Thông tư 107/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO NGƯỜI ĐIỀU HÀNH DẦU KHÍ
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ vào Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ vào Nghị định 33/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Ban hành hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ – CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ vào Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
– Thông tư này quy định kế toán đối với Người điều hành dầu khí. Những nội dung không quy định trong Thông tư này, Người điều hành dầu khí thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán; Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 244/2009/ TT – BTC ngày 31/12/2009 và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Dưới đây gọi tắt là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành).
– Người điều hành dầu khí áp dụng hệ thống tài khoản quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và những tài khoản sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Người điều hành dầu khí, công ty điều hành chung (gọi chung là Người điều hành dầu khí) đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam .
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Người điều hành dầu khí là tổ chức, cá nhân đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí, điều hành các hoạt động trong phạm vi được ủy quyền.
Các từ viết tắt JOC, POC và PSC trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. JOC: là hình thức Công ty điều hành chung. Theo hợp đồng dầu khí các bên nhà thầu đồng ý thành lập một công ty điều hành chung, đóng vai trò là đại lý đại diện cho các bên tham gia hợp đồng tiến hành các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, phát triển, khai thác dầu khí trong diện tích hợp đồng, hoạt động với tư cách là người điều hành duy nhất thay mặt các bên nhà thầu thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận về điều hành chung và phù hợp với các quyết định của Ủy ban quản lý.
2. PSC: là hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm mà theo đó các bên tham gia góp vốn cử ra một người điều hành cho hợp đồng, người điều hành sẽ thay mặt các bên tham gia góp vốn thực hiện các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí theo các quyền hạn, thỏa thuận và theo các quy định của Hợp đồng phân chia sản phẩm.
3. POC: là hình thức hợp đồng điều hành chung mà các bên nhà thầu đồng ý thành lập một Công ty điều hành dầu khí do phía Việt Nam đại diện là Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đứng ra làm Người điều hành.
Điều 3. Chữ viết sử dụng trong kế toán
1. Trường hợp Hợp đồng dầu khí quy định sử dụng chữ viết là tiếng nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Hợp đồng dầu khí và phải dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Trường hợp Hợp đồng dầu khí không quy định chữ viết sử dụng trong kế toán thì chữ viết sử dụng trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam là tiếng Việt. Nếu cần sử dụng tiếng nước ngoài thì phải sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Điều 4. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán thì thực hiện theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
2. Trường hợp Hợp đồng dầu khí không quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán thì đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán được tuân theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.
Chương II
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO NGƯỜI ĐIỀU HÀNH DẦU KHÍ
Điều 5. Hệ thống tài khoản kế toán
1. Người điều hành dầu khí áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành với sự sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, đổi tên một số tài khoản kế toán sau:
a) Bổ sung Tài khoản 246 – “Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí và tình hình quyết toán chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí. Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng trong các hợp đồng dầu khí được theo dõi chi tiết theo từng Hợp đồng dầu khí.
b) Bổ sung Tài khoản 247 – “Chi phí phát triển mỏ”. Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí phát triển các mỏ dầu khí và tình hình quyết