Thủ tục thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp
Hồ sơ xin phép thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?
Hồ sơ xin phép thay đổi lĩnh vực giám định
Văn phòng giám định tư pháp khi muốn thay đổi lĩnh vực giám định của mình thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ heo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 85/2013/NĐ-CP như sau:
– Đơn xin phép thay đổi lĩnh vực giám định;
– Đề án về việc thay đổi lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi lĩnh vực giám định;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi lĩnh vực giám định;
– Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.
Xem thêm: Các tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định hiện nay
Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay
Thủ tục thay đổi lĩnh vực giám định
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 85/2013/NĐ-CP, khi thay đổi lĩnh vực giám định đã đăng ký hoạt động, Văn phònng gián định tư pháp cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Văn phòng giám định tư pháp thay đổi lĩnh vực giám định chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên.
Bên cạnh hồ sơ, Văn phòng phải có đơn gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng giám định tư pháp đã đăng ký hoạt động kèm theo đề án về việc thay đổi lĩnh vực giám định.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi lĩnh vực giám định. Trường hợp không cho phép thay đổi lĩnh vực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối thay đổi lĩnh vực giám định có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thay đổi lĩnh vực giám định, Văn phòng giám định tư pháp thực hiện đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp.
Nếu quá thời hạn nêu trên, Văn phòng giám định tư pháp không thực hiện đăng ký thay đổi lĩnh vực giám định thì quyết định cho phép thay đổi lĩnh vực giám định hết hiệu lực.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp” gửi đến bạn đọc Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tiền
Pháp luật hiện nay quy định về hợp đồng vay tiền như thế nào? Những lưu ý khi giao kết hợp đồng vay tiền theo quy định [...]
Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
Bộ Tư pháp sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/05/2017 hướng dẫn [...]