Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là công cụ nợ của ngân hàng phát hành. Vậy sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
1.Chứng chỉ tiền gửi là gì?
– Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để có thể huy động được vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
– Hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi cơ bản đó là:
+ Chứng chỉ tiền gửi ghi danh
+ Chứng chỉ tiền gửi vô danh
+ Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ
2.Trái phiếu là gì?
– Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (Theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010)
– Đối tượng phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ) về thời hạn và lãi suất và những quy định khác sẽ do bên phát hành quy định. Khi phát hành trái phiếu, mệnh giá trái phiếu thường là 100000VNĐ hoặc là bội của 100000VNĐ.
– Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện mua lại trái phiếu do chính mình phát hành khi có phương án mua lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức tín dụng do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ phát hành trái phiếu riêng lẻ, phương án mua lại phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại văn bản chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của năm tài chính.
– Tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu theo quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Nguyên tắc phát hành trái phiếu
+ Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP, quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ các quy định tại Luật Chứng khoán, quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan
– Điều kiện phát hành trái phiếu
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày khai trương hoạt động.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh theo báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kề trước năm đề nghị phát hành và kết quả hoạt động kinh doanh đến quý gần nhất phải có lãi.
Ngoài ra còn các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
3.Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu
Dù đều là công cụ nợ của ngân hàng tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu khác biệt rất lớn ở chỗ gian thanh toán vốn gốc, lãi khác nhau:
– Trái phiếu có thời hạn thanh toán gốc và lãi thông thường hiện nay là 5 năm.
– Chứng chỉ tiền gửi lại có nhiều kỳ hạn thanh toán khác nhau có thể là 1 tháng, 2 hay 3 hoặc 5 tháng hoặc có thể là không có kỳ hạn.
>>>Xem thêm Quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có gì khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân [...]
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
Thẩm định viên khi đáp ứng các điều kiện hành quy định thì được phép hành nghề. Luật giá 2012 quy định các quyền [...]