Trình tự thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
Ở trong một số trường hợp, người có hành vi vi phạm hành chính vẫn phải thực hiện các hình thức xử phạt khi không có biên bản. Trình tự thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản diễn ra như sau:
Các trường hợp không lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đó là các trường hợp:
– Xử phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Xem thêm: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Người có hành vi vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử hành chính theo quy định tại Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Bước 1: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
– Hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm;
– Chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm;
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt;
– Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
– Mức tiền phạt (đối với trường hợp phạt tiền).
Bước 2: Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Bước 3: Thi hành quyết định xử phạt
Người có hành vi vi phạm phải thi hành quyết định xử phạt đã được người có thẩm quyền lập.
Đối với trường hợp phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Xem thêm: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Pháp luật quy định những vấn đề chung liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế [...]
- Thông tư 19/2015/TT-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Quyết định 93/1999/QĐ-BTC này Quy định về việc thi hành nâng ngạch Kế toán viên lên ngạch Kế toán viên chính
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều kiện đầu tư kinh doanh Xây dựng
Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều kiện đầu tư kinh doanh Xây dựng Ngày 16/07/2018, Chính phủ ban hành Nghị [...]