Sử dụng giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ là gì?
Nghiệp vụ thị trường tiền tệ là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm quản lý thị trường tiền tệ. Một trong các công cụ Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong nghiệp vụ này là giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá (do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành) được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm: Nghiệp vụ thị trường mở; Nghiệp vụ tái cấp vốn; Cầm cố giấy tờ có giá; Ký quỹ giấy tờ có giá.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
1.Nghiệp vụ thị trường mở
– Ngân hàng Nhà nước mua hẳn hoặc mua kỳ hạn giấy tờ có giá
+ Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua hẳn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.
+ Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên phải thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá.
– Ngân hàng Nhà nước bán hẳn hoặc bán kỳ hạn giấy tờ có giá
+ Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán hẳn, thành viên phải thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.
+ Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên phải bán lại giấy tờ có giá trong hợp đồng cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
– Sau khi nhận được đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá của thành viên, trường hợp chấp nhận đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu.
– Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn chiết khấu.
3. Nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của (VAMC)
– Sau khi thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị vay vốn bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, trái phiếu mua nợ theo giá thị trường của VAMC và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của thành viên, thành viên chuyển giao các giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố hoặc trái phiếu đặc biệt, trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của VAMC cho Ngân hàng Nhà nước.
– Trường hợp thành viên có nhu cầu đổi giấy tờ có giá hoặc sau khi thành viên hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi, căn cứ vào đề nghị hoàn trả hoặc đổi giấy tờ có giá của thành viên và chứng từ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
– Sau khi nhận được đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện phong tỏa, chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.
– Ngân hàng Nhà nước giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố của thành viên trong trường hợp giấy tờ có giá cầm cố của thành viên đến hạn thanh toán hoặc thành viên dùng giấy tờ có giá khác để thay thế hoặc khi thành viên không còn nhu cầu duy trì hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
– Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
>>>Xem thêm Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?
Theo quy định thì cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Quy định công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh
Quy định công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản [...]