Thông tư 10/2014/TT-NHNN sửa đổi tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 10/2014/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các

Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN

 ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

___________________

 Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 năm 2010;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010;

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính- Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 1. Bãi bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN như sau:

1. Bãi bỏ tài khoản 312- “Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí”.

2. Bãi bỏ tài khoản 399- “Dự phòng rủi ro lãi phải thu”.

3. Bãi bỏ tài khoản 472- “Mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác”.

4. Bãi bỏ tài khoản 479- “Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước”.

5. Bãi bỏ tài khoản 481- “Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam”.

6. Bãi bỏ tài khoản 482- “Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ”.

7. Bãi bỏ tài khoản 483- “Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam”.

8. Bãi bỏ tài khoản 484- “Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ”.

9. Bãi bỏ tài khoản 561- “Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán”.

10. Bãi bỏ tài khoản 62- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

11. Bãi bỏ tài khoản 704- “Thu lãi góp vốn, mua cổ phần”.

12. Bãi bỏ tài khoản 712- “Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh”.

13. Bãi bỏ tài khoản 855- “Chi công tác xã hội”.

14. Bãi bỏ tài khoản 8692- “Chi y tế cơ quan”.

15. Bãi bỏ tài khoản 921- “Cam kết bảo lãnh cho khách hàng”.

16. Bãi bỏ tài khoản 925- “Cam kết tài trợ cho khách hàng”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Mục I- Những quy định chung như sau:

a. Sửa đổi điểm 1 như sau:

“Hệ thống tài khoản kế toán này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.”;

b. Bổ sung vào cuối điểm 5 như sau:

“Ngoài ra, các tổ chức tín dụng được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết.”;

c. Sửa đổi điểm 6.2 như sau:

“Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ – Có – Số dư Nợ).”;

d. Sửa đổi điểm 7 như sau:

“Khái niệm “trong nước” và “nước ngoài” quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng này được hiểu theo khái niệm “người cư trú” và “người không cư trú” quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013UBTVQH13 ngày 18/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.”.

