Thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Các quy định về thời hiệu thừa kế ngày càng được quy định cụ thể và hoàn thiện hơn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn mới. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.
Các loại thời hiệu thừa kế
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 về yêu cầu chia di sản thừa kế như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Thời hiệu yêu cầu xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế
Về thời hiệu yêu cầu xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:
“2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác sẽ bị triệt tiêu nếu như một trong các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu.
Thời hiệu yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
Trường hợp một người khi còn sống có các nghĩa vụ tài sản chưa được thực hiện xong thì khi người đó chết, nghĩa vụ tài sản của họ không đương nhiên chấm dứt ngay tại thời điểm họ chết. Theo Điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, pháp luật quy định việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại chỉ được giới hạn trong một thời gian nhất định. Tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Phương thức áp dụng thời hiệu thừa kế
Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thừa kế
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Do sự thay đổi của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như chế định thừa kế qua các thời kỳ nên không phải mọi trường hợp thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thừa kế cũng là thời điểm thừa kế.
Thời gian không tính vào thời hiệu thừa kế
– Thời gian không tính vào thời hiệu thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2015
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 :
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
– Thời gian không tính vào thời hiệu thừa kế đối với di sản là nhà ở
Bắt đầu lại thời hiệu thừa kế
Việc bắt đầu lại thời hiệu thừa kế sẽ giúp đẩy lùi ngày bắt đầu tính thời hiệu, để ngày kết thúc thời hiệu muộn hơn, giúp hạn chế các vụ việc hết thời hiệu, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ có tranh chấp.
Điều 157 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như sau:
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Di chúc miệng khi nào thì có hiệu lực ?
Di trúc là gì? Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản, tuy nhiên, luật vẫn cho phép di chúc miệng trong một số [...]
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc
Người lao động đang tham gia làm việc có thể được hỗ trợ chi phí chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP. [...]