Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế
Cơ quan Thuế là một trong những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay. Dưới đây là thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế mà chúng tôi gửi đến bạn đọc.
Công chức Thuế đang thi hành công vụ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm
Đội trưởng Đội Thuế
Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội Thuế được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Chi cục trưởng Chi cục Thuế
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chị cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Cục trưởng Cục Thuế
Khoản 4 Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 213/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
CHÍNH PHỦ Số: 213/2013/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng [...]
- Quyết định 1573/QĐ-TLĐ năm 2006 thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong đơn vị kế toán công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 85/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý thuế
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]