2. Sửa đổi Mục II- Hệ thống tài khoản kế toán như sau:

II. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

SỐ HIỆU TÀI KHOẢNTÊN TÀI KHOẢN
Cấp ICấp

II

Cấp

III

Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
10Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đá quý
101Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
1011Tiền mặt tại đơn vị
1012Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo số
1013Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý
1014Tiền mặt tại máy ATM
1019Tiền mặt đang vận chuyển
103Tiền mặt ngoại tệ
1031Ngoại tệ tại đơn vị
1032Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ
1033Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
1039Ngoại tệ đang vận chuyển
104Chứng từ có giá trị ngoại tệ
1041Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đơn vị
1043Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu
1049Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển
105Kim loại quý, đá quý
1051Vàng tại đơn vị
1052Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ
1053Vàng đang mang đi gia công, chế tác
1054Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển
1058Kim loại quý, đá quý khác
11Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
111Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam
1111Tiền gửi phong tỏa
1113Tiền gửi thanh toán
1116Tiền ký quỹ bảo lãnh
112Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ
1121Tiền gửi phong tỏa
1123Tiền gửi thanh toán
1126Tiền ký quỹ bảo lãnh
12Đầu tư tín phiếu Chính phủ và các Giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện để tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước
121Đầu tư vào tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu Chính phủ
1211Đầu tư vào Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1212Đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc
122Đầu tư vào các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện để tái chiết khấu với Ngân hàng Nhànước
123Giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng đưa cầm cố vay vốn
129Dự phòng giảm giá
13Tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác
131Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam
1311Tiền gửi không kỳ hạn
1312Tiền gửi có kỳ hạn
132Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
1321Tiền gửi không kỳ hạn
1322Tiền gửi có kỳ hạn
133Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
1331Tiền gửi không kỳ hạn
1332Tiền gửi có kỳ hạn
1333Tiền gửi chuyên dùng
134Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ở nước ngoài
1341Tiền gửi không kỳ hạn
1342Tiền gửi có kỳ hạn
1343Tiền gửi chuyên dùng
135Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước
1351Vàng gửi không kỳ hạn
1352Vàng gửi có kỳ hạn
136Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài
1361Vàng gửi không kỳ hạn
1362Vàng gửi có kỳ hạn
139Dự phòng rủi ro
14Chứng khoán kinh doanh
141Chứng khoán Nợ
1411Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương
1412Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành
1413Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
1414Chứng khoán nước ngoài
142Chứng khoán vốn
1421Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành
1422Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
1423Chứng khoán nước ngoài
148Chứng khoán kinh doanh khác
149Dự phòng rủi ro chứng khoán
1491Dự phòng cụ thể
1492Dự phòng chung
1499Dự phòng giảm giá
15Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
151Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương
152Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành
153Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
154Chứng khoán Nợ nước ngoài
155Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành
156Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
157Chứng khoán Vốn nước ngoài
159Dự phòng rủi ro chứng khoán
1591Dự phòng cụ thể
1592Dự phòng chung
1599Dự phòng giảm giá
16Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
161Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương
162Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành
163Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
164Chứng khoán Nợ nước ngoài
169Dự phòng rủi ro chứng khoán
1691Dự phòng cụ thể
1692Dự phòng chung
1699Dự phòng giảm giá
Loại 2: Hoạt động tín dụng
20Cho vay các tổ chức tín dụng khác
201Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam
2011Nợ trong hạn
2012Nợ quá hạn
202Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
2021Nợ trong hạn
2022Nợ quá hạn
203Cho vay các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ
2031Nợ trong hạn
2032Nợ quá hạn
205Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
2051Nợ trong hạn
2052Nợ quá hạn
209Dự phòng rủi ro
2091Dự phòng cụ thể
2092Dự phòng chung
21Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
211Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam
2111Nợ trong hạn
2112Nợ quá hạn
212Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam
2121Nợ trong hạn
2122Nợ quá hạn
213Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam
2131Nợ trong hạn
2132Nợ quá hạn
214Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng
2141Nợ trong hạn
2142Nợ quá hạn
215Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng
2151Nợ trong hạn
2152Nợ quá hạn
216Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng
2161Nợ trong hạn
2162Nợ quá hạn
219Dự phòng rủi ro
2191Dự phòng cụ thể
2192Dự phòng chung
22Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
221Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
2211Nợ trong hạn
2212Nợ quá hạn
222Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
2221Nợ trong hạn
2222Nợ quá hạn
229Dự phòng rủi ro
2291Dự phòng cụ thể
2292Dự phòng chung
23Cho thuê tài chính
231Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam
2311Nợ trong hạn
2312Nợ quá hạn
232Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ
2321Nợ trong hạn
2322Nợ quá hạn
239Dự phòng rủi ro
2391Dự phòng cụ thể
2392Dự phòng chung
24Trả thay bảo lãnh
241Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam
242Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ
249Dự phòng rủi ro
2491Dự phòng cụ thể
2492Dự phòng chung
25Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
251Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế
2511Nợ trong hạn
2512Nợ quá hạn
252Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ
2521Nợ trong hạn
2522Nợ quá hạn
253Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác
2531Nợ trong hạn
2532Nợ quá hạn
254Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế
2541Nợ trong hạn
2542Nợ quá hạn
255Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của Chính phủ
2551Nợ trong hạn
2552Nợ quá hạn
256Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của các tổ chức, cá nhân khác
2561Nợ trong hạn
2562Nợ quá hạn
259Dự phòng rủi ro
2591Dự phòng cụ thể
2592Dự phòng chung
26Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
261Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam
2611Nợ trong hạn
2612Nợ quá hạn
262Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam
2621Nợ trong hạn
2622Nợ quá hạn
263Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam
2631Nợ trong hạn
2632Nợ quá hạn
264Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng
2641Nợ trong hạn
2642Nợ quá hạn
265Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng
2651Nợ trong hạn
2652Nợ quá hạn
266Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng
2661Nợ trong hạn
2662Nợ quá hạn
267Tín dụng khác bằng đồng Việt Nam
2671Nợ trong hạn
2672Nợ quá hạn
268Tín dụng khác bằng ngoại tệ và vàng
2681Nợ trong hạn
2682Nợ quá hạn
269Dự phòng rủi ro
2691Dự phòng cụ thể
2692Dự phòng chung
27Tín dụng khác đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
271Cho vay vốn đặc biệt
2711Nợ trong hạn
2712Nợ quá hạn
272Cho vay thanh toán công nợ
2721Nợ trong hạn
2722Nợ quá hạn
273Cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước
2731Nợ trong hạn
2732Nợ quá hạn
275Cho vay khác
2751Nợ trong hạn
2752Nợ quá hạn
279Dự phòng rủi ro
2791Dự phòng cụ thể
2792Dự phòng chung
28Các khoản nợ chờ xử lý
281Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ
2811Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ từ 30/6/1998 về trước
2812Các khoản nợ chở xử lý khác đã có tài sản xiết nợ, gán nợ
282Các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử
283Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm
284Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ
285Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động
289Dự phòng rủi ro nợ chờ xử lý
2891Dự phòng cụ thể
2892Dự phòng chung
29Nợ cho vay được khoanh
291Cho vay ngắn hạn
292Cho vay trung hạn
293Cho vay dài hạn
299Dự phòng rủi ro nợ được khoanh
2991Dự phòng cụ thể
2992Dự phòng chung
Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác
30Tài sản cố định
301Tài sản cố định hữu hình
3012Nhà cửa, vật kiến trúc
3013Máy móc, thiết bị
3014Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
3015Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019Tài sản cố định hữu hình khác
302Tài sản cố định vô hình
3021Quyền sử dụng đất
3024Phần mềm máy vi tính
3029Tài sản cố định vô hình khác
303Tài sản cố định thuê tài chính
304Đất động sản đầu tư
305Hao mòn tài sản cố định
3051Hao mòn tài sản cố định hữu hình
3052Hao mòn tài sản cố định vô hình
3053Hao mòn tài sản cố định đi thuê
3054Hao mòn bất động sản đầu tư
31Tài sản khác
311Công cụ, dụng cụ
313Vật liệu
32Xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
321Mua sắm tài sản cố định
322Chi phí xây dựng cơ bản
3221Chi phí công trình
3222Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản
3223Chi phí nhân công
3229Chi phí khác
323Sửa chữa tài sản cố định
34Góp vốn, đầu tư dài hạn
341Đầu tư vào công ty con bằng đồng Việt Nam
342Vốn góp liên doanh bằng đồng Việt Nam
3421Vốn góp liên doanh với các tổ chức tín dụng khác
3422Vốn góp liên doanh với các tổ chức kinh tế
343Đầu tư vào công ty liên kết bằng đồng Việt Nam
344Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam
345Đầu tư vào công ty con bằng ngoại tệ
346Vốn góp liên doanh bằng ngoại tệ
3461Vốn góp liên doanh với các tổ chức tín dụng khác
3462Vốn góp liên doanh với các tổ chức kinh tế
347Đầu tư vào công ty liên kết bằng ngoại tệ
348Đầu tư dài hạn khác bằng ngoại tệ
349Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
35Các khoản phải thu bên ngoài
351Ký quỹ, thế chấp, cầm cố
352Các khoản tham ô, lợi dụng
353Thanh toán với Ngân sách Nhà nước
3531Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước
3532Thuế giá trị gia tăng đầu vào
3535Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3539Các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán
355Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ
359Các khoản khác phải thu
3591Phài thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng
3592Phải thu khác
3597Dự phòng rủi ro cụ thể
3598Dự phòng rủi ro chung
3599Dự phòng phải thu khó đòi
36Các khoản phải thu nội bộ
361Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng đồng Việt Nam
3612Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ
3613Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên
3614Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
3615Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng
3619Các khoản phải thu khác
362Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng ngoại tệ
3622Tạm ứng cho các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài
3623Tạm ứng công tác phí cho cán bộ, nhân viên
3629Các khoản phải thu khác
366Các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ
3661Các khoản phải thu từ các chi nhánh
3662Các khoản phải thu từ Hội sở chính
369Các khoản phải thu khác
3692Giá trị khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
3699Các khoản phải thu khác
37Mua nợ
371Mua nợ bằng đồng Việt Nam
372Mua nợ bằng ngoại tệ
379Dự phòng rủi ro
3791Dự phòng cụ thể
3792Dự phòng chung
38Các tài sản Có khác
381Chuyển vốn đế cấp tín dụng hợp vốn
3811Chuyền vốn để cấp tín dụng hợp vốn băng đồng Việt Nam
3812Chuyển vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng ngoại tệ
382Ủy thác
3821Ủy thác cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam
3822Ủy thác cấp tín dụng bằng ngoại tệ
3823Ủy thác khác bằng đồng Việt Nam
3824Ủy thác khác bằng ngoại tệ
383Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính
3831Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam
3832Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng ngoại tệ
386Dự phòng rủi ro
3861Dự phòng rủi ro cụ thể
3862Dự phòng rủi ro chung
3863Dự phòng rủi ro khác
387Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý
388Chi phí chờ phân bổ
389Tài sản có khác
39Lãi và phí phải thu
391Lãi phải thu từ tiền gửi
3911Lãi phải thu từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
3912Lãi phải thu từ tiền gửi bằng ngoại tệ
392Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán
3921Lãi phải thu từ tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu Kho bạc
3922Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
3923Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
394Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
3941Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
3942Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng
3943Lãi phải thu từ cho thuê tài chính
3944Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh
395Lãi phải thu từ nghiệp vụ mua nợ
3951Lãi phải thu từ nợ mua bằng đồng Việt Nam
3952Lãi phải thu từ nợ mua bằng ngoại tệ
396Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh
3961Giao dịch hoán đổi
3962Giao dịch kỳ hạn
3963Giao dịch tương lai
3964Giao dịch quyền chọn
397Phí phải thu
Loại 4: Các khoản phải trả
40Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
401Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam
402Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ
403Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam
4031Vay theo hồ sơ tín dụng
4032Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá
4033Vay cầm cố các giấy tờ có giá
4034Vay thanh toán bù trừ
4035Vay hỗ trợ đặc biệt
4038Vay khác
4039Nợ quá hạn
404Vay Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ
4041Nợ vay trong hạn
4049Nợ quá hạn
41Các khoản Nợ các tổ chức tín dụng khác
411Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam
4111Tiền gửi không kỳ hạn
4112Tiền gửi có kỳ hạn
412Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
4121Tiền gửi không kỳ hạn
4122Tiền gửi có kỳ hạn
413Tiền gửi của các ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam
4131Tiền gửi không kỳ hạn
4132Tiền gửi có kỳ hạn
414Tiền gửi của các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ
4141Tiền gửi không kỳ hạn
4142Tiền gửi có kỳ hạn
415Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam
4151Nợ vay trong hạn
4159Nợ quá hạn
416Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
4161Nợ vay trong hạn
4169Nợ quá hạn
417Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam
4171Nợ vay trong hạn
4179Nợ quá hạn
418Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ
4181Nợ vay trong hạn
4189Nợ quá hạn
419Vay chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác
42Tiền gửi của khách hàng
421Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam
4211Tiền gửi không kỳ hạn
4212Tiền gửi có kỳ hạn
4214Tiền gửi vốn chuyên dùng
422Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
4221Tiền gửi không kỳ hạn
4222Tiền gửi có kỳ hạn
4224Tiền gửi vốn chuyên dùng
423Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
4231Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
4232Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
4238Tiền gửi tiết kiệm khác
424Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
4241Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
4242Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
425Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam
4251Tiền gửi không kỳ hạn
4252Tiền gửi có kỳ hạn
4254Tiền gửi vốn chuyên dùng
426Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
4261Tiền gửi không kỳ hạn
4262Tiền gửi có kỳ hạn
4264Tiền gửi vốn chuyên dùng
427Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam
4271Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc
4272Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C)
4273Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ
4274Ký quỹ bảo lãnh
4277Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính
4279Bảo đảm các khoản thanh toán khác
428Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ
4281Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc
4282Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C)
4283Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ
4284Ký quỹ bảo lãnh
4287Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính
4289Bảo đảm các khoản thanh toán khác
43Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá
431Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
432Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
433Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
434Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
435Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
436Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
44Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
441Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam
4411Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
4412Vốn nhận của Chính phủ
4413Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước
442Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ
4421Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
4422Vốn nhận của Chính phủ
4423Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước
45Các khoản phải trả cho bên ngoài
451Các khoản phải trả về xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
452Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
4521Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
4523Thanh toán với khách hàng về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý
453Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4531Thuế giá trị gia tăng phải nộp
4534Thuế thu nhập doanh nghiệp
4535Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
4538Các loại thuế khác
4539Các khoản phải nộp khác
454Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam
455Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ
458Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý
459Các khoản chờ thanh toán khác
4591Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ
4599Các khoản chờ thanh toán khác
46Các khoản phải trả nội bộ
461Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
462Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng
466Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng
4661Các khoản phải trả các chi nhánh
4662Các khoản phải trả Hội sở chính
467Giá trị khoản nợ nhận của ngân hàng thương mại để quản lý và khai thác
469Các khoản phải trả khác
47Các giao dịch ngoại hối
471Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4711Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4712Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
473Giao dịch hoán đổi (SWAP)
4731Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ
4732Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ
474Giao dịch kỳ hạn (FORWARD)
4741Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
4742Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
475Giao dịch tương lai (FUTURES)
4751Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ
4752Giá trị giao dịch tương lai tiền tệ
476Giao dịch quyền chọn (OPTIONS)
4761Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ
4762Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ
478Tiêu thụ vàng bạc, đá quý
48Các tài sản Nợ khác
481Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn
4811Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng đồng Việt Nam
4812Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng ngoại tệ
482Nhận tiền ủy thác
4821Nhận tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam
4822Nhận tiền ủy thác bằng ngoại tệ
483Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
4831Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
4832Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định
484Quỹ khen thưởng, phúc lợi và thưởng Ban quản lý điều hành
4841Quỹ khen thưởng
4842Quỹ phúc lợi
4843Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định
4844Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành
485Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
486Thanh toán đối với các công cụ tài chính phái sinh
4861Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi (SWAP)
4862Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn (FORWARD)
4863Thanh toán đối với giao dịch tương lai (FUTURES)
4864Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn (OPTIONS)
487Cấu phần nợ của Cổ phiếu ưu đãi
488Doanh thu chờ phân bổ
489Dự phòng rủi ro khác
4891Dự phòng cho các dịch vụ thanh toán khác
4892Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
4895Dự phòng chung đối với các cam kết đưa ra
4896Dự phòng cụ thể đối với các cam kết đưa ra
4899Dự phòng rủi ro khác
49Lãi và phí phải trả
491Lãi phải trả cho tiền gửi
4911Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
4912Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
4913Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
4914Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
492Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá
4921Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
4922Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
493Lãi phải trả cho tiền vay
4931Lãi phải trả cho tiền vay bằng đồng Việt Nam
4932Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ
494Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
4941Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam
4942Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ
496Lãi phải trả cho các công cụ tài chính phái sinh
4961Giao dịch hoán đổi
4962Giao dịch kỳ hạn
4963Giao dịch tương lai
4964Giao dịch quyền chọn
497Phí phải trả
Loại 5: Hoạt động thanh toán
50Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng
501Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
5011Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì
5012Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên
502Thu, chi hộ giữa các tổ chức tín dụng
509Thanh toán khác giữa các tổ chức tín dụng
51Thanh toán chuyển tiền
511Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền
5111Chuyển tiền đi năm nay
5112Chuyển tiền đến năm nay
5113Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
512Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền
5121Chuyển tiền đi năm trước
5122Chuyển tiền đến năm trước
5123Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
513Thanh toán chuyển tiền năm nay tại Trung tâm thanh toán
5131Thanh toán chuyển tiền đi năm nay
5132Thanh toán chuyển tiền đến năm nay
5133Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
514Thanh toán chuyển tiền năm trước tại Trung tâm thanh toán
5141Thanh toán chuyển tiền đi năm trước
5142Thanh toán chuyển tiền đến năm trước
5143Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
519Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng ngân hàng
5191Điều chuyển vốn
5192Thu hộ, chi hộ
5199Thanh toán khác
52Thanh toán liên hàng
521Thanh toán liên hàng năm nay trong toàn hệ thống ngân hàng
5211Liên hàng đi năm nay
5212Liên hàng đến năm nay
5213Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu
5214Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu
5215Liên hàng đến năm nay còn sai lầm
522Thanh toán liên hàng năm trước trong toàn hệ thống ngân hàng
5221Liên hàng đi năm trước
5222Liên hàng đến năm trước
5223Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu
5224Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu
5225Liên hàng đến năm trước còn sai lầm
5226Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước
5227Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước
523Thanh toán liên hàng năm nay trong từng tỉnh, thành phố
5231Liên hàng đi năm nay trong từng tỉnh, thành phố
5232Liên hàng đến năm nay trong từng tỉnh, thành phố
5233Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố
5234Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố
5235Liên hàng đến năm nay còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố
524Thanh toán liên hàng năm trước trong từng tỉnh, thành phố
5241Liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố
5242Liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố
5243Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố
5244Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố
5245Liên hàng đến năm trước còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố
5246Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố
5247Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố
56Thanh toán với các ngân hàng ở nước ngoài
562Thanh toán song biên
563Thanh toán đa biên
569Các khoản thanh toán khác
Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
60Vốn của tổ chức tín dụng
601Vốn điều lệ
602Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
603Thặng dư vốn cổ phần
604Cổ phiếu quỹ
609Vốn khác
61Quỹ của tổ chức tín dụng
611Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
612Quỹ đầu tư phát triển
6121Quỹ đầu tư phát triển
6122Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo
613Quỹ dự phòng tài chính
619Quỹ khác
63Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý
631Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6311Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo
6312Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
6313Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính
632Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý
633Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh
6331Giao dịch hoán đổi
6332Giao dịch kỳ hạn tiền tệ
6333Giao dịch tương lai tiền tệ
6334Giao dịch quyền chọn tiền tệ
6338Công cụ phái sinh khác
64Chênh lệch đánh giá lại tài sản
641Chênh lệch đánh giá lại tài sản
642Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định
65Cổ phiếu ưu đãi
69Lợi nhuận chưa phân phối
691Lợi nhuận năm nay
692Lợi nhuận năm trước
Loại 7: Thu nhập
70Thu nhập từ hoạt động tín dụng
701Thu lãi tiền gửi
702Thu lãi cho vay
703Thu lãi từ đầu tư chứng khoán
704Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
705Thu lãi cho thuê tài chính
706Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ
709Thu khác từ hoạt động tín dụng
71Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
711Thu từ dịch vụ thanh toán
713Thu từ dịch vụ ngân quỹ
714Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý
715Thu từ dịch vụ tư vấn
716Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
717Thu phí nghiệp vụ chiết khấu
718Thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két
719Thu khác
72Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
721Thu về kinh doanh ngoại tệ
722Thu về kinh doanh vàng
723Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
74Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác
741Thu về kinh doanh chứng khoán
742Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ
748Thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác
749Thu về hoạt động kinh doanh khác
78Thu nhập góp vốn, mua cổ phần
79Thu nhập khác
Loại 8: Chi phí
80Chi phí hoạt động tín dụng
801Trả lãi tiền gửi
802Trả lãi tiền vay
803Trả lãi phát hành giấy tờ có giá
805Trả lãi tiền thuê tài chính
809Chi phí khác cho hoạt động tín dụng
81Chi phí hoạt động dịch vụ
811Chi về dịch vụ thanh toán
812Cước phí bưu điện về mạng viễn thông
813Chi về ngân quỹ
8131Vận chuyển, bốc xếp tiền
8132Kiểm đếm , phân loại và đóng gói tiền
8133Bảo vệ tiền
8139Chi khác
814Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý
815Chi về dịch vụ tư vấn
816Chi phí hoa hồng môi giới
819Chi khác
82Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
821Chi về kinh doanh ngoại tệ
822Chi về kinh doanh vàng
823Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
S3Chỉ nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
831Chi nộp thuế
832Chi nộp các khoản phí, lệ phí
833Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8331Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
8332Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
84Chi phí hoạt động kinh doanh khác
841Chi về kinh doanh chứng khoán
842Chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính
843Chi về nghiệp vụ mua bán nợ
848Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác
849Chi về hoạt động kinh doanh khác
85Chi phí cho nhân viên
851Lương và phụ cấp
8511Lương và phụ cấp lương
852Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động
853Các khoản chi để đóng góp theo lương
8531Nộp bảo hiểm xã hội
8532Nộp bảo hiểm y tế
8533Nộp bảo hiểm lao động
8534Nộp kinh phí công đoàn
8539Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ
854Chi trợ cấp
8541Trợ cấp khó khăn
8542Trợ cấp thôi việc
8549Chi trợ cấp khác
856Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng
857Chi y tế cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng
859Chi khác cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng
86Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
861Chi về vật liệu và giấy tờ in
8611Vật liệu văn phòng
8612Giây tờ in
8613Vật mang tin
8614Xăng dầu
8619Vật liệu khác
862Công tác phí
863Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
864Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến
865Chi bưu phí và điện thoại
866Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại
867Chi mua tài liệu, sách báo
868Chi về các hoạt động đoàn thể của tổ chức tín dụng
869Các khoản chi phí quản lý khác
8691Điện, nước, vệ sinh cơ quan
8693Hội nghị
8694Lễ tân, khánh tiết
8695Chi phí cho việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức tín dụng
8696Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước
8697Chi phí phòng cháy, chữa cháy
8699Các khoản chi khác
87Chi về tài sản
871Khấu hao cơ bản tài sản cố định
872Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
874Mua sắm công cụ lao động
875Chi bảo hiểm tài sản
876Chi thuê tài sản
88Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng
882Chi dự phòng
8821Chi dự phòng giảm giá vàng
8822Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
8823Chi dự phòng giảm giá chứng khoán
8824Chi dự phòng cho các dịch vụ thanh toán
8825Chi dự phòng giảm giá hàng tồn kho
8826Chi dự phòng giảm giá khoản góp vốn, đầu tư mua cổ phần
8827Chi dự phòng đối với các cam kết đưa ra
8829Chi dự phòng rủi ro khác
883Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng
89Chi phí khác
891Chi công tác xã hội
899Chi phí khác theo chế độ tài chính
Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
90Tiền không có giá trị lưu hành
901Tiền không có giá trị lưu hành
9011Tiền mẫu
9012Tiền lưu niệm
9019Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý
91Ngoại tệ và chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ
911Ngoại tệ
9113Ngoại tệ của khách hàng gửi đi nước ngoài nhờ thu
9114Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý
912Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ
9121Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ dùng làm mẫu
9122Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ
9123Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
9124Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
92Các văn bản, chứng từ cam kết đưa ra
921Cam kết bảo lãnh vay vốn
922Cam kết bảo lãnh thanh toán
923Các cam kết giao dịch hối đoái
9231Cam kết mua ngoại tệ trao ngay
9232Cam kết bán ngoại tệ trao ngay
9233Cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn
9234Cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn
9235Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ
9236Cam kết giao dịch quyền chọn Mua tiền tệ
9237Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ
9238Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ
924Cam kết cho vay không hủy ngang
925Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C)
926Cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng
927Cam kết bảo lãnh dự thầu
928Cam kết bảo lãnh khác
929Các cam kết khác
9291Hợp đồng hoán đổi lãi suất
9293Hợp đồng mua bán giấy tờ có giá
9299Cam kết khác
93Các cam kết nhận được
931Các cam kết bảo lãnh nhận từ các tổ chức tín dụng khác
9311Vay vốn
9319Các bảo lãnh khác
932Bảo lãnh nhận từ các cơ quan Chính phủ
933Bảo lãnh nhận từ các công ty bảo hiểm
934Bảo lãnh nhận từ các tổ chức quốc tế
938Các văn bản, chứng từ cam kết khác nhận được
939Các bảo lãnh khác nhận được
94Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được
941Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
942Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ
943Lãi cho thuê tài chính chưa thu được
944Lãi chứng khoán chưa thu được
945Lãi tiền gửi chưa thu được
949Phí phải thu chưa thu được
95Tài sản dùng để cho thuê tài chính
951Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty
952Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng thuê
96Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành
961Các giấy tờ có giá mẫu
962Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
97Nợ khó đòi đã xử lý
971Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
9711Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
9712Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
972Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán
98Nghiệp vụ mua bán nợ, ủy thác và đại lý
981Nghiệp vụ mua bán nợ
9811Nợ gốc đã mua
9812Lãi của khoản nợ đã mua
9813Nợ gốc đã bán
9814Lãi của khoản nợ đã bán
982Cho vay theo hợp đồng hợp vốn
9821Nợ trong hạn
9822Nợ quá hạn
983Cấp tín dụng theo hợp đồng nhận ủy thác
9831Nợ trong hạn
9832Nợ quá hạn
984Các nghiệp vụ ủy thác và đại lý khác
989Chứng khoán lưu ký
99Tài sản và chứng từ khác
991Kim loại quý, đá quý giữ hộ
992Tài sản khác giữ hộ
993Tài sản thuê ngoài
994Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng
995Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý
996Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố
997Tài sản nhận của ngân hàng thương mại hoặc nhận từ việc mua lại nợ
998Tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thế chấp, cầm cố
999Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

3. Sửa đổi nội dung hạch toán chi tiết tài khoản 1011 – Tiền mặt tại đơn vị như sau:

Hạch toán chi tiết:

Mở 02 tài khoản chi tiết:– Tiền mặt đã kiểm đếm.

– Tiền mặt thu theo túi niêm phong.”

