Thông báo mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Trước khi sử dụng, thay đổi và hủy mẫu con dấu của chi nhánh, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu của chi nhánh với cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục thông báo mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như thế nào?
1. Thông báo mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Điều 13 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh phải có tên chi nhánh. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của chi nhánh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Quy định về con dấu công ty con dấu doanh nghiệp
2. Hồ sơ Thông báo mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ Thông báo mẫu dấu chi nhánh bao gồm:
– Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của chi nhánh (mẫu Phụ lục II-8 ban hành kèm theo hông tư 20/2015/TT-BKHĐT) trong trường hợp đăng ký thành lập chi nhánh.
– Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu / số lượng con dấu của chi nhánh (mẫu Phụ lục II-9 ban hành kèm theo hông tư 20/2015/TT-BKHĐT) trong trường hợp thay đổi mẫu / số lượng con dấu.
– Thông báo về việc hủy mẫu con dấu của chi nhánh (mẫu Phụ lục II-10 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) trong trường hợp hủy mẫu con dấu.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
3. Nơi nộp hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là nội dung LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp bị thu hồi khi nào?
Nhà nước công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp thông qua Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh [...]
Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?
Loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có quyền thành lập chi nhánh, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công [...]