Không bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch
Theo quy định pháp luật, Không bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong các giao dịch như sau:
Quy định pháp luật về sử dụng con dấu
Nghị định 58/2001/NĐ-CP trước đây quy định: Con dấu được sử dụng trong các …tổ chức kinh tế, …. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Tuy nhiên Nghị định 58/2001/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 99/2016/NĐ-CP. Theo nghị định mới: Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp không được điều chỉnh bởi Nghị định về quản lý con dấu nữa mà được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.
Xem thêm: Quy định về con dấu công ty
Hướng dẫn thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp
Hộ kinh doanh được sử dụng con dấu
Trường hợp không bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch
Theo Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đặc biệt tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“3.Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4.Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu”
Như vậy, khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác. Nếu Điều lệ công ty không có quy định bắt buộc phải sử dụng con dấu hoặc các bên trong giao dịch không yêu cầu thì việc có con dấu hay không có con dấu đóng trên văn bản, giấy tờ không làm ảnh hưởng đến tính pháp lý của giao dịch. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế đối với các quy định của pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu kèm theo.
Trên đây là nội dung tư vấn LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh hoạt động Wushu
Doanh nghiệp muốn kinh doanh hoạt động Wushu cần đáp ứng những điều kiện nào? Thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh [...]
Phương thức xử lý công ty thành lập nhưng không hoạt động
Phương thức xử lý công ty thành lập nhưng không hoạt động như thế nào? Hãy cùng Chìa Khoá pháp luật tìm hiểu qua bài viết [...]