4. Sửa đổi tài khoản 105 – Kim loại quý, đá quý như sau:

Tài khoản 105 – Kim loại quý, đá quý

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tổ chức tín dụng phải phân biệt vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

– Vàng tiền tệ (thuộc khoản mục tiền tệ) là ngoại hối theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế (là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận). Vàng tiền tệ được coi như một loại ngoại tệ và là tài sản dự trữ thanh toán quốc tế.

– Vàng phi tiền tệ (thuộc khoản mục phi tiền tệ) là vàng được mua với mục đích gia công, chế tác làm đồ trang sức. Vàng phi tiền tệ được coi như một loại vật tư, hàng hóa thông thường.

2. Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp đối với tài khoản vàng tiền tệ tương tự như kế toán tài khoản ngoại tệ. Nghiệp vụ mua bán và phái sinh vàng tiền tệ, kế toán sử dụng các tài khoản mua bán và phái sinh ngoại tệ để hạch toán (coi vàng như một loại ngoại tệ).

3. Kế toán đối với tài khoản vàng phi tiền tệ theo giá gốc, cụ thể:

– Giá trị vàng phi tiền tệ khi nhập kho, xuất kho đều tính theo giá mua thực tế. Trường hợp vàng phi tiền tệ nhập kho có nhiều giá mua khác nhau thì khi xuất kho, giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho được hạch toán theo giá mua bình quân của số vàng phi tiền tệ tồn kho.

– Đối với các tổ chức tín dụng có điều kiện tổ chức hạch toán theo dõi và bảo quản số vàng phi tiền tệ tồn kho theo giá mua khác nhau, kế toán có thể áp dụng phương pháp hạch toán giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho theo đúng giá mua thực tế của số vàng phi tiền tệ đó.

– Hoạt động tiêu thụ vàng phi tiền tệ sử dụng tài khoản 478 – Tiêu thụ vàng bạc, đá quý.

4. Trong kế toán chi tiết về vàng, các tổ chức tín dụng hạch toán cả giá trị và khối lượng hiện vật nhập, xuất, tồn kho. Khi lên Báo cáo kế toán, giá trị vàng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.

Tài khoản 105 – Kim loại quý, đá quý có các tài khoản cấp III sau:

1051 – Vàng tại đơn vị

1052 – Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ

1053 – Vàng đang mang đi gia công, chế tác

1054 – Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

1058 – Kim loại quý, đá quý khác.

Tài khoản 1051 – Vàng tại đơn vị

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị vàng của tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Giá trị vàng nhập kho.
Bên Có ghi:– Giá trị vàng xuất kho.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng tồn kho tại đơn vị.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

Tài khoản 1052 – Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng tại quỹ của các đơn vị hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng).

Bên Nợ ghi:– Giá trị vàng tiếp quỹ cho các đơn vị hạch toán báo sổ.

– Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ thu vào.

Bên Có ghi:– Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chuyển về cho đơn vị chủ quản.

– Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chi ra.

Số dư Nợ:– Giá trị vàng hiện đang còn tồn quỹ tại đơn vị hạch toán báo sổ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị hạch toán báo sổ.

Tài khoản 1053 – Vàng đang mang đi gia công, chế tác

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác của tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác.
Bên Có ghi:– Giá trị vàng mang đi gia công chế tác đã nhập lại kho.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng đang mang đi gia công, chế tác.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 1054 – Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường vận chuyển. Trường hợp giao nhận trực tiếp không hạch toán vào tài khoản này.

Bên Nợ ghi: – Giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ chuyển đến các đơn vị nhận.
Bên Có ghi:– Giá trị kim loại quý, đá quý đã chuyển đến cho đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo để hạch toán).
Số dư Nợ:– Giá trị kim loại quý, đá quý chuyển cho các đơn vị đang vận chuyển.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận kim loại quý, đá quý chuyển đến.

Tài khoản 1058 – Kim loại quý, đá quý khác

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của tổ chức tín dụng.

Nội dung hạch toán trên tài khoản này giống nội dung hạch toán trên tài khoản 1051 – Vàng tại đơn vị.

Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý.”

5. Sửa đổi tên tài khoản 13 – “Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác” thành “Tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác”.

6. Sửa đổi tài khoản 14 – Chứng khoán kinh doanh như sau:

“Tài khoản 14 – Chứng khoán kinh doanh

Tài khoản 14 – Chứng khoán kinh doanh có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 141 – Chứng khoán Nợ

Tài khoản 142 – Chứng khoán vốn

Tài khoản 148 – Chứng khoán kinh doanh khác

Tài khoản 149 – Dự phòng rủi ro chứng khoán

Nội dung hạch toán các tài khoản:

Tài khoản 141 – Chứng khoán Nợ

Tài khoản 142 – Chứng khoán Vốn

Tài khoản 148 – Chứng khoán kinh doanh khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng mua vào, bán ra để hưởng chênh lệch giá.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1 – Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

2- Tiền lãi của chứng khoán nhận được trong thời gian nắm giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.

3- Khi tổ chức tín dụng bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh.

4- Tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình biến động giá chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khóa sổ.

5- Nếu chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tât cả mọi lãi (lỗ) phát sinh nhưng chưa thực hiện được ghi vào thu nhập hoặc chi phí về kinh doanh chứng khoán (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh).

Bên Nợ ghi:– Giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng mua vào.
Bên Có ghi:– Giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng bán ra.

– Giá trị chứng khoán được thanh toán.

Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng đang quản lý.
Hạch toán chi tiết:– Mở theo nhóm kỳ hạn đối với chứng khoán Nợ.

– Mở theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán Vốn.

Tài khoản 141 – Chứng khoán Nợ

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại chứng khoán thuộc loại chứng khoán Nợ. Chứng khoán Nợ là loại chứng khoán mà bên phát hành phải thực hiện những cam kết mang tính ràng buộc đối với bên nắm giữ chứng khoán theo những điều kiện cụ thể về thời hạn thanh toán số tiền gốc, lãi suất,…

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1411- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

1412- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

1413- Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

1414- Chứng khoán nước ngoài

Tài khoản 142 – Chứng khoán vốn

Tài khoản này được dùng hạch toán cho các loại cổ phiếu (cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi) do tổ chức tín dụng mua bán trên thị trường để hưởng chênh lệch giá mà không vì mục đích nắm giữ như vai trò của một nhà đầu tư dài hạn.

Chứng khoán Vốn là loại chứng khoán xác lập quyền chủ sở hữu của người nắm giữ chứng khoán đối với một doanh nghiệp. Theo đó, chứng khoán vốn thể hiện một phần tài sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ (cổ phiếu thường, một số loại cổ phiếu ưu đãi khác…).

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1421- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

1422- Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

1423- Chứng khoán nước ngoài

Tài khoản 148- Chứng khoán kinh doanh khác

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại chứng khoán kinh doanh khác không thuộc các nhóm chứng khoán trên.

Nội dung hạch toán tài khoản 149:

Tài khoản 149- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

– Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Đối với chứng khoán kinh doanh được phân loại là Tài sản có thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản có rủi ro tín dụng), tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Đối với chứng khoán kinh doanh không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 149 có các tài khoản cấp III sau:

1491- Dự phòng cụ thể

1492- Dự phòng chung

1499- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.”

7. Sửa đổi tài khoản 15 – Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán như sau:

Tài khoản 15 – Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán của Chính phủ, chính quyền địa phương hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng đang đầu tư. Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi (tổ chức tín dụng phải có quy định nội bộ về vấn đề này, trừ khi pháp luật có quy định khác).

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Đối với Chứng khoán Nợ:

a. Tổ chức tín dụng phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó: (i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có); (ii) giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có); (iii) giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có). Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá – Chiết khấu + Phụ trội).

b. Nếu điều kiện về công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế (lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng). Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội hoặc chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của tổ chức tín dụng.

c. Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó, tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi tổ chức tín dụng đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

d. Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá trị thuần của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

2. Đối với chứng khoán vốn:

a. Chứng khoán vốn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có).

b. Thu nhập của tổ chức tín dụng từ việc đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán khi quyền của tổ chức tín dụng được xác lập và nhận được thông báo về việc phân chia cổ tức.

c. Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá gốc của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

Bên Nợ ghi:– Giá trị chứng khoán mua vào.

 

Bên Có ghi:– Giá trị chứng khoán bán ra.

– Giá trị chứng khoán được tổ chức phát hành thanh toán.

Số dư Nợ:– Giá trị chứng khoán đang nắm giữ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư đối với chứng khoán nợ.

– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán vốn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

151- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

152- Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

154- Chứng khoán Nợ nước ngoài

155- Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

156- Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

157- Chứng khoán Vốn nước ngoài

159- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản 151 – Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Chính phủ (ngoại trừ tín phiếu Chính phủ), chứng khoán chính quyền địa phương mà tổ chức tín dụng đang đầu tư.

Tài khoản 152- Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

Tài khoản 153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

Tài khoản 154- Chứng khoán Nợ nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi.

Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm trái phiếu, giấy tờ có giá,… do các tổ chức tín dụng khác trong nước, tổ chức kinh tế trong nước hoặc chứng khoán do Chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài phát hành.

Tài khoản 155- Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

Tài khoản 156- Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

Tài khoản 157- Chứng khoán Vốn nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán vốn mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi, và không thuộc đối tượng hạch toán trên tài khoản 34.

Chứng khoán Vốn được hạch toán trên tài khoản này là chứng khoán vốn được niêm yết trên thị trường và không đủ các điều kiện để hình thành công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Các khoản đầu tư như góp vốn theo hợp đồng góp vốn, mua cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được phản ánh trên tài khoản 344, 348 (các khoản đầu tư dài hạn khác).

Tài khoản 159- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

– Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

– Đối với chứng khoán đầu tư được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Đối với chứng khoán đầu tư không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 159 có các tài khoản cấp III sau:

1591- Dự phòng cụ thể

1592- Dự phòng chung

1599- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán tài khoản 159 giống nội dung hạch toán tài khoản 149.”

8. Sửa đổi tài khoản 20- Cho vay các tổ chức tín dụng khác như sau:

Tài khoản 20- Cho vay các tổ chức tín dụng khác

Tài khoản 201- Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 202- Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ

Tài khoản 203- Cho vay các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để hạch toán số tiền tổ chức tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác vay và các khoản vay được tổ chức tín dụng gia hạn nợ hoặc đã quá hạn trả.

Tài khoản 205- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đã ứng trước trong hạn, quá hạn cho tổ chức tín dụng khác sau khi chấp thuận chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đó.

Tài khoản 209- Dự phòng rủi ro

Các tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác.

Tài khoản 209 có các tài khoản cấp III sau:

2091- Dự phòng cụ thể

2092- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.”

9. Sửa đổi các tài khoản cấp III thuộc các tài khoản 20, tài khoản 21, tài khoản 23, tài khoản 25, tài khoản 27 ngoại trừ các tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro thuộc các tài khoản nêu trên (tài khoản 209, 219, 239, 259, 279) như sau:

Tài khoản 201 có các tài khoản cấp III sau:

2011- Nợ trong hạn

2012- Nợ quá hạn

Tài khoản 202 có các tài khoản cấp III sau:

2021- Nợ trong hạn

2022- Nợ quá hạn

Tài khoản 203 có các tài khoản cấp III sau:

2031- Nợ trong hạn

2032- Nợ quá hạn

Tài khoản 205 có các tài khoản cấp III sau:

2051- Nợ trong hạn

2052- Nợ quá hạn

Tài khoản 211 có các tài khoản cấp III sau:

2111- Nợ trong hạn

2112- Nợ quá hạn

Tài khoản 212 có các tài khoản cấp III sau:

2121- Nợ trong hạn

2122- Nợ quá hạn

Tài khoản 213 có các tài khoản cấp III sau:

2131- Nợ trong hạn

2132- Nợ quá hạn

Tài khoản 214 có các tài khoản cấp III sau:

2141- Nợ trong hạn

2142- Nợ quá hạn

Tài khoản 215 có các tài khoản cấp III sau:

2151- Nợ trong hạn

2152- Nợ quá hạn

Tài khoản 216 có các tài khoản cấp III sau:

2161 – Nợ trong hạn

2162- Nợ quá hạn

Tài khoản 231 có các tài khoản cấp III sau:

2311- Nợ trong hạn

2312- Nợ quá hạn

Tài khoản 232 có các tài khoản cấp III sau:

2321- Nợ trong hạn

2322- Nợ quá hạn

Tài khoản 251 có các tài khoản cấp III sau:

2511- Nợ trong hạn

2512- Nợ quá hạn

Tài khoản 252 có các tài khoản cấp III sau:

2521- Nợ trong hạn

2522- Nợ quá hạn

Tài khoản 253 có các tài khoản cấp III sau:

2531- Nợ trong hạn

2532- Nợ quá hạn

Tài khoản 254 có các tài khoản cấp III sau:

2541- Nợ trong hạn

2542- Nợ quá hạn

Tài khoản 255 có các tài khoản cấp III sau:

2551- Nợ trong hạn

2552- Nợ quá hạn

Tài khoản 256 có các tài khoản cấp III sau:

2561- Nợ trong hạn

2562- Nợ quá hạn

Tài khoản 271 có các tài khoản cấp III sau:

2711- Nợ trong hạn

2712- Nợ quá hạn

Tài khoản 272 có các tài khoản cấp III sau:

2721- Nợ trong hạn

2722- Nợ quá hạn

Tài khoản 273 có các tài khoản cấp III sau:

2731 – Nợ trong hạn

2732- Nợ quá hạn

Tài khoản 275 có các tài khoản cấp III sau:

2751 – Nợ trong hạn

2752- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán đối với các tài khoản “Nợ trong hạn”:

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền tổ chức tín dụng cho khách hàng vay còn trong hạn theo hợp đồng tín dụng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được tổ chức tín dụng gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cho khách hàng vay.

– Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

Bên Có ghi:– Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền.

Nội dung hạch toán đối với các tài khoản “Nợ quá hạn”:

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền tổ chức tín dụng cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn.
Bên Có ghi:– Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn.

10. Sửa đổi các tài khoản cấp III thuộc các tài khoản 219, tài khoản 239, tài khoản 259, tài khoản 279 như sau:

Tài khoản 219 có các tài khoản cấp III sau:

2191- Dự phòng cụ thể

2192- Dự phòng chung

Tài khoản 239 có các tài khoản cấp III sau:

2391 – Dự phòng cụ thể

2392- Dự phòng chung

Tài khoản 259 có các tài khoản cấp III sau:

2591 – Dự phòng cụ thể

2592- Dự phòng chung

Tài khoản 279 có các tài khoản cấp III sau:

2791 – Dự phòng cụ thể

2792- Dự phòng chung

Nội dung và phương pháp hạch toán các tài khoản này giống nội dung hạch toán tài khoản 209.

