Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp thực hiện thế nào?
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác trong nước cũng như nước ngoài. Vậy trình tự thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp như thế nào?
1. Văn phòng đại diện, chi nhánh là gì?
Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 nêu rõ:
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
2. Địa điểm nộp hồ sơ
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Xem thêm:Văn phòng đại diện và chi nhánh có gì giống và khác nhau?
3. Hồ sơ thành lập
Để thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp cần phải có những giấy tờ như sau:
- Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp;
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
– Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Thông tin đăng kí thuế;
– Họ, tên; nơi cư trú; số CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Trình tự giải quyết hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì Cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết, trong đó thông báo sẽ nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi gửi tới bạn đọc, nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Lawkey.
Địa điểm kinh doanh hàng hóa dịch vụ của cá nhân không phải đăng ký hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hàng hóa dịch vụ của cá nhân không phải đăng ký hộ kinh doanh Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân [...]
Góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên góp vốn thành lập công ty theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào. Sau đây [...]