Tác phẩm khuyết danh theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều tác phẩm xuất hiện trên các bài báo, trang mạng mà không xác định được tác giả. Vậy Luật Sở hữu trí tuệ quy định thế nào về các tác phẩm này? Tác phẩm khuyết danh có được bảo hộ và quy định giống như tác phẩm khác không?
Tác phẩm khuyết danh là gì?
Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
Tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu của ai?
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân khác quản lý tác phẩm trược khi danh tính của tác giả được xác định.
Chuyển nhượng quyền
Việc hưởng quyền được thực hiện như sau:
– Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm được chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền như trên được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Sử dụng tác phẩm
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Xin phép sử dụng;
– Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
– Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
Lưu ý, ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm không cần thực hiện các nghĩa vụ nêu trên:
– Trường hợp tác phẩm do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.
– Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ nêu trên tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
Trên đây là một số nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey.
Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ có thể được gia hạn, chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Lawkey sẽ [...]
Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về doanh nghiệp đều quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy, [...]