11. Sửa đổi tài khoản 22- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước như sau:

Tài khoản 22- Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế. cá nhân trong nước

Tài khoản 22 có các tài khoản cấp II, III sau:

Tài khoản 221- Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam đã chi trả cho tổ chức kinh tế hoặc cá nhân sau khi chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đó.

2211- Nợ trong hạn

2212- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2211, 2212 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

Tài khoản 222- Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ đã chi trả cho tổ chức kinh tế hoặc cá nhân sau khi chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ của tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đó.

2221- Nợ trong hạn

2222- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2221, 2222 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

Tài khoản 229- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số tiền đã ứng trước cho tổ chức kinh tế hoặc cá nhân sau khi chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá.

Tài khoản 229 có các tài khoản cấp III sau:

2291- Dự phòng cụ thể

2292- Dự phòng chung

Nội dung và phương pháp hạch toán tài khoản 229 giống nội dung hạch toán tài khoản 209.”

12. Sửa đổi tài khoản 24- Bảo lãnh như sau:

Tài khoản 24- Trả thay bảo lãnh

Tài khoản 241- Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam tổ chức tín dụng bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Khoản tiền trả thay này khách hàng phải chịu mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Đối với khoản trả thay này, tổ chức tín dụng bảo lãnh phải đôn đốc thu hồi nợ ngay, nếu khách hàng không có khả năng trả, tổ chức tín dụng bảo lãnh phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh đã trả thay.

 

Bên Có ghi:– Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh.

 

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh (kèm theo giấy nhận nợ).

Tài khoản 242- Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ tổ chức tín dụng bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

Nội dung và phương pháp hạch toán tài khoản 242 giống nội dung hạch toán tài khoản 241.

Tài khoản 249- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản trả thay khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh.

Tài khoản 249 có các tài khoản cấp III sau:

2491- Dự phòng cụ thể

2492- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán tài khoản 249 giống nội dung hạch toán tài khoản 209″.

13. Sửa đổi, bổ sung tài khoản 27 – Tín dụng khác đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước như sau:

“Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ tín dụng khác đối với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng được phép sử dụng tài khoản này để hạch toán, tuy nhiên, trên thuyết minh báo cáo tài chính phải phân định rõ về các khoản dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam trên tài khoản này”.

14. Sửa đổi tài khoản 281- Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ như sau:

Tài khoản 281- Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ chưa thu được chờ xử lý và có tài sản xiết nợ, gán nợ làm đảm bảo.

Tài khoản 281 có các tài khoản cấp III sau:

2811- Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ từ 30/6/1998 về trước

2812- Các khoản nợ chờ xử lý khác đã có tài sản xiết nợ, gán nợ

Tài khoản 2811- Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ từ 30/6/1998 về trước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ quá hạn chưa thu được chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ đã được chuyển từ tài khoản nợ quá hạn sang kể từ ngày 30/6/1998 trở về trước.

Bên Nợ ghi:– Số nợ cho vay quá hạn đã có tài sản xiết nợ, gán nợ.

– Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được lớn hơn khoản nợ người vay phải trả.

Bên Có ghi:– Số tiền nhượng bán tài sản xiết nợ, gán nợ tổ chức tín dụng đã thu được (theo số tiền thực tế thu được do bán tài sản xiết nợ, gán nợ).

– Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được nhỏ hơn số nợ người vay phải trả (bù đắp rủi ro sau khi bán tài sản xiết nợ, gán nợ).

Số dư Nợ:– Phản ánh số nợ cho vay đã quá hạn đã có tài sản xiết nợ, gán nợ đang chờ xử lý.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết từng tài sản xiết nợ, gán nợ cho từng khoản nợ tương ứng trên tài khoản 2811.

Tài khoản 2812- Các khoản nợ chờ xử lý khác đã có tài sản xiết nợ, gán nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ chưa thu được chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ cho tổ chức tín dụng ngoài các khoản đã hạch toán vào tài khoản 2811.

Bên Nợ ghi:– Số nợ cho vay đã có tài sản xiết nợ, gán nợ.

 

Bên Có ghi:– Số nợ cho vay đã thu được từ tiền nhượng bán tài sản xiết nợ, gán nợ ngân hàng đã thu được.

– Xử lý số chênh lệch giữa giá trị tài sản xiết nợ, gán nợ nhỏ hơn số nợ người vay phải trả.

Số dư Nợ:– Phản ánh số nợ cho vay chưa thu được đã có tài sản xiết nợ, gán nợ đang chờ xử lý.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khoản nợ tương ứng trên tài khoản 2812.”

15. Sửa đổi nội dung tài khoản 283-Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, tài khoản 284- Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm không còn đối tượng để thu nợ, tài khoản 285- Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động như sau:

Sửa cụm từ “theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ” thành “theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”

16. Sửa đổi tài khoản 289- Dự phòng rủi ro nợ chờ xử lý như sau:

Tài khoản 289 – Dự phòng rủi ro nợ chờ xử 

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ chờ xử lý.

Tài khoản 289 có các tài khoản cấp III sau:

2891- Dự phòng cụ thể

2892- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán Tài khoản 289 giống nội dung hạch toán tài khoản 209.”

17. Sửa đổi tài khoản 299- Dự phòng rủi ro nợ được khoanh như sau:

Tài khoản 299 – Dự phòng rủi ro nợ được khoanh

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ vay được khoanh.

Tài khoản 299 có các tài khoản cấp III sau:

2991- Dự phòng cụ thể

2992- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán tài khoản 299 giống nội dung hạch toán tài khoản 209.”

18. Sửa đổi tài khoản 305 – Hao mòn tài sản cố định như sau:

Bỏ đoạn: “Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động thì thôi trích khấu hao” trong phần nội dung hạch toán.

19. Sửa đổi tài khoản 311-Công cụ lao động đang dùng như sau:

Tài khoản 311-Công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

– Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá trị thực tế.

– Ngoài sổ tài khoản kế toán chi tiết hạch toán theo giá trị của công cụ, dụng cụ, kế toán phải mở sổ chi tiết công cụ, dụng cụ để ghi chép, theo dõi số lượng, giá trị của từng loại công cụ, dụng cụ.

Thủ kho phải mở thẻ kho để ghi chép, theo dõi số lượng của từng loại công cụ, dụng cụ phù hợp với việc mở sổ của kế toán.

– Đối với công cụ, dụng cụ xuất dừng cho hoạt động kinh doanh: phải được ghi chép, theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết theo dõi từng nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm vật chất.

– Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh phải phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí.

– Đối với các công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán vào tài khoản 388- Chi phí chờ phân bổ và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán.

Bên Nợ ghi:– Giá trị công cụ, dụng cụ nhập kho.
Bên Có ghi:– Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm hoặc từng loại công cụ, dụng cụ.”

20. Sửa đổi tài khoản 34 – Góp vốn, đầu tư mua cổ phần như sau:

Tài khoản 34 – Góp vốn, đầu tư dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị và tình hình biến động của các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này bao gồm: Các khoản đầu tư vào công ty con, các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, các khoản góp vốn vào công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán (trường hợp khoản đầu tư dài hạn đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán được hạch toán trên tài khoản 15 – Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán thích hợp).

Tài khoản 34 có các tài khoản cấp II, III sau:

341 – Đầu tư vào công ty con bằng đồng Việt Nam

342 – Vốn góp liên doanh bằng đồng Việt Nam

3421 – Vốn góp liên doanh với các tổ chức tín dụng khác

3422 – Vốn góp liên doanh với các tổ chức kinh tế

343 – Đầu tư vào công ty liên kết bằng đồng Việt Nam

344 – Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam

345 – Đầu tư vào công ty con bàng ngoại tệ

346 – Vốn góp liên doanh bằng ngoại tệ

3461 – Vốn góp liên doanh với các tổ chức tín dụng khác

3462 – Vốn góp liên doanh với các tổ chức kinh tế

347 – Đầu tư vào công ty liên kết bằng ngoại tệ

348 – Đầu tư dài hạn khác bằng ngoại tệ

349 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Tài khoản 341 – Đầu tư vào công ty con bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 345 – Đầu tư vào công ty con bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con. Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và các quy định sau:

1. Chỉ hạch toán vào các tài khoản này khi tổ chức tín dụng nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu (nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết), có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi tổ chức tín dụng không còn quyển kiểm soát đối với doanh nghiệp thì kế toán ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con trên các tài khoản này.

2. Các trường hợp sau, khoản đầu tư vào công ty con vẫn tiếp tục được ghi nhận khi tổ chức tín dụng nắm giữ ít hơn 50% vốn chủ sở hữu (ít hơn 50% quyền biểu quyết) tại công ty con, nhưng có thỏa thuận khác về:

a. Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho tổ chức tín dụng hơn 50% quyền biểu quyết.

b. Tổ chức tín dụng có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con theo thỏa thuận.

c. Tổ chức tín dụng có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

d. Tổ chức tín dụng có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

3. Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm Giá mua cộng các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng,…

4. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định là bên mua trong trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 “Hợp nhất kinh doanh” và Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực này.

5. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào công ty con.

6. Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào tài khoản 78- Thu nhập góp vốn, mua cổ phần.

7. Trường hợp góp vốn, đầu tư vào công ty con bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm góp vốn. Tổ chức tín dụng không được đánh giá lại vốn góp mua cổ phần, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp.

Bên Nợ ghi:– Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con tăng.
Bên Có ghi:– Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con giảm.
Số dư Nợ:– Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con hiện có.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty con.

Tài khoản 342 – Vốn góp liên doanh bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 346 – Vốn góp liên doanh bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh.

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập, hoạt động độc lập, hoạt động như một doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác.

Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào việc góp vốn.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” và các quy định sau:

1. Khoản đầu tư vào công ty liên doanh hạch toán trên tài khoản này khi tổ chức tín dụng có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư. Khi tổ chức tín dụng không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trên các tài khoản này.

2. Vốn góp liên doanh được thực hiện theo 3 hình thức: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, Tài sản đồng kiểm soát và Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Tài khoản 342, 346 chỉ sử dụng đối với kế toán các khoản góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, không áp dụng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát.

3. Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phản ánh trên tài khoản này phải là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và chấp thuận trong biên bản góp vốn.

4. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa:

– Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác trong kỳ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh.

+ Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện (tài khoản 488 – Doanh thu chờ phân bổ). Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư hàng hóa cho bên thứ ba độc lập, khoản doanh thu chưa thực hiện này được kết chuyển qua thu nhập khác.

– Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

5. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:

– Nếu giá đánh giá lại của tài sản cố định cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác.

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh sẽ được hoãn lại và ghi nhận doanh thu chưa thực hiện (doanh thu chờ phân bổ). Hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (lãi do đánh giá lại tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh) được phân bổ dần vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng.

– Nếu giá đánh giá lại của tài sản cố định thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

6. Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị vật tư, tài sản và tiền do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trả lại để ghi giảm số vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được ghi nhận là một khoản chi phí hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Nếu giá trị thu hồi cao hơn số vốn đã góp thì khoản lãi này được ghi nhận là thu nhập góp vốn, mua cổ phần.

7. Lợi nhuận từ kết quả đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là khoản thu nhập từ góp vốn, đầu tư dài hạn và được hạch toán vào bên Có tài khoản 78-Góp vốn, mua cổ phần.

8. Các bên góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn góp của mình trong liên doanh. Trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn số vốn đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thì chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Có tài khoản Thu nhập khác. Ngược lại, nếu giá trị chuyển nhượng thấp hơn số vốn đã góp thì số chênh lệch là lỗ do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Nợ tài khoản Chi phí khác.

9. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát không được ghi nhận các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp của các bên liên doanh. Kế toán chỉ theo dõi chi tiết nguồn vốn góp và làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.

10. Các bên tham gia liên doanh hoặc đối tác khác mua lại phần vốn góp của bên khác trong liên doanh thì phản ánh phần vốn góp vào liên doanh theo giá thực tế mua.

11. Trường hợp góp vốn, đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm góp vốn. Tổ chức tín dụng không được đánh giá lại vốn góp liên doanh, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp.

Bên Nợ ghi:– Số vốn góp liên doanh đã góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng.
Bên Có ghi:– Số vốn góp liên doanh đã góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng, do không còn quyền đồng kiểm soát.
Số dư Nợ:– Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

Tài khoản 343 – Đầu tư vào công ty liên kết bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 347 – Đầu tư vào công ty liên kết bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết. Khoản đầu tư được xác định là khoản đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) của bên nhận đầu tư mà không có thỏa thuận khác.

Hạch toán vào tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và các quy định sau:

1. Hoạt động đầu tư vào các công ty liên kết phải được thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

2. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá gốc. Khi kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trù trường hợp nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.

3.Giá gốc khoản đầu tư được xác định như sau:

– Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng các chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí,…(nếu có).

– Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng tài sản cố định, vật tư, hàng hóa thì giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất định giá. Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá đánh giá lại được xử lý như sau:

+ Phần chênh lệch lớn hơn giữa giá trị đánh giá lại và giá trị ghi sổ/giá trị còn lại của tài sản cố định được ghi nhận vào thu nhập khác.

+ Phần chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị đánh giá lại và giá trị ghi sổ/giá trị còn lại của tài sản cố định được ghi nhận vào chi phí khác.

4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết. Căn cứ để ghi sổ kế toán giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết như sau:

– Đối với các khoản đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu và thông báo chính thức của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc mua cổ phiếu của công ty liên kết đã thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư;

– Đối với khoản đầu tư vào các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ được căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu và giấy thu tiền bán cổ phiếu của công ty được đầu tư hoặc chứng từ mua khoản đầu tư đó;

– Đối với khoản đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác việc ghi sổ được căn cứ vào biên bản góp vốn, chia lãi (hoặc lỗ) do các bên thỏa thuận hoặc các chứng từ mua, bán khoản đầu tư đó;

– Nhà đầu tư chỉ được ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi nhận được thông báo chính thức của công ty liên kết về số cổ tức được hưởng hoặc số lợi nhuận được chia trong kỳ.

5. Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn. Tổ chức tín dụng không được đánh giá lại vốn góp kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp.

Bên Nợ ghi:– Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng.
Bên Có ghi:– Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.

– Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư.

Số dư Nợ:– Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết đang nắm giữ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty liên kết.

