Sử dụng smartphone không cài đặt ứng dụng phòng dịch sẽ bị xử phạt
Ngày 29/5/2021, Bộ Y tế giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt các trường hợp sử dụng smartphone nhưng không thực hiện cài đặt ứng dụng phòng dịch tại Quyết định 2666/QĐ-BYT.
Ngày 29/5/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2666/QĐ-BYT giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt các trường hợp sử dụng smartphone nhưng không thực hiện cài đặt ứng dụng phòng dịch. Vậy người dân cần phải cài đặt ứng dụng phòng dịch như thế nào để không bị xử phạt?
Các ứng dụng cần cài đặt
1. Ứng dụng VHD (VietNam Health Decleration) và tokhaiyte.vn
VHD và Tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế (bắt buộc); khai báo y tế toàn dân; cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày đối với người dân trong khu vực cách ly (bắt buộc), ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng. Tokhaiyte.vn là nơi cung cấp và tạo ra mã QR cho các điểm kiểm dịch, cơ quan, trụ sở làm việc, khu công nghiệp, chung cư, trường học,…
2. Ứng dụng Bluezone
Bluezone cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Bluezone cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân; ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng, gửi bản tin thông báo đến người dân.
3. Ứng dụng NCOVI
NCOVI cho phép người dân thực hiện khai báo y tế toàn dân, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày (tự nguyện); ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.
Hướng dẫn cài ứng dụng phòng dịch Covid đối với người dân
– Người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.
– Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế (VHD) và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.
– Sử dụng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để thực hiện khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình.
– Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.
Khai báo y tế lần đầu
– Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử lần đầu tại một trong những ứng dụng khai báo y tế. Sau khai báo, nhận mã QR của hệ thống tạo ra (có thể in ra, hoặc lưu trong điện thoại) phục vụ dùng khai báo y tế về sau.
– Khi cần cập nhật khai báo y tế, người dân có thể khai báo/cập nhật thông tin trên web hoặc trên các ứng dụng di động.
Thông tin khai báo bao gồm:
– Thông tin chung: Họ và tên; Số điện thoại; Số hộ chiếu/CMND/CCCD/Mã thẻ BHYT; Năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Địa chỉ: tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, Số nhà, phố, tổ dân phố/thôn/đội.
– Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?
– Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi).
Khai báo cập nhật thông tin về triệu chứng hay thông tin dịch tễ
– Người dân khai báo trên web hoặc trên các ứng dụng di động.
– Thực hiện khai báo y tế/cập nhật khai báo khi có triệu chứng, yếu tố dịch tễ hoặc theo yêu cầu của chính quyền các cấp.
Thông tin khai báo bao gồm:
– Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?
– Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi).
Người bệnh/Người nhà/Khách tới làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh
– Đối với người không có các triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ cần khai báo: Di chuyển qua luồng màu xanh:
+ Đưa mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) qua máy quét/cho cán bộ kiểm soát quét;
+ Hoặc cung cấp số điện thoại cho cán bộ kiểm soát nhập vào.
– Đối với người có các triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ cần khai báo: Di chuyển qua luồng màu đỏ:
+ Đưa mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) qua máy quét/cho cán bộ kiểm soát quét;
+ Khai báo thông tin triệu chứng/hoặc dịch tễ.
Trên đây là nội dung Sử dụng smartphone không cài đặt ứng dụng phòng dịch sẽ bị xử phạt Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Các hành vi bị xử phạt trong việc phòng chống dịch bệnh COVID 19
Trốn cách ly y tế có thể bị xử lý hình sự và phạt tù đến 12 năm
Đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Hợp đồng lao động mùa vụ là gì? Khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người [...]
Tách hộ có phải làm lại CCCD không?
Tách hộ khỏi nhà chồng thì cần phải làm lại Căn cước công dân hay không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]