Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Để đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, pháp luật có đưa ra một số biện pháp áp dụng như sau:
Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng
Khi tái hòa nhập cộng đồng, người chấp hành xong án phạt tù có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là gặp phải nhiều định kiến, kỳ thị từ cộng đồng.
Chính vì vậy, việc thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù là điều cần thiết.
Đồng thời, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.
Xem thêm: Một số vấn đề chung về tái hòa nhập cộng đồng hiện nay
Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
Để có thể hòa nhập cộng đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả, thì biện pháp trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý giữ vị trí quan trọng. Điều 10 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Về biện pháp trợ giúp tâm lý
Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú.
Về việc hỗ trợ thủ tục pháp lý
Người chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết khi là người tham gia tố tụng hình sự; là đương sự tham gia tố tụng dân sự, hành chính; khi thực hiện các giao kết hợp đồng dân sự; làm thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích, đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
Các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người đã chấp hành xong án phạt tù góp phần rất lớn trong việc đảm bảo tái hào nhập cộng đồng cho nhóm đối tượng này. Điều 11 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
– Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, vốn tạo việc làm; được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
– Được Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Xem thêm: Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù theo quy định hiện nay
Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định hiện nay
Các biện pháp hỗ trợ khác
Bên cạnh các biện pháp chính quy định trên, Điều 12 Nghị định 49/2020/NĐ-CP còn quy định thêm một số biện pháp khác nhằm bảo đảm tài hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong án phạt tù như sau:
– Chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
– Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
– Được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Xem thêm: Tổ chức thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt là gì?
Ban kiểm soát đặc biệt được lập ra để giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Vậy nhiệm vụ, quyền [...]
Người được đặc xá có đương nhiên được xóa án tích không?
Người được đặc xá có đương nhiên được xóa án tích không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Người [...]