Tài khoản 344 – Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 348 – Đầu tư dài hạn khác bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết và các loại cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán), như: Đầu tư trái phiếu, cổ phiếu hoặc đầu tư vào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết),… và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn trên 1 năm.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Hoạt động đầu tư dài hạn phải được thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

2. Kế toán phải theo dõi chi tiết theo các chỉ tiêu sau:

– Đối với đầu tư cổ phiếu: theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá cổ phiếu, từng đối tượng phát hành cổ phiếu;

– Đối với các khoản góp vốn theo hợp đồng và không niêm yết trên thị trường: theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tham gia góp vốn.

3. Các khoản góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng kiểm soát mà nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong liên doanh thì phần vốn góp này cũng được hạch toán trên các tài khoản 344, 348 (Đầu tư dài hạn khác) theo giá gốc.

4. Trường hợp đầu tư dài hạn bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đầu tư. Tổ chức tín dụng không được đánh giá lại vốn góp kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp.

Bên Nợ ghi:– Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng.
Bên Có ghi:– Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.
Số dư Nợ:– Giá trị khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng đầu tư.

Tài khoản 349 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng (giảm) các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng.

2. Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dự phòng đang ghi trên số kế toán thì số  chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí, trường hợp số dư trên tài khoản chi phí không đủ bù đắp hoàn nhập dự phòng, kế toán hoàn nhập phần còn lại vào tài khoản thu nhập.

3. Khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được dùng để bù đắp số tổn thất của các khoản đầu tư dài hạn thực tế xảy ra do các nguyên nhân như bên đầu tư bị phá sản, thiên tai,…dẫn đến khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này không dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.

Bên Nợ ghi:– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết.

– Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

Bên Có ghi:– Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (tính lần đầu và tính số chênh lệch dự phòng tăng).
Số dư Có:– Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.”

21. Sửa đổi tài khoản 351 – Ký quỹ, thế chấp, cầm cố như sau:

Bỏ cụm từ “tín phiếu, trái phiếu” trong phần nội dung hạch toán

22. Sửa đổi tài khoản 359- Các khoản khác phải thu như sau:

Tài khoản 359- Các khoản khác phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng phát sinh trong quá trình hoạt động.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Tổ chức tín dụng không phản ánh vào tài khoản này các khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu có nội dung đã được quy định hạch toán vào các tài khoản thích hợp khác.

2. Tổ chức tín dụng cần quản lý, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu theo từng nội dung phải thu và từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán.

Đối với những khoản phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, nợ phải thu khó đòi tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Tài khoản 359 có các tài khoản cấp III sau:

3591- Phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng

3592- Phải thu khác

3597- Dự phòng rủi ro cụ thể

3598- Dự phòng rủi ro chung

3599- Dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản 3591- Phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng.

Bên Nợ ghi:– Số tiền tổ chức tín dụng phải thu của khách hàng.
Bên Có ghi:– Số tiền tổ chức tín dụng thu được.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền tổ chức tín dụng còn phải thu của khách hàng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán.

Tài khoản 3592- Phải thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng.

Nội dung hạch toán tài khoản 3592 giống nội dung hạch toán tài khoản 3591.

Tài khoản 3597- Dự phòng rủi ro cụ thể

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng.

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 3598- Dự phòng rủi ro chung

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng.

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 3599- Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng khó có khả năng thu hồi.

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Hạch toán chi tiết:

 

– Mở 01 tài khoản chi tiết.”

23. Sửa đổi tài khoản 38- Các tài sản Có khác như sau:

Tài khoản 38- Các tài sản Có khác

Tài khoản 381- Chuyển vốn để cấp tín dụng hợp vốn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền tổ chức tín dụng chuyển cho tổ chức tín dụng đầu mối để cấp tín dụng hợp vốn cho một dự án với mức tiền đã thỏa thuận thông qua việc ký kết hợp đồng hợp vốn.

Tài khoản 381 có các tài khoản cấp III sau:

3811- Chuyển vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng đồng Việt Nam

3812- Chuyển vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng ngoại tệ

Bên Nợ ghi:– Số tiền chuyển cho tổ chức tín dụng đầu mối để cấp tín dụng cho dự án.
Bên Có ghi:– Số tiền tổ chức tín dụng đầu mối đã cấp tín dụng cho dự án.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đã chuyển cho tổ chức tín dụng đầu mối để cấp tín dụng cho dự án nhưng tổ chức tín dụng đầu mối chưa giải ngân cho khách hàng.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng đầu mối.

 

Tài khoản 382- Ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền tổ chức tín dụng ủy thác chuyển cho tổ chức tín dụng nhận ủy thác với mức tiền đã thỏa thuận trên Hợp đồng ủy thác đã ký kết.

Tài khoản 382 có các tài khoản cấp III sau:

3821- Ủy thác cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam

3822- Ủy thác cấp tín dụng bằng ngoại tệ

3823- Ủy thác khác bằng đồng Việt Nam

3824- Ủy thác khác bằng ngoại tệ

Tài khoản 3821- Ủy thác cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác để thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng theo thỏa thuận hợp đồng ủy thác đã ký kết.

Bên Nợ ghi:– Số tiền chuyển cho tổ chức nhận ủy thác.
Bên Có ghi:– Số tiền tổ chức nhận ủy thác thanh toán theo hợp đồng.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền chuyển cho tổ chức nhận ủy thác nhưng chưa thực hiện cấp tín dụng.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận ủy thác, từng loại ủy thác cấp tín dụng.

Tài khoản 3822- Ủy thác cấp tín dụng bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác để thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng theo thỏa thuận hợp đồng ủy thác đã ký kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 3822 giống nội dung hạch toán tài khoản 3821.

Tài khoản 3823- Ủy thác khác bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác để thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo thỏa thuận hợp đồng ủy thác đã ký kết, không bao gồm các khoản đã phản ánh ở tài khoản 3821- Ủy thác cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam.

Nội dung hạch toán tài khoản 3823 giống nội dung hạch toán tài khoản 3821.

Tài khoản 3824- Ủy thác khác bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác để thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo thỏa thuận hợp đồng ủy thác đã ký kết, không bao gồm các khoản đã phản ánh ở tài khoản 3821- Ủy thác cấp tín dụng bằng ngoại tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản 3824 giống nội dung hạch toán tài khoản 3821.

Tài khoản 383- Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Công ty cho thuê tài chính đã chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trước thời điểm cho thuê tài chính.

Tài khoản 383 có các tài khoản cấp III sau:

3831- Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam

3832- Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng ngoại tệ

Tài khoản 3831- Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam Công ty cho thuê tài chính đã chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trước thời điểm cho thuê tài chính.

Bên Nợ ghi:– Số tiền chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính.
Bên Có ghi:– Giá trị tài sản chuyển sang cho thuê tài chính.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đã chi ra mua tài sản cho thuê tài chính chưa chuyển sang cho thuê tài chính.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng thuê tài chính.

Tài khoản 3832- Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ Công ty cho thuê tài chính đã chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trước thời điểm cho thuê tài chính.

Nội dung hạch toán tài khoản 3832 giống nội dung hạch toán tài khoản 3831.

Tài khoản 386- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật đối với các tài sản Có khác.

Tài khoản 386 có các tài khoản cấp III sau:

3861- Dự phòng rủi ro cụ thể

3862- Dự phòng rủi ro chung

3863- Dự phòng rủi ro khác

Tài khoản 3861- Dự phòng rủi ro cụ thể

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các tài sản Có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng.

Nội dung hạch toán tài khoản giống nội dung hạch toán tài khoản 3597.

Tài khoản 3862- Dự phòng rủi ro chung

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các tài sản Có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng.

Nội dung hạch toán tài khoản giống nội dung hạch toán tài khoản 3598.

Tài khoản 3863- Dự phòng rủi ro khác

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật đối với các tài sản Có khác không được quy định là tài sản có rủi ro tín dụng.

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản Có khác phải trích lập dự phòng.

Tài khoản 387- Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý. Tổ chức tín dụng phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó.

Bên Nợ ghi:– Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý.
Bên Có ghi:– Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, chờ xử lý.
Hạch toán chi tiết:

 

– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng.

Tài khoản 388- Chi phí chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.

Bên Nợ ghi:– Chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ.
Bên Có ghi:– Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ.
Số dư Nợ:– Phản ánh các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Tài khoản 389- Tài sản Có khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tài sản có khác của tổ chức tín dụng ngoài những tài sản đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Nợ ghi:– Giá trị tài sản có khác của tổ chức tín dụng tăng trong kỳ.
Bên Có ghi:– Giá trị tài sản có khác của tổ chức tín dụng giảm trong kỳ.
Số dư Nợ:– Giá trị tài sản có khác tại thời điểm cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng loại tài sản có khác.”

24. Sửa đổi tên tài khoản 39 – “Lãi phải thu” thành “Lãi và phí phải thu”.

25. Sửa cụm từ “thương phiếu” thành “công cụ chuyển nhượng” tại tên và nội dung hạch toán của tài khoản 419- Vay chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.

26. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán của tài khoản 431 – Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và tài khoản 434 – Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng như sau:

“Bên Nợ ghi:– Thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn.

– Mua lại giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành”.

27. Sửa đổi tài khoản 44 – vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay như sau:

Tài khoản 44 – vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay

Tài khoản 441 – vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài giao cho tổ chức tín dụng để sử dụng theo các mục đích chỉ định, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vốn này khi đến hạn.

Tài khoản 441 có các tài khoản cấp III sau:

4411- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

4412- Vốn nhận của Chính phủ

4413- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước

Bên Có ghi:– Số vốn của các bên đối tác giao cho tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi:– Số vốn chuyển trả lại cho các đối tác giao vốn.
Số dư Có:– Phản ánh số vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay của các đối tác tổ chức tín dụng đang sử dụng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn của từng đối tác giao vốn.

Tài khoản 442 – Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài giao cho tổ chức tín dụng để sử dụng theo các mục đích chỉ định, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vốn này khi đến hạn.

Tài khoản 442 có các tài khoản cấp III sau:

4421- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

4422- Vốn nhận của Chính phủ

4423- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước

Tài khoản 442 có nội dung hạch toán giống nội dung hạch toán tài khoản 441.”

28. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 4711 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh như sau:

“Bên Có ghi:– Giá trị ngoại tệ mua vào.
Bên Nợ ghi:– Giá trị ngoại tệ bán ra.
Số dư Có:– Phản ánh giá trị ngoại tệ tổ chức tín dụng mua vào chưa bán ra.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ từ các nguồn khác bán ra mà chưa mua vào được để bù đắp
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết”

29. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 4712 – Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh như sau:

“Bên Nợ ghi:– Số tiền đồng Việt Nam chi ra để mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào).

– Kết chuyển chênh lệch lãi kinh doanh ngoại tệ (đối ứng với tài khoản 72 – Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối).

– Số điều chỉnh tăng số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4711 khi đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

Bên Có ghi:– Số tiền đồng Việt Nam thu vào do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế bán ra).

– Kết chuyển chênh lệch lỗ kinh doanh ngoại tệ (đối ứng với tài khoản 82 – Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối).

– Số điều chỉnh giảm số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4711 khi đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đồng Việt Nam chi ra tương ứng của số dư ngoại tệ tổ chức tín dụng mua vào chưa bán ra.
Số dư Có:– Phản ánh số tiền đồng Việt Nam thu vào tương ứng của số ngoại tệ bán ra từ nguồn khác chưa mua vào để bù đắp.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết”

30. Sửa đổi tên tài khoản 49 – “Lãi phải trả” thành “Lãi và phí phải trả”.

31. Sửa đổi nội dung hạch toán trên tài khoản 509 – Thanh toán khác giữa các tổ chức tín dụng như sau:

“Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán khác bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa các tổ chức tín dụng”.

32. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 63- Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý như sau:

“Tài khoản này dùng để phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý. Tổ chức tín dụng không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ cũng như công cụ phái sinh tiền tệ có gốc ngoại tệ”

33. Sửa đổi tài khoản 633 – Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh như sau:

Tài khoản 633 – Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh của tổ chức tín dụng theo quy định.

Tài khoản này gồm các tài khoản cấp III sau:

6331- Giao dịch hoán đổi

6332- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ

6333- Giao dịch tương lai tiền tệ

6334- Giao dịch quyền chọn tiền tệ

6338 – Công cụ phái sinh khác

Bên Có ghi:– Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh.
Bên Nợ ghi:– Số chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh.
Số dư Có hoặc số dư Nợ:
 – Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ phát sinh trong năm chưa xử lý.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo loại công cụ tài chính phái sinh.

Cuối năm, tài khoản này tất toán số dư. Nếu tài khoản này có số dư Có, chuyển số dư Có vào tài khoản thu nhập; Nếu tài khoản này có số dư Nợ, chuyển số dư Nợ vào tài khoản chi phí.”

34. Sửa đổi tài khoản 69 – Lợi nhuận chưa phân phối như sau:

Tài khoản 69 – Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả (lãi, lỗ) kinh doanh sau Thuế Thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh trên tài khoản 69 – Lợi nhuận sau Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động kinh doanh.

2. Việc phân phối kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.

3. Phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng niên độ kế toán (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của tổ chức tín dụng (trích lập các quỹ, bổ sung vốn kinh doanh, chia cổ tức,…).

4. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của tài khoản 692- Lợi nhuận năm trước trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối trên bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Bên Có ghi:– Số dư cuối kỳ của các tài khoản thu nhập chuyển sang.
Bên Nợ ghi:– Số dư cuối kỳ của các tài khoản chi phí chuyển sang.

– Trích lập các quỹ.

– Chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông.

Số dư Có:– Phản ánh số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Số dư Nợ:– Phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Hạch toán chi tiết:– Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 69 có các tài khoản cấp 2 sau:

Tài khoản 691 – Lợi nhuận năm nay: Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm nay của tổ chức tín dụng.

Đầu năm sau, số dư cuối năm của tài khoản 691 được chuyển thành số dư đầu năm mới của tài khoản 692- Lợi nhuận năm trước (không phải lập phiếu).

Tài khoản 692 – Lợi nhuận năm trước: Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm trước của tổ chức tín dụng”.

35. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán của tài khoản loại 7 – Thu nhập như sau:

a. Sửa đổi Điểm 1 như sau: “Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của tổ chức tín dụng. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản lợi nhuận năm nay và không còn số dư”;

b. Sửa đổi Điểm 4 như sau: “Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị dùng để hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào tài khoản loại 8- Chi phí”.

