Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường là gì ? Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ?
♣ Theo Khoản 1 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
“Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đông cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.”
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường.
♣ Các trường hợp triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường bao gồm:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp.
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường
Những người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường được quy định như sau:
Hội đồng quản trị
Khi xét thấy cần thiết vì lợi ích công ty; số lượng thành viên HĐQT, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu thì Hội đồng quản trị có thể triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.
Lưu ý:
Theo Khoản 12 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 thì quyết định của Hội đồng quản trị chỉ được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có thể yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong mọi trường hợp.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên, hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty, có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp sau:
- HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Khi triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cần làm gì ?
Theo Khoản 5 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải thực hiện các công việc sau:
- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp.
- Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông.
- Lập chương trình và nội dung cuộc họp.
- Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp.
- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
- Xác định thời gian và địa điểm họp.
- Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này.
- Công việc khác phục vụ cuộc họp.
>>Xem thêm: Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
Trên đây là bài viết về Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. Quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới công ty dịch vụ kế toán TaxKey – LawKey để được tư vấn.
Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ? Cùng tìm hiểu qua bài viết này [...]
Quyền tự do kinh doanh của công ty
Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều [...]