Tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp này được đảm bảo thực hiện như sau:
Trường hợp áp dụng
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết được quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 dưới đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt tiền đối với người vi phạm.
Xem thêm: Quy định chung về tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Thủ tục áp giải người theo thủ tục hành chính hiện nay
Thời gian tạm giữ
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết và phải giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tiếp nhận tang vật, phương tiện vi phạm
Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản thực hiện các bước quy định tại Điều 12 Nghị định 115/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Kiểm tra quyết định tạm giữ, tịch thu, biên bản tạm giữ, tịch thu và những giấy tờ khác có liên quan.
2. So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với biên bản tạm giữ, tịch thu và bản thống kê về tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; tình trạng niêm phong (nếu có); vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao ký vào sổ.
Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc phân loại từng tang vật, phương tiện và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
Xem thêm: Trình tự thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện
Tang vật, phương tiện sau khi tiếp nhận phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
Việc tạm giữ phải đảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện và chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Trong quá trình tạm giữ, nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.
3. Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Xem thêm: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà được không?
Tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà bằng ứng dụng VNeID được không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
- Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm
Thông tư 53/2017/TT-BTNMT quy định ngưng hiệu lực thi hành Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 53/2017/TT-BTNMT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự [...]