36. Sửa tên tài khoản 709 – “Thu lãi khác” thành “Thu khác từ hoạt động tín dụng”.

37. Sửa đổi tài khoản 78 – Thu lãi góp vốn, mua cổ phần như sau:

a. Sửa đổi tên tài khoản 78 – “Thu lãi góp vốn, mua cổ phần” thành “Thu nhập góp vốn, mua cổ phần”;

b. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán trên tài khoản này như sau: “Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức kinh tế”.

38. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán của tài khoản loại 8 – Chi phí như sau:

a. Sửa đổi Điểm 1 như sau: “Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản chi phí của tổ chức tín dụng. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Lợi nhuận năm nay và không còn số dư”;

b. Sửa đổi Điểm 2 như sau: “Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo quy định về chế độ tài chính. Tất cả các khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản loại 7- Thu nhập”.

39. Sửa đổi tài khoản 809- Chi phí khác như sau:

Tài khoản 809- Chi phí khác cho hoạt động tín dụng: gồm các chi phí cho hoạt động tín dụng ngoài các khoản chi lãi nói trên.”

40. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 842 – Chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính như sau:

“Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng như: Chi phí phát sinh liên quan đến ký kết hợp đồng,…(nếu có)”.

41. Sửa đổi tài khoản 869- Các khoản chi phí quản lý khác như sau:

Bỏ cụm từ “chi y tế cơ quan (thuốc phòng, chữa bệnh…)” trong phần nội dung hạch toán.

42. Sửa đổi tài khoản 8821 – Dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ như sau:

Bỏ cụm từ “ngoại tệ” ở tên tài khoản 8821- “Dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ” và trong phần nội dung hạch toán của tài khoản này.

43. Sửa đổi tài khoản 89- Chi phí khác như sau:

Tài khoản 89- Chi phí khác

Tài khoản dùng để phản ánh các khoản chi phí khác theo quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 891- Chi công tác xã hội: gồm chi tài trợ cho y tế, giáo dục, tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo và các khoản chi khác về công tác xã hội theo quy định của pháp luật

Tài khoản 899- Chi phí khác theo chế độ tài chính: gồm các khoản chi phí theo quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng ngoài các khoản đã được quy định hạch toán vào tài khoản chi phí thích hợp.”

44. Sửa đổi nội dung hạch toán tài khoản loại 9- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như sau:

Sửa đổi cụm từ “Bên Nhập ghi” thành “Bên Nợ ghi”, “Bên Xuất ghi” thành “Bên Có ghi”, “Số còn lại” thành “Số dư Nợ” ở phần nội dung hạch toán.

45. Sửa đổi tài khoản 9019- Tiền nghi giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý như sau:

Tài khoản 9019 – Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý

Tài khoản này dùng để hạch toán các loại tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý, đang bảo quản ở các tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại nhập kho chờ xử lý.
Bên Có ghi:– Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đã được xử lý.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý, đang bảo quản trong kho của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại và người chịu trách nhiệm bảo quản.”

46. Sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 9114- Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý như sau:

“Tài khoản này dùng để hạch toán các ngoại tệ nghi giả, ngoại tệ giả, bị phá hoại (bị cắt xén, sửa chữa, rách nát) đang chờ xử lý.”

47. Sửa đổi tên tài khoản 93 – “Các cam kết bảo lãnh nhận được” thành “Các cam kết nhận được”.

48. Sửa đổi tài khoản 94- Lãi cho vay quá hạn chưa thu được như sau:

a. Sửa đổi tên tài khoản 94 – “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được” thành “Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được”;

b. Bỏ cụm từ “quá hạn” và cụm từ “đã quá hạn” trong phần tên và nội dung hạch toán của các tài khoản 941, 942, 943.

49. Sửa đổi tài khoản 98- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý như sau:

Tài khoản 98- Nghiệp vụ mua bán nợ, ủy thác và đại lý

Tài khoản 981- Nghiệp vụ mua bán nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản nợ gốc và lãi theo hợp đồng cho vay của khoản nợ đã mua, bán.

Tài khoản 981 có các tài khoản cấp III sau:

9811- Nợ gốc đã mua

9812- Lãi của khoản nợ đã mua

9813- Nợ gốc đã bán

9814- Lãi của khoản nợ đã bán

Tài khoản 9811- Nợ gốc đã mua

Tài khoản này mở tại bên mua nợ dùng để phản ánh giá trị nợ gốc theo hợp đồng cho vay của khoản nợ đã mua

Bên Nợ ghi:– Số nợ gốc được thu từ bên nợ theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua.
Bên Có ghi:– Số tiền gốc thu được.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền nợ gốc được thu theo hợp đồng cho vay của khoản nợ đã mua chưa thu được.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nợ.

Tài khoản 9812- Lãi của khoản nợ đã mua

Tài khoản này mở tại bên mua nợ dùng để phản ánh lãi được thu theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua nhưng không đủ điều kiện hạch toán vào tài khoản 395- Lãi phải thu từ nghiệp vụ mua nợ trong bảng cân đối kế toán.

Bên Nợ ghi:– Số tiền lãi tính trên nợ gốc phải thu từ bên nợ của khoản nợ đã mua.
Bên Có ghi:– Số tiền thu được từ bên nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp khi xử lý theo cơ chế tài chính.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền lãi tính trên nợ gốc của khoản nợ đã mua nhưng chưa thu được.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng bên nợ.

Tài khoản 9813- Nợ gốc đã bán

Tài khoản này mở tại bên bán nợ dùng để phản ánh giá trị nợ gốc của khoản nợ đã bán còn nghĩa vụ nhưng không theo dõi nội bảng theo quy định của pháp luật.

Bên Nợ ghi:– Giá trị nợ gốc đã bán tăng.
Bên Có ghi:– Giá trị nợ gốc đã bán giảm.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị nợ gốc của khoản nợ đã bán.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ.

Tài khoản 9814- Lãi của khoản nợ đã bán

Tài khoản này mở tại bên bán nợ dùng để phản ánh giá trị nợ lãi của khoản nợ đã bán còn nghĩa vụ nhưng không theo dõi nội bảng theo quy định của pháp luật.

Bên Nợ ghi:– Giá trị khoản nợ lãi của khoản nợ đã bán tăng.
Bên Có ghi:– Giá trị khoản nợ lãi của khoản nợ đã bán giảm.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị nợ lãi của khoản nợ đã bán.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ.

Tài khoản 982- Cho vay theo hợp đồng hợp vốn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng đầu mối, dùng để phản ánh tình hình cấp tín dụng, thu nợ khách hàng bằng vốn góp của các tổ chức tín dụng thành viên trong nghiệp vụ cho vay theo hợp đồng hợp vốn.

Tài khoản 982- Cho vay theo hợp đồng hợp vốn có các tài khoản cấp III sau:

9821- Nợ trong hạn

9822- Nợ quá hạn

Tài khoản 9821- Nợ trong hạn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng đầu mối, dùng để phản ánh tình hình cấp tín dụng, thu nợ khách hàng bằng vốn góp của các tổ chức tín dụng thành viên trong nghiệp vụ cho vay theo hợp đồng hợp vốn đối với các khoản cho vay còn trong hạn theo hợp đồng tín dụng hoặc còn trong thời gian gia hạn nợ đối với các khoản vay được tổ chức tín dụng gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cho vay còn trong hạn theo hợp đồng hợp vốn.

– Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

Bên Có ghi:– Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay trong hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng thành viên và từng khách hàng vay tiền.

Tài khoản 9822- Nợ quá hạn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng đầu mối, dùng để phản ánh tình hình cấp tín dụng, thu nợ khách hàng bằng vốn góp của các tổ chức tín dụng thành viên trong nghiệp vụ cho vay theo hợp đồng hợp vốn đối với các khoản cho vay đã quá hạn, không được điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền tổ chức tín dụng cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cho vay quá hạn theo hợp đồng hợp vốn.
Bên Có ghi:– Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng thành viên và từng khách hàng vay.

Tài khoản 983- Cấp tín dụng theo hợp đồng nhận ủy thác

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng nhận ủy thác cấp tín dụng để phản ánh tình hình cấp tín dụng cho khách hàng bằng vốn nhận ủy thác (bên nhận ủy thác không phải chịu rủi ro khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ủy thác).

Tài khoản 983- Cấp tín dụng theo hợp đồng nhận ủy thác có các tài khoản cấp III sau:

9831- Nợ trong hạn

9832- Nợ quá hạn

Tài khoản 9831- Nợ trong hạn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng nhận ủy thác cấp tín dụng để phản ánh tình hình cấp tín dụng cho khách hàng bằng vốn nhận ủy thác (bên nhận ủy thác không phải chịu rủi ro khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ủy thác) đối với các khoản nợ trong hạn.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cấp tín dụng còn trong hạn.

– Chuyển từ tài khoản thích hợp sang.

Bên Có ghi: – Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cấp tín dụng trong hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.

Tài khoản 9832- Nợ quá hạn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng nhận ủy thác cấp tín dụng để phản ánh tình hình cấp tín dụng cho khách hàng bằng vốn nhận ủy thác (bên nhận ủy thác không phải chịu rủi ro khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ủy thác) đối với các khoản nợ quá hạn.

Bên Nợ ghi:– Số tiền cấp tín dụng quá hạn.
Bên Có ghi:– Số tiền khách hàng trả nợ.

– Chuyển sang tài khoản thích hợp.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cấp tín dụng đã quá hạn.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.

Tài khoản 984- Các nghiệp vụ ủy thác và đại lý khác

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng nhận ủy thác, làm đại lý, dùng để phản ánh tình hình thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý khác.

Bên Nợ ghi:– Số tiền nhận ủy thác, làm đại lý tăng.
Bên Có ghi:– Số tiền nhận ủy thác, làm đại lý giảm.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang cho nhận ủy thác, làm đại lý.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng ủy thác, thuê đại lý.

Tài khoản 989- Chứng khoán lưu ký

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị chứng khoán của tổ chức tín dụng và của người đầu tư ủy thác tổ chức tín dụng, đang gửi lưu ký tại đơn vị nhận lưu ký.

Bên Nợ ghi:– Giá trị chứng khoán của tổ chức tín dụng và của người đầu tư ủy thác, lưu ký gửi tại đơn vị nhận lưu ký.
Bên Có ghi:– Giá trị chứng khoán của tổ chức tín dụng và của người đầu tư ủy thác, lưu ký lấy ra.

– Giá trị chứng khoán của tổ chức tín dụng và của người đầu tư ủy thác được thanh toán khi đáo hạn.

Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị chứng khoán của tổ chức tín dụng và của người đầu tư ủy thác đang lưu ký tại đơn vị nhận lưu ký.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán gửi lưu ký

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, còn phải mở Sổ theo dõi chi tiết theo từng đơn vị nhận chứng khoán lưu ký và theo từng người đầu tư ủy thác tổ chức tín dụng làm dịch vụ này (trường hợp tài khoản lưu ký chứng khoán của người đầu tư).”

50. Sửa cụm từ “Cầm đồ” thành “Cầm cố” tại tên và nội dung hạch toán của Tài khoản 994 – Tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng.

Điều 3. Bổ sung một số tài khoản vào Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN như sau:

1. Bổ sung Tài khoản 1014 – Tiền mặt tại máy ATM

Tài khoản này dùng để theo dõi số tiền đồng Việt Nam tại các máy ATM của tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM.

– Các khoản thu tiền mặt trực tiếp từ máy ATM,

Bên Có ghi:– Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị.

– Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM.

Số dư Nợ:– Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng máy ATM.

2. Bổ sung Tài khoản 134 – Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng gửi tại các tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài.

Tài khoản 134 có các tài khoản cấp III sau:

1341 – Tiền gửi không kỳ hạn

1342 – Tiền gửi có kỳ hạn

1343 – Tiền gửi chuyên dùng

Bên Nợ ghi:– Số tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài.
Bên Có ghi:– Số tiền lấy ra.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền của tổ chức tín dụng đang gửi tại các tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài nhận tiền gửi.

3. Bổ sung Tài khoản 135 – Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng tiền tệ của tổ chức tín dụng gửi tại các tổ chức tín dụng khác trong nước.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1351 – Vàng gửi không kỳ hạn

1352 – Vàng gửi có kỳ hạn

Bên Nợ ghi:– Giá trị vàng tiền tệ gửi vào các tổ chức tín dụng khác trong nước.
Bên Có ghi:– Giá trị vàng tiền tệ lấy ra.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng tiền tệ của tổ chức tín dụng đang gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng trong nước nhận gửi.

4. Bổ sung Tài khoản 136 – Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng tiền tệ của tổ chức tín dụng gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1361 – Vàng gửi không kỳ hạn

1362 – Vàng gửi có kỳ hạn

Bên Nợ ghi:– Giá trị vàng tiền tệ gửi vào các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Bên Có ghi:– Giá trị vàng tiền tệ lấy ra.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng tiền tệ của tổ chức tín dụng đang gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng ở nước ngoài nhận gửi.

5. Bổ sung Tài khoản 139- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Có ghi:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

6. Bổ sung Tài khoản 16 – Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 16 – Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng đang đầu tư. Chứng khoán Nợ hạch toán trên tài khoản này là các loại chứng khoán nợ nắm giữ với mục đích đầu tư cho đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Chỉ hạch toán trên tài khoản này đối với các loại chứng khoán Nợ. (không hạch toán trên tài khoản này các loại chứng khoán vốn).

2. Tổ chức tín dụng phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó: (i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có); (ii) giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có); (iii) giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có). Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá – Chiết khấu + Phụ trội).

3. Nếu điều kiện về công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế (lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng). Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội và chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của tổ chức tín dụng.

4. Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó, tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi tổ chức tín dụng đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

5. Việc lập dự phòng giảm giá đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu về sự giảm giá chứng khoán kéo dài hoặc có bằng chứng chắc chắn là tổ chức tín dụng khó có thể thu hồi đầy đủ khoản đầu tư, không thực hiện lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với những thay đổi giá trong ngắn hạn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 161- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

Tài khoản 162- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

Tài khoản 163- Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

Tài khoản 164- Chứng khoán nước ngoài

Nội dung và phương pháp hạch toán trên các tài khoản này thực hiện giống các tài khoản chứng khoán nợ thuộc tài khoản 15 – Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán tương ứng (tài khoản 151, 152, 153, 154).

