Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động là thủ tục cần thiết của Văn phòng công chứng với Sở tư pháp đối với những trường hợp như chuyển trụ sở, thay đổi Trưởng văn phòng,…
Căn cứ pháp lý:
1.Các trường hợp cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong các trường hợp thay đổi những nội dung sau:
– Tên gọi của Văn phòng công chứng
– Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng
– Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng: Việc chuyển trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
– Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có)
+ Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
+ Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
+ Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
>>>Xem thêm Tổ chức hành nghề công chứng theo quy định là gì?
2.Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Văn phòng công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng hoạt động.
Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (bản chính) và một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung được đề nghị:
a) Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng; văn bản thỏa thuận về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên, văn bản thanh lý hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; giấy tờ chứng minh công chứng viên của Văn phòng công chứng bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết trong trường hợp thay đổi danh sách công chứng viên;
b) Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên trong trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp chuyển trụ sở của Văn phòng công chứng; trường hợp chuyển trụ sở Văn phòng công chứng sang địa bàn cấp huyện khác thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp khác; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>>Xem thêm Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
>>>Xem thêm Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Quy định về công chứng di chúc theo pháp luật hiện nay
Công chứng di chúc là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo [...]
Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định hiện nay
Công chứng viên là chủ thể hành nghề công chứng và trực tiếp thực hiện việc công chứng. Vậy theo quy định của pháp [...]