Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật thì tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được xử lý thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi nào một người bị tuyên bố là đã chết?
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ vào các trường hợp quy định trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
(Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015)
Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được xử lý thế nào?
Cụ thể tại Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo đó, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được xử lý như sau:
♣ Chia thừa kế theo di chúc: Nếu trước khi mất tích, người này có để lại di chúc để phân định tài sản của mình thì những người có tên trong di chúc có thể được phân chia di sản theo di chúc, trừ các trường chia thừa kế theo pháp luật.
♣ Chia thừa kế theo pháp luật: Những trường hợp được chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
>>Xem thêm: Không đăng ký kết hôn, có được hưởng thừa kế?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi
Tôi đang cho bạn thân vay 50 triệu, lãi suất 10k/ngày thì có phạm tội cho vay nặng lãi không? Cho vay với mức lãi suất bao nhiêu [...]
Hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán tài sản theo quy định pháp luật
Hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán tài sản theo quy định pháp luật được hiểu thế nào? Hai loại hợp đồng này có điểm [...]