Cộng dồn các vụ tai nạn lao động hưởng trợ cấp
LawKey xin gửi tới bạn đọc những điều cần biết về vấn đề cộng dồn các vụ tai nạn lao động để hưởng trợ cấp có được không theo quy định pháp luật hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là quân nhân. Năm 2018 trên đường đi làm về tôi bị tai nạn giao thông. Tôi bị suy giảm 15% sức khỏe và được nhận trợ cấp từ cơ quan. Tháng trước tôi lại một lần nữa bị tai nạn và lần này bị suy giảm 10%. Không biết tôi hưởng trợ cấp theo từng lần hay cộng dồn các vụ tai nạn này để tính? Tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc cộng dồn trợ cấp tai nạn lao động
Căn cứ điểm b khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Thông tư 124/2015/TT-BQP quy định về điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động như sau:
– Điều kiện người lao động được trợ cấp
Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp: Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự Quân đội hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn).
– Nguyên tắc trợ cấp
Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
– Mức trợ cấp
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động khi người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương).
Như vậy, người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự Quân đội hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn) mà suy giảm khả năng lao động từ 5% sẽ được nhận trợ cấp.
Và theo quy định việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Xem thêm : Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thứ hai, về mức trợ cấp trong trường hợp trên
Anh/chị cho biết mình là quân nhân. Năm 2018 trên đường đi làm anh/chị bị tai nạn giao thông nếu tại địa điểm và thời gian hợp lí với mức suy giảm khả năng lao động 15% thì được xác định là tai nạn lao động. Tháng trước anh/chị lại một lần nữa bị tai nạn và lần này bị suy giảm 10%. Đối chiếu quy định trên anh/chị chỉ được tính hưởng trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động 10% của lần này. Cụ thể mức trợ cấp của anh/chị được xác định bằng 0,6 tháng tiền lương hiện tại.
Xem thêm:Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ được hưởng
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau tai nạn lao động theo quy định pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn về Vấn đề cộng dồn các vụ tai nạn lao động hưởng trợ cấp LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện nay như thế [...]
Phụ lục hợp đồng là gì theo quy định pháp luật?
Phụ lục hợp đồng là gì? Để nắm rõ các quy định pháp luật, Lawkey sẽ gửi tới bạn đọc những điều cần lưu ý về [...]