Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định pháp luật?
Tài sản cố định là những tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kì sản xuất. Vậy phân loại tài sản cố định như thế nào?
1.Phân loại tài sản cố định
Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp bao gồm:
– TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là TSCĐthuê hoạt động.
– TSCĐ tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
2.Đặc điểm của tài sản cố định
Tài sản cố định tham gia nhiều quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Giá trị tài sản cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
– TSCĐ không thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu cho đến khi bị hư hỏng hoàn toàn.
– Tuy nhiên, năng lực sản xuất của tài sản cố định bị giảm đi do hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Trong đó bao gồm:
+ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do thời gian, cường độ sử dụng tài sản cố định; việc chấp hành qui trình trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ…
+ Hao mòn vô hình: là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
3.Mục đích của việc trích khấu hao tài sản cố định
– Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ.
– Nguyên giá TSCĐ:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
– Trích khấu hao TSCĐ là hình thức thu hồi vốn đầu tư của DN xuất phát từ sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ dưới tác động của hao mòn.
– Trong mỗi chu kì sản xuất, người ta tính chuyển 1 phần giá trị tương đương với mức hao mòn TSCĐ vào trong giá thành phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ lượng giá trị này được trích lại để hình thành nên quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư TSCĐ.
>>>Xem thêm Xác định giá gốc hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán hiện nay
Không phải thành lập chi nhánh để kinh doanh bất động sản tại địa phương
Không phải thành lập chi nhánh để kinh doanh bất động sản tại địa phương Theo luật kinh doanh bất động sản 2014, Kinh [...]
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài
Để tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam thì đầu [...]