Thành lập nhà hàng như thế nào?
Qua bài viết dưới đây, Lawkey xin chia sẻ với bạn đọc các vấn đề pháp lý mới nhất liên quan đến đăng ký thành lập nhà hàng.
1. Điều kiện thành lập nhà hàng
Nhà hàng được xác định là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống – một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:
Điều kiện về về sinh an toàn thực phẩm
Trước khi nhà hàng đi vào hoạt động phải thực hiện thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục nếu người thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp tỉnh nơi nhà hàng đăng ký hoạt động
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Từ ngày 10/01/2021, tùy vào tổng diện tích kinh doanh hoặc khối tích mà chủ nhà hàng xác định cơ sở bên mình thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy hay cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ; cũng như là cơ quan quản lý trực tiếp, cụ thể như sau:
- Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy: Trường hợp không thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (Danh mục này được quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
- Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ: Có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Cơ quan Công an quản lý : Có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3
- UBND cấp xã quản lý: Có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3
- Đối với nhà hàng có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên sẽ thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ? Hồ sơ xin giấy phép PCCC
Giấy phép bán lẻ rượu (nếu có)
Trường hợp nhà hàng bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại chỗ thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Xem thêm : Dịch vụ đăng ký kinh doanh bán rượu dưới 5 độ 5
2. Việc đăng ký thành lập nhà hàng
Trước khi thực hiện kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Việc xin các loại giấy phép sẽ dễ dàng hơn khi chủ nhà hàng thành lập doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào quy mô hoạt động, quỹ tài chính dự định và khả năng quản lý mà chủ nhà hàng có thể lựa chọn thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cho phù hợp.
Đối với những nhà hàng nhỏ, số lượng vốn ít thì nên lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Mã, ngành, nghề kinh doanh nhà hàng
Khi thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng nên lựa chọn đăng ký tích hợp ngành nghề kinh doanh nhà hàng cùng với các mã ngành nghề kinh doanh khác có liên quan:
- 5610 : Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- 5621 : Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
- 5629 : Dịch vụ ăn uống khác
- 5630 : Dịch vụ phục vụ đồ uống
Trường hợp thành lập hộ kinh doanh thì chủ nhà hàng có thể thực hiện ghi nhận chi tiết nội dung hoạt động kinh doanh mà không bắt buộc phải điền mã ngành nghề
Trường hợp thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải điền mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Trên đây là nội dung bài viết Thành lập nhà hàng theo quy định mới nhất. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
Toàn cầu hóa đang là xu thế của các ngành nghề trong nước hiện nay. Cũng giống như trong nước, việc kinh doanh thương mại [...]
Đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Pháp luật quy định như thế nào về việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? Lawkey xin chia sẻ với bạn [...]