Sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự
Việc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng là nghĩa vụ của các bên và là quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, Luật Dân sự 2015 đã quy định các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các bên không thực hiện đúng thỏa thuận. Trong đó, việc xảy ra sự kiện bất khả kháng là một trường hợp ngoại lệ.
Trên thực tế, có những biến cố xảy ra khiến hợp đồng dân sự không được thực hiện một cách suôn sẻ, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và xảy ra không phải do lỗi của các bên.
Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về nội dung này tại Điều 156.“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố:
- Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
- Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
- Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng các như tắc biên, mất điện, lỗi mạng, …là trường hợp ngoại lệ để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành gây ra thiệt không phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của Lawkey, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ Lawkey.
Thành lập trung tâm ngoại ngữ và những vấn đề pháp lý
Thành lập trung tâm ngoại ngữ cần đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, nếu không có đầy [...]
Ưu điểm và nhược điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Vậy phương thức giải [...]