, để di chúc có hiệu lực thực thi phải tuân [...]
Thủ tục đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián [...]