Thẩm quyền của Tòa án nhân dân giải quyết thủ tục phá sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như sau:
Theo Điều 8 Luật Phá sản 2014 thì thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân cụ thể như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, phạm vi giải quyết các vụ việc về phá sản trong Luật Phá sản 2014 so với Luật năm 2004 đã có sự mở rộng hơn, Tòa án nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP thì tài sản ở nước ngoài được xác định là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Doanh nghiệp,hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào thì Tòa án nhân dân tỉnh đó có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
So với Luật Phá sản năm 2004, thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của cả Tòa án nhân dân cấp huyện đã có sự mở rộng về phạm vi. Trước đây, Luật Phá sản năm 2004 xác định Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó, thì Luật Phá sản năm 2014 còn cho phép Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp có trụ sở chính tại quận, huyện. thị xã, thành phố tỉnh đó và không thuộc các trường hợp do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Trên đây là quy định của Luật phá sản năm 2014 về thẩm quyền giải quyết phá sản của Toà án nhân dân, nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Phân biệt hình thức rút vốn bằng chuyển nhượng và yêu cầu mua lại cổ phần
Phân biệt hình thức rút vốn bằng chuyển nhượng và yêu cầu mua lại cổ phần Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, Xin hỏi: [...]
Một số lưu ý trong việc xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
Hiện nay, việc quản lý, cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường được quy định tại Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT. Vậy cần lưu [...]