Thỏa thuận làm quá số giờ làm thêm của người lao động có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi, hiện tại công ty tôi và người lao động thỏa thuận áp dụng làm thêm giờ (2h/ngày), 15 ngày làm việc đối với tháng 30 ngày tương ứng 2h x 15 ngày = 30h/tháng. Với tháng 31 ngày, số giờ làm thêm trong tháng có thể tương ứng là 2h x 16 ngày = 32h. Như vậy có vi phạm luật lao động không? Nếu quá số giờ làm thêm thì bị xử lý như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Thứ nhất, về thời giờ làm thêm có đúng pháp luật không
Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012 và khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn về làm thêm giờ thì
Công ty phải bảo đảm số giờ làm thêm như sau:
+ Số giờ làm thêm không quá 30 giờ trong 1 tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm.
+ Một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm là:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
- Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lao động tại địa phương.
Như vậy,
Việc công ty cho người lao động làm thêm 32 giờ trong 1 tháng là vi phạm pháp luật lao động. Công ty phải giảm số giờ làm thêm là 2 giờ trong tháng có 31 ngày đó.
Tuy nhiên về lâu dài thì công ty không thể mỗi tháng đều cho người lao động làm thêm 30 giờ được do thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 năm là 200 giờ trừ một số trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm nêu trên.
Xem thêm: Thời giờ làm việc của người lao động theo pháp luật hiện hành
Thứ hai, về hình thức xử lý vi phạm
Việc người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp có thỏa thuận với nhau thì về nguyên tắc, thỏa thuận đó cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Những thỏa thuận trái với nội dung mà pháp luật lao động đã quy định thì sẽ không có giá trị pháp lý. Như vậy, Công ty đã vi phạm quy định về thời gian làm việc.
Theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt viphạm quy định về thời giờ làm việc như sau:
“4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này”.
Như vậy, công ty có thể bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xem thêm: Thời giờ nghỉ ngơi theo quy định pháp luật hiện hành
Trên đây là nội dung tư vấn về Thỏa thuận làm quá số giờ làm thêm của người lao động có được không? do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô là gì? Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều [...]
Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng vay tài sản theo quy định
Hợp đồng vay tài sản được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên [...]