Sở hữu chung cộng đồng tại Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào?
Sở hữu chung cộng đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được hiểu như thế nào? Luật quy định chủ sở hữu trong quan hệ sở hữu này có những quyền và nghĩa vụ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà thờ tổ của dòng họ Trần được xây dựng trên mảnh đất thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ. Trần Văn X là cháu đích tôn trưởng của dòng họ và là người chịu trách nhiệm hương khói, dọn dẹp và trông coi nhà thời tổ. Vì nhà thờ tổ được xây dựng lâu đời nên phần mái và cột nhà có dấu hiệu xuống cấp. Do đó, dòng họ Trần họp lấy ý kiến của cả dòng họ về việc tu sửa nhà thờ tổ và được tất cả mọi người đồng thuận, nhất trí. X cùng cả họ đã ký vào biên bản đồng thuận tu sửa nhà thờ tổ.
Sau khi thi công được khoảng 03 tháng thì anh X không cho thi công nữa vì đất đấy là của cá nhân gia đình và đề nghị cả họ phải công nhận. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, cháu trưởng họ có được phép làm như vậy không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về sở hữu chung như sau:
– Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
– Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Xem thêm: Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Sở hữu chung của cộng đồng
Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Sở hữu chung hợp nhất
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Xem thêm: Sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Căn cứ vào quy định của pháp luật về Sở hữu chung của cộng đồng, có thể thấy mảnh đất và nhà thờ tổ được xây dựng trên mảnh đất đó là thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ Trần.
Do đó, mỗi người trong dòng họ là một chủ sở hữu và mỗi người này đều có quyền cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cả dòng họ. Người cháu trưởng chỉ là một trong những chủ sở hữu chung của tài sản, không thể tự ý quyết định mảnh đất thờ đó thuộc về riêng một cá nhân nào.
Trên đây là nội dung Sở hữu chung của cộng đồng được hiểu như thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng là khi nào?
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng là khi nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thời điểm thẻ BHYT [...]
Vợ chồng có thu nhập bao nhiêu một tháng mới được mua nhà ở xã hội?
Vợ chồng có thu nhập bao nhiêu một tháng mới được mua nhà ở xã hội? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]