Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm
Kiểm lâm được xác định là một trong những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm được quy định như thế nào?
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Xem thêm: Xác định thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm
Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên.
Xem thêm: Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính
Quy định về mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng
Tại khoản 3 Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả như đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Cục trưởng Cục Kiểm lâm
Căn cứ theo khoản 5 Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như đối với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 17/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
CHÍNH PHỦ Số: 17/2016/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 tháng [...]
- Nghị định 58/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
- Thông tư 40/2018/TT-BTC Hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý tiền thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và công ty tnhh một thành viên do nhà nước đầu tư chuyển đổi thành công ty cổ phần
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP
BỘ TÀI CHÍNH Số: 76/2014/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày [...]
- Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế
- Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012