Quy định pháp luật về thành lập văn phòng luật sư tại Việt Nam
Thành lập văn phòng luật sư được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Bài viết dưới đây LawKey sẽ làm rõ về những vấn đề liên quan đến văn phòng luật sư tại Việt Nam như sau:
Văn phòng luật sư là gì?
Theo Điều 33 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
+ Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
+ Tên của văn phòng luật sư do Luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư
+ Trưởng văn phòng luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định.
+ Văn phòng luật sư phải có trụ sở làm việc.
+ Trưởng văn phòng luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, trưởng văn phòng luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có văn phòng luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có văn phòng luật sư hoặc chi nhánh của văn phòng luật sư.
Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng luật sư
Đăng ký hoạt động văn phòng luật sư được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
– Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng luật sư
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư.
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.
– Nơi nộp hồ sơ
Văn phòng luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.
– Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Văn phòng luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Trên đây là nội dung bài viết “Quy định pháp luật về văn phòng luật sư tại Việt Nam”, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện
Pháp luật quy định về điều kiện cấp giấy phép, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ [...]
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học tư thục
Trường trung học tư thục có thể bị đình chỉ hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Nghị định [...]