Tài khoản 169- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

– Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Đối với chứng khoán đầu tư được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

– Đối với chứng khoán đầu tư không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của pháp luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 169 có các tài khoản cấp III sau:

1691- Dự phòng cụ thể

1692- Dự phòng chung

1699- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán tài khoản 169 giống nội dung hạch toán tài khoản 149.

7. Bổ sung Tài khoản 26 – Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tài khoản 26 – Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài vay.

Tài khoản này có các Tài khoản cấp II sau:

261 – Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

262 – Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

263 – Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

264 – Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng

265 – Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng

266 – Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng

267 – Tín dụng khác bằng đồng Việt Nam

268 – Tín dụng khác bằng ngoại tệ và vàng

269 – Dự phòng rủi ro

261 – Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2611 – Nợ trong hạn

2612 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2611, 2612 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

262 – Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay trung hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2621 – Nợ trong hạn

2622 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2621, 2622 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

263 – Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2631 – Nợ trong hạn

2632 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2631, 2632 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

264 – Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng ngoại tệ và vàng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau

2641 – Nợ trong hạn

2642 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2641, 2642 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

265 – Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay trung hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng ngoại tệ và vàng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2651 – Nợ trong hạn

2652 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2651, 2652 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

266- Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng ngoại tệ và vàng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2661 – Nợ trong hạn

2662 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2661, 2662 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

267 – Tín dụng khác bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh các nghiệp vụ tín dụng khác bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài như nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá, các khoản trả thay từ giao dịch bảo lãnh, cho thuê tài chính,…

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2671 – Nợ trong hạn

2672 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2671, 2672 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

268 – Tín dụng khác bằng ngoại tệ và vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các nghiệp vụ tín dụng khác đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng ngoại tệ và vàng như: nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, các khoản trả thay từ giao dịch bảo lãnh, cho thuê tài chính,…

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2681 – Nợ trong hạn

2682 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 2681, 2682 giống nội dung hạch toán các tài khoản 2111, 2112.

269 – Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

2691 – Dự phòng cụ thể

2692 – Dự phòng chung

Nội dung và phương pháp hạch toán tài khoản 269 giống nội dung hạch toán tài khoản 209.

8. Bổ sung Tài khoản 304 – Bất động sản đầu tư

Tài khoản 304 – Bất động sản đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động bất động sản đầu tư theo nguyên giá của bất động sản đầu tư.

Tài khoản này chỉ mở và sử dụng tại các công ty con có chức năng kinh doanh bất động sản (áp dụng hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng để hạch toán kế toán) của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 05 “Bất động sản đầu tư”.

Bên Nợ ghi:– Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng trong kỳ.
Bên Có ghi:– Nguyên giá bất động sản đầu tư giảm trong kỳ.
Số dư Nợ:– Nguyên giá bất động sản đầu tư của tổ chức tín dụng cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng loại bất động sản đầu tư.

9. Bổ sung Tài khoản 3054 – Hao mòn bất động sản đầu tư

Tài khoản 3054 – Hao mòn bất động sản đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư đang nắm giữ.

Tài khoản này chỉ mở và sử dụng tại các công ty con có chức năng kinh doanh bất động sản (áp dụng hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng để hạch toán kế toán) của tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư giảm trong kỳ.
Bên Có ghi:– Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư tăng trong kỳ do trích khấu hao, do chuyển số khấu hao lũy kế của bất đồng sản chủ sở hữu sử dụng thành lập bất động sản đầu tư.
Số dư Nợ:– Giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư hiện có của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết:– Mở 1 tài khoản chi tiết.

10. Bổ sung Tài khoản 3535 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài khoản 3535 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại=Chênh lệch tạm thời được khấu trừ+Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụngxThuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (%)

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các quy định sau:

1. Tổ chức tín dụng chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại trong trường hợp tổ chức tín dụng dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.

2. Cuối năm tài chính, tổ chức tín dụng phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng” (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính), giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.

3. Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập, theo nguyên tắc:

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

4. Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế thu nhập (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán một phần hoặc toàn bộ).

5. Kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để ghi nhận bổ sung vào năm hiện tại.

6. Một số trường hợp chủ yếu phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do khấu hao tài sản cố định theo mục đích kế toán nhanh hơn khấu hao tài sản cố định cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm.

– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau. Ví dụ: Chi phí trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau;

– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được tính trên giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.

Bên Nợ ghi:– Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng.
Bên Có ghi:– Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.
Số dư Nợ:– Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

11. Bổ sung Tài khoản 366 – Các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng

Tài khoản 366- Các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng

Tài khoản 366 có các tài khoản cấp III sau:

3661- Các khoản phải thu từ các chi nhánh

3662- Các khoản phải thu tự Hội sở chính

Tài khoản 3661 – Cảc khoản phải thu các chi nhánh

Tài khoản này mở tại Hội sở chính của tổ chức tín dụng, dùng để phản ánh các khoản phải thu các chi nhánh phát sinh từ các giao dịch nội bộ hệ thống.

Bên Nợ ghi:– Số tiền phải thu chi nhánh từ các giao dịch nội bộ.
Bên Có ghi:– Số tiền phải thu chi nhánh đã thanh toán.

– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền Hội sở chính còn phải thu các chi nhánh.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng chi nhánh.

Tài khoản 3662 – Các khoản phải thu từ Hội sở chính

Tài khoản này mở tại các chi nhánh của tổ chức tín dụng, để phản ánh các khoản phải thu Hội sở chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi:– Các khoản phải thu Hội sở chính từ các giao dịch nội bộ.
Bên Có ghi:– Các khoản phải thu đã được Hội sở chính thanh toán.

– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền chi nhánh còn phải thu Hội sở chính.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

12. Bổ sung Tài khoản 37- Mua nợ

Tài khoản 37- Mua nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng bán nợ.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc mua bán nợ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết phù hợp với các quy định của pháp luật về mua bán nợ.

2. Giá trị khoản mua nợ được phản ánh vào tài khoản này là giá mua khoản nợ theo hợp đồng.

3. Nếu thu được tiền lãi của khoản nợ bao gồm cả tiền lãi từ trước khi tổ chức tín dụng mua khoản nợ đó, tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi theo nguyên tắc: (i) ghi giảm giá trị của khoản mua nợ số tiền lãi trước khi mua; (ii) ghi nhận là thu nhập số tiền lãi của kỳ sau khi tổ chức tín dụng mua nợ.

4. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro các khoản mua nợ theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

5. Giá trị nợ gốc, lãi của khoản nợ đã mua được theo dõi trong tài khoản ngoại bảng 981.

Tài khoản 37 có các tài khoản cấp II sau:

371- Mua nợ bằng đồng Việt Nam

372- Mua nợ bằng ngoại tệ

379- Dự phòng rủi ro

Tài khoản 371- Mua nợ bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ bằng đồng Việt Nam theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng bán nợ.

Bên Nợ ghi:– Số tiền mua nợ tăng.
Bên Có ghi:– Số tiền mua nợ giảm.
Số dư Nợ:– Số tiền mua nợ tại thời điểm cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán.

Tài khoản 372- Mua nợ bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ bằng ngoại tệ theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng bán nợ.

Nội dung hạch toán tài khoản 372 giống nội dung hạch toán tài khoản 371.

Tài khoản 379- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản mua nợ.

Tài khoản 379 có các tài khoản cấp III sau:

3791 – Dự phòng cụ thể

3792- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán tài khoản 379 giống nội dung hạch toán tài khoản 209.

13. Bổ sung Tài khoản 395- Lãi phải thu từ nghiệp vụ mua nợ

Tài khoản 395- Lãi phải thu từ nghiệp vụ mua nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên giá trị nợ gốc của khoản nợ mua có đủ tiêu chuẩn tính lãi dự thu theo quy định.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải thu từ nợ mua được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải thu từ nợ mua thể hiện số lãi tính dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng thanh toán, chi trả.

Tài khoản 395 có các tài khoản cấp III sau:

3951- Lãi phải thu từ nợ mua bằng đồng Việt Nam

3952- Lãi phải thu từ nợ mua bằng ngoại tệ

Nội dung hạch toán tài khoản 395 giống nội dung hạch toán tài khoản 391.

14. Bổ sung Tài khoản 397 – Phí phải thu

Tài khoản 397 – Phí phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải thu trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Phí từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí thực tế phải thu từng kỳ.

2. Số phí phải thu thể hiện số phí dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào thu nhập trong kỳ nhưng chưa được khách hàng thanh toán.

Bên Nợ ghi:– Số phí phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng (hạch toán đối ứng vào tài khoản thu nhập của tổ chức tín dụng).
Bên Có ghi:– Số phí phải thu đã được khách hàng thanh toán, chi trả.
Số dư Nợ:– Phản ánh số phí còn phải thu từ khách hàng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng loại dịch vụ cung cấp hưởng phí.

15. Bổ sung Tài khoản 4254 – Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 4254 – Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam chuyên dùng vào mục đích nhất định của khách hàng nước ngoài gửi tại tổ chức tín dụng.

Nội dung và phương pháp hạch toán trên tài khoản này giống tài khoản 4214 – Tiền gửi vốn chuyên dùng.

16. Bổ sung Tài khoản 4264- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ

Tài khoản 4264- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của khách hàng nước ngoài chuyên dùng vào mục đích nhất định gửi tại tổ chức tín dụng.

Nội dung và phương pháp hạch toán trên tài khoản này giống tài khoản 4214 – Tiền gửi vốn chuyên dùng.

17. Bổ sung Tài khoản 4535 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Tài khoản 4535 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định và ghi nhận theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.

2. Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.

3. Việc phi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:

– Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm;

– Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.

4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.

5. Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán).

6. Một số trường hợp chủ yếu làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Ví dụ thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định do tổ chức tín dụng xác định dài hơn thời gian sử dụng hữu ích theo chính sách tài chính hiện hành được cơ quan thuế chấp nhận dẫn đến mức trích khấu hao tài sản cố định theo kế toán thấp hơn khấu hao được khấu trừ vào lợi nhuận tính thuế.

Bên Nợ ghi:– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập).
Bên Có ghi:– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ.
Số dư Có:– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

18. Bổ sung Tài khoản 466 – Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng

Tài khoản 466- Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

4661- Các khoản phải trả các chi nhánh

4662- Các khoản phải trả Hội sở chính

Tài khoản 4661- Các khoản phải trả các chi nhánh

Tài khoản này mở tại Hội sở chính của tổ chức tín dụng, dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các chi nhánh phát sinh từ các giao dịch nội bộ hệ thống.

Bên Nợ ghi:– Số tiền Hội sở chính phải trả cho các chi nhánh.
Bên Có ghi:– Số tiền Hội sở chính đã trả cho các chi nhánh.

– Số tiền đã được xử lý chuyển vào tài khoản thích hợp khác.

Số dư Có:– Phản ánh số tiền Hội sở còn phải trả các chi nhánh.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng chi nhánh.

Tài khoản 4662 – Các khoản phải trả Hội sở chính

Tài khoản này mở tại các chi nhánh của tổ chức tín dụng, dùng để phản ánh các khoản phải trả Hội sở chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ hệ thống

Bên Có ghi:– Số tiền chi nhánh phải trả cho Hội sở chính.
Bên Nợ ghi:– Số tiền chi nhánh đã trả cho Hội sở chính.

– Số tiền đã được giải quyết chuyển vào tài khoản khác.

Số dư Có:– Phản ánh số tiền Chi nhánh còn phải trả Hội sở chính.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

19. Bổ sung Tài khoản 481- Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn

Tài khoản 481- Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng đầu mối dùng để phản ánh số tiền đã nhận được của các tổ chức tín dụng thành viên để cấp tín dụng hợp vốn với mức tiền đã thỏa thuận trên hợp đồng hợp vốn.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

4811- Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng đồng Việt Nam

4812- Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn bằng ngoại tệ

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Có ghi:– Số tiền đã nhận của các tổ chức tín dụng thành viên để cấp tín dụng hợp vốn.
Bên Nợ ghi:– Số tiền đã thanh toán với tổ chức tín dụng thành viên hợp vốn (khi đã giải ngân cho khách hàng vay).
Số dư Có:– Phản ánh số tiền đã nhận của các tổ chức tín dụng thành viên nhưng chưa giải ngân cho khách hàng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng thành viên cấp tín dụng hợp vốn.

20. Bổ sung Tài khoản 482- Nhận tiền ủy thác

Tài khoản 482- Nhận tiền ủy thác

Tài khoản này mở tại tổ chức tín dụng nhận ủy thác, dùng để phản ánh số tiền của bên ủy thác (chịu toàn bộ rủi ro và tổn thất phát sinh đối với hoạt động ủy thác khi tổ chức tín dụng nhận ủy thác đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ủy thác) chuyển cho tổ chức tín dụng nhận ủy thác đã được xác định theo hợp đồng ủy thác.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

4821- Nhận tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam

4822- Nhận tiền ủy thác bằng ngoại tệ

Nội dung hạch toán các tài khoản 482 giống nội dung hạch toán các tài khoản 481.

21. Bổ sung Tài khoản 483- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản 483- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tín dụng. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được trích từ chi phí quản lý để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Hàng năm, tổ chức tín dụng tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và lập Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 483 có các tài khoản cấp III:

Tài khoản 4831- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản 4832- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Tài khoản 4831- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tín dụng.

Bên Có ghi:– Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí.

– Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Bên Nợ ghi:– Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

– Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

– Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Số dư Có:– Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 4832- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định.

Bên Có ghi:– Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định tăng.
Bên Nợ ghi:– Giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ.

– Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý.

– Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định khi tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Số dư Có:– Nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định hiện có của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

22. Bổ sung Tài khoản 484- Quỹ khen thưởng, phúc lợi và thưởng Ban quản lý điều hành

Tài khoản 484- Quỹ khen thưởng, phúc lợi và thưởng Ban quản lý điều hành

Tài khoản này dùng để phản ánh quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng Ban quản lý điều hành của tổ chức tín dụng được trích lập theo quy định của pháp luật.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

4841- Quỹ khen thưởng

4842- Quỹ phúc lợi

4843- Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

4844- Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Có ghi:– Số tiền trích lập quỹ.
Bên Nợ ghi:– Số tiền sử dụng quỹ.
Số dư Có:– Phản ánh số tiền hiện có của quỹ.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

23. Bổ sung Tài khoản 487- Cấu phần Nợ của cổ phiếu ưu đãi

Tài khoản 487- Cấu phần Nợ của cổ phiếu ưu đãi

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành. Tài khoản này chỉ được mở và sử dụng khi cơ chế tài chính cho phép hoặc có quy định cụ thể về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tài chính phức hợp bao gồm 2 cấu phần (cấu phần Nợ phải trả và cấu phần vốn chủ sở hữu).

2. Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc phân tách 02 cấu phần Nợ phải trả và cấu phần vốn chủ sở hữu trong việc hạch toán kế toán được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Chỉ hạch toán trên tài khoản này giá trị cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành.

4. Cấu phần Nợ phải trả của Cổ phiếu ưu đãi được hạch toán trên tài khoản này và Cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi (hạch toán trên Tài khoản 65 – Cổ phiếu ưu đãi – cấu phần Vốn chủ sở hữu) là 2 hợp phần của cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành.

Bên Có ghi:– Giá trị cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi tổ chức tín dụng phát hành.
Bên Nợ ghi:– Thanh toán cổ phiếu ưu đãi khi đáo hạn (cấu phần Nợ phải trả).

– Mua lại cổ phiếu ưu đãi (cấu phần Nợ phải trả) trong kỳ.

– Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông (cấu phần Nợ của cổ phiếu ưu đãi).

Số dư Có:– Phản ánh tổng giá trị cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng đợt phát hành.

24. Bổ sung các tài khoản cấp III thuộc tài khoản 489- Dự phòng rủi ro khác như sau;

Tài khoản 4895 – Dự phòng chung đối với các cam kết đưa ra

Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán,… của tổ chức tín dụng với khách hàng.

Nội dung và phương pháp hạch toán tài khoản này giống nội dung hạch toán tài khoản 2092.

Tài khoản 4896- Dự phòng cụ thể đối với các cam kết đưa ra

Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán,… của tổ chức tín dụng với khách hàng.

Bên Có ghi:– Số dự phòng cụ thể đối với các cam kết đưa ra được trích lập.
Bên Nợ ghi:– Xử lý khoản rủi ro.

– Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng đã lập.

Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng cụ thể của cam kết đưa ra hiện có.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo các nhóm nợ.

25. Bổ sung Tài khoản 497- Phí phải trả

Tài khoản 497- Phí phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải trả dồn tích khi tổ chức tín dụng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp.

Hạch toán trên tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Số phí phải trả cho các nhà cung cấp được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí phải trả thực tế trong kỳ.

2. Phí phải trả theo dõi trên tài khoản này thể hiện số phí tính dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa chi trả cho nhà cung cấp.

Bên Có ghi:– Số phí phải trả cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ (hạch toán đối ứng vào tài khoản chi phí của tổ chức tín dụng).
Bên Nợ ghi:– Số phí phải trả đã thực hiện chi trả cho nhà cung cấp.
Số dư Có:– Phản ánh số phí còn phải trả cho các nhà cung cấp.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng nhà cung cấp.

26. Bổ sung Tài khoản 603 – Thặng dư vốn cổ phần

Tài khoản 603 – Thặng dư vốn cổ phần

Tài khoản này dùng để hạch toán số chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu.

Bên Có ghi:– Giá trị thặng dư vốn cổ phần tăng (phần chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu).
Bên Nợ ghi:– Giá trị thặng dư vốn cổ phần giảm (phần chênh lệch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá cổ phiếu).

– Kết chuyển thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ theo cơ chế tài chính và quy định của pháp luật.

Số dư Có:– Phản ánh giá trị phần thặng dư vốn cổ phần dương hiện có.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị phần thặng dư vốn cổ phần âm hiện có.
Hạch toán chi tiết:– Mở 01 tài khoản chi tiết.

27. Bổ sung Tài khoản 604 – Cổ phiếu quỹ

Tài khoản 604 – Cổ phiếu quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng (giảm) của số cổ phiếu do tổ chức tín dụng mua lại trong số cổ phiếu do tổ chức tín dụng đó đã phát hành ra công chúng để sau đó tái phát hành lại (gọi là cổ phiếu quỹ).

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành và được mua lại bởi chính tổ chức tín dụng phát hành, nhưng nó không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các loại cổ phiếu quỹ do tổ chức tín dụng nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi tổ chức tín dụng giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do tổ chức tín dụng nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán.

Tổ chức tín dụng chỉ được mở và sử dụng tài khoản này khi có cơ chế nghiệp vụ và thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Trị giá cổ phiếu quỹ mua vào phản ánh vào tài khoản này là giá thực tế bao gồm: giá thực tế mua vào và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu quỹ như chi phí môi giới, chi phí giao dịch cổ phiếu quỹ (nếu có).

2. Trị giá cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử dụng để trả cổ tức, thưởng,… được tính theo giá thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền.

3. Số tiền chênh lệch giá tái phát hành hoặc tái sử dụng và giá thực tế cổ phiếu quỹ mua vào được hạch toán vào bên Nợ hoặc bên Có tài khoản 603- Thặng dư vốn cổ phần.

4. Không theo dõi trên tài khoản này các đối tượng sau: (i) giá trị cổ phiếu mà tổ chức tín dụng mua của tổ chức tín dụng khác vì mục đích nắm giữ đầu tư; (ii) giá trị cổ phiếu tổ chức tín dụng mua lại với mục đích thu hồi để hủy bỏ vĩnh viễn (trường hợp này phải tiến hành ghi giảm trực tiếp vốn của tổ chức tín dụng).

5. Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, số dư bên Nợ tài khoản 604- cổ phiếu quỹ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi bên trong ngoặc đơn (xxx) đặt trong chỉ tiêu vốn của tổ chức tín dụng (sau các chỉ tiêu: Vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và thặng dư vốn cổ phần) trên Bảng cân đối kế toán.

6. Trường hợp tổ chức tín dụng mua lại cổ phiếu ưu đãi (công cụ phức hợp), trị giá cổ phiếu quỹ mua vào hạch toán trên tài khoản này là giá mua thực tế trừ đi cấu phần Nợ của cổ phiếu ưu đãi (giá trị hạch toán trên tài khoản 487 – Cấu phần Nợ của cổ phiếu ưu đãi).

Bên Nợ ghi:– Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ mua vào.
Bên Có ghi:– Trị giá cổ phiếu quỹ tái phát hành hoặc tái sử dụng (trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu,…).
Số dư Nợ:– Trị giá cổ phiếu quỹ hiện tổ chức tín dụng đang nắm giữ.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng đợt mua cổ phiếu quỹ.

28. Bổ sung Tài khoản 65 – Cổ phiếu ưu đãi

Tài khoản 65 – Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tài chính phức hợp bao gồm 2 cấu phần (cấu phần Nợ phải trả và cấu phần Vốn chủ sở hữu). Nội dung hạch toán trên tài khoản 65 – Cổ phiếu ưu đãi là phản ánh giá trị cấu phần Vốn chủ sở hữu của Cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành. Cấu phần Nợ phải trả của Cổ phiếu ưu đãi được hạch toán trên tài khoản 487 – Cấu phần Nợ của Cổ phiếu ưu đãi.

Bên Có ghi:– Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi tổ chức tín dụng phát hành.
Bên Nợ ghi:– Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi thanh toán khi đáo hạn.

– Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Số dư Có:– Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi tổ chức tín dụng phát hành, đang lưu thông.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng đợt phát hành.

Giá trị của cổ phiếu ưu đãi hạch toán trên tài khoản này là mệnh giá trong trường hợp không phát sinh phần giá trị được ghi nhận vào cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi. Trường hợp có phát sinh phần giá trị thuộc cấu phần nợ, giá trị cổ phiếu hạch toán trên tài khoản này là mệnh giá trừ đi phần giá trị hạch toán vào cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi.

29. Bổ sung Tài khoản 704- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

Tài khoản 704- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ khách hàng là bên được bảo lãnh.

30. Bổ sung Tài khoản 706- Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ

Tài khoản 706- Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu lãi tính trên gốc của khoản nợ mua, bán được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ.

31. Bổ sung Tài khoản 723- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

Tài khoản 723- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ: Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu nhập từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của tổ chức tín dụng.

32. Bổ sung Tài khoản 748- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác

Tài khoản 748- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác: Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác (không phải là các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ) của tổ chức tín dụng.

33. Bổ sung Tài khoản 805- Trả lãi tiền thuê tài chính

Tài khoản 805- Trả lãi tiền thuê tài chính: Tài khoản này dùng để hạch toán số lãi tiền thuê tài chính phải trả của tổ chức tín dụng.

34. Bổ sung Tài khoản 823- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

Tài khoản 823- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ: Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi phí phát sinh từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của tổ chức tín dụng.

35. Bổ sung Tài khoản 833- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 833- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tín dụng bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng trong năm hiện hành.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”và các quy định sau:

1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.

2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

3. Chi phí thuế doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:

– Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

– Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

4. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:

– Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;

– Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

8331- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Tài khoản 8331- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành.

2. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. Truờng hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

3. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, tổ chức tín dụng được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

4. Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

Bên Nợ ghi:– Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.

Bên Có ghi:– Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm.

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại.

– Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối.

Tài khoản 8331 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).

2. Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

3. Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có tài khoản 8332 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại vào tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối.

Bên Nợ ghi:– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm).

– Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm).

– Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có tài khoản 8332 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại lớn hơn số phát sinh bên Nợ tài khoản 8332 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối.

Bên Có ghi:– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).

– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).

– Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có tài khoản 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ tài khoản 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối.

Tài khoản 8332 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không có số dư cuối kỳ.

36. Bổ sung Tài khoản 843- Chi về nghiệp vụ mua bán nợ

Tài khoản 843- Chi về nghiệp vụ mua bán nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi cho hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng.

37. Bổ sung Tài khoản 848 – Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác

Tài khoản 848 – Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác: Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền chi cho các công cụ tài chính phái sinh khác (không phải là các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ) của tổ chức tín dụng.

38. Bổ sung Tài khoản 856 – Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng

Tài khoản 856- Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng: Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng theo chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

39. Bổ sung Tài khoản 857- Chi y tế cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng

Tài khoản 857- Chi y tế cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng: Gồm các khoản chi khám bệnh định kỳ cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng, chi mua thuốc dự phòng và các khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

40. Bổ sung Tài khoản 859- Chi khác cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng

Tài khoản 859- Chi khác cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng: Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi khác cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng theo quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng.

41. Bổ sung vào Tài khoản 882 – Chi dự phòng các tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 8826 – Chi dự phòng giảm giá khoản góp vốn, đầu tư mua cổ phần.

Tài khoản 8827 – Chi dự phòng đối với các cam kết đưa ra.

42. Bổ sung Tài khoản 921-Cam kết bảo lãnh vay vốn

Tài khoản 921-Cam kết bảo lãnh vay vốn

Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh vay vốn cho các tổ chức và cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Bên Nợ ghi:– Số tiền bảo lãnh vay vốn.
Bên Có ghi:– Số tiền tổ chức tín dụng chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn hoặc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn bảo lãnh vay vốn cho khách hàng.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được bảo lãnh vay vốn.

43. Bồ sung Tài khoản 922- Cam kết bảo lãnh thanh toán

Tài khoản 922- Cam kết bảo lãnh thanh toán

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh thanh toán cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 922 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

44. Bổ sung Tài khoản 924-Cam kết cho vay không hủy ngang

Tài khoản 924-Cam kết cho vay không hủy ngang

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 924 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

45. Bổ sung Tài khoản 925-Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C)

Tài khoản 925-Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C)

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 925 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

46. Bổ sung Tài khoản 926-Cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Tài khoản 926-Cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 926 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

47. Bổ sung Tài khoản 927-Cam kết bảo lãnh dự thầu

Tài khoản 921-Cam kết bảo lãnh dự thầu

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh dự thầu cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 927 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

48. Bổ sung Tài khoản 928-Cam kết bảo lãnh khác

Tài khoản 928-Cam kết bảo lãnh khác

Tài khoản này dùng để hạch toán toàn bộ số tiền tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo lãnh khác cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết mà tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nội dung hạch toán tài khoản 928 giống nội dung hạch toán tài khoản 921.

49. Bổ sung Tài khoản 938- Các văn bản, chứng từ cam kết khác nhận được

Tài khoản 938 – Các văn bản, chứng từ cam kết khác nhận được

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản cam kết bằng các văn bản, chứng từ cam kết khác (không phải là cam kết bảo lãnh) tổ chức tín dụng nhận được.

Nội dung hạch toán trên tài khoản này giống nội dung hạch toán tài khoản 931.

50. Bổ sung Tài khoản 944- Lãi chứng khoán chưa thu được

Tài khoản 944- Lãi chứng khoán chưa thu được

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi chứng khoán mà tổ chức tín dụng chưa thu được.

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:– Số tiền lãi chưa thu được.
Bên Có ghi:– Số tiền lãi đã thu được.
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền lãi chứng khoán tổ chức tín dụng chưa thu được.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức phát hành.

51. Bổ sung Tài khoản 945- Lãi tiền gửi chưa thu được

Tài khoản 945- Lãi tiền gửi chưa thu được

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tiền gửi mà tổ chức tín dụng chưa thu được.

Nội dung hạch toán tài khoản 945 giống nội dung hạch toán tài khoản 944.

52. Bổ sung Tài khoản 949- Phí phải thu chưa thu được

Tài khoản 949- Phí phải thu chưa thu được

Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải thu của tổ chức tín dụng chưa thu được.

Bên Nợ ghi:– Số phí phải thu chưa thu được.
Bên Có ghi:– Số phí phải thu đã thu được.
Số dư Nợ:– Phản ánh số phí phải thu chưa thu được.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết cho từng khách hàng.

53. Bổ sung vào Tài khoản 971 – Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi các Tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 9711 – Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.

Tài khoản 9712 – Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.

54. Bổ sung Tài khoản 972- Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán

Tài khoản 972- Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ bị tổn thất trong hoạt động thanh toán của tổ chức tín dụng đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để tận thu nợ. Thời gian theo dõi trên tài khoản này thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, hết thời gian theo dõi mà vẫn còn số dư thì được xuất toán.

Nội dung hạch toán trên tài khoản này giống nội dung hạch toán trên tài khoản 971.

55. Bổ sung Tài khoản 998- Tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thế chấp, cầm cố

Tài khoản 998- Tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tín dạng thế chấp, cầm cố

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.

Bên Nợ ghi:– Giá trị tài sản thế chấp tổ chức tín dụng thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.
Bên Có ghi:– Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được trả lại sau khi trả được nợ.

– Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xử lý.

Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị tài sản tổ chức tín dụng đang thế chấp, cầm cố.
Hạch toán chi tiết:– Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.

2. Các quyết định sau của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a. Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

b. Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Quyết định số 807/2005/QD-NHNN ngày 01/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c. Quyết định số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 5. Tổ chức thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính- Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu