Sử dụng tem kiểm định giả sẽ bị xử lý thế nào?
Đối với hành vi sử dụng tem kiểm định giả thì bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng tem kiểm định giả
Theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt tiền phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Như vậy, Hành vi sử dụng tem kiểm định giả chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Sử dụng tem kiểm định giả có thể bị xử lý hình sự
Hành vi sử dụng tem kiểm định giả nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
- Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi sử dụng tem kiểm định giả có thể bị phạt tù cao nhất đến 07 năm.
>>Xem thêm: Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì?
Trên đây là bài viết về: Sử dụng tem kiểm định giả sẽ bị xử lý thế nào?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Bất động sản và động sản theo quy định của pháp luật gồm những gì?
Bất động sản và động sản là hai tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu. Bất động sản và động sản [...]
Hợp đồng mua bán chứng khoán là gì? Các điều khoản cơ bản
Khi công ty chứng khoán tự doanh chứng khoán cũng cần thực hiện ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán với khách hàng. Vậy [...]