Thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài
Nhà xuất bản nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Việc thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài được tiến hành theo hướng dẫn dưới đây.
Điều kiện thành lập
Nhà xuất bản nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 195/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 150/2018/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
– Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Xem thêm: Điều kiện phát hành xuất bản phẩm điện tử theo quy định hiện nay
Điều kiện để nhà xuất bản thực hiện xuất bản điện tử
Nội dung hoạt động
Văn phòng đại diện phải tuân thủ quy định của Luật xuất bản, Nghị định 195/2013/NĐ-CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam về văn phòng đại diện và được thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
2. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.
Thành lập văn phòng đại diện
Nhà xuất bản nước ngoài được phép đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để thực hiện các hoạt động trên khi được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép thành lập.
Quy trình cấp phép được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính;
– Giấy tờ chứng minh có trụ sở hoặc hợp đồng thuê trụ sở để làm văn phòng đại diện;
– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bằng tiếng Việt và tiếng Anh có công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ có thể được nộp thông qua hình thức: nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng Internet hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet hoặc qua dịch vụ bưu chính nhưng không đúng mẫu hoặc không đủ thành phần theo quy định, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) phải thông báo, hướng dẫn chi tiết cho nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài qua một trong các hình thức sau: điện thoại, thư điện tử hoặc fax.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Xem thêm: Trình tự cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản hiện nay
Trình tự cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
CHÍNH PHỦ Số: 178/2013/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng [...]
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm
Kiểm lâm được xác định là một trong những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Vậy thẩm quyền xử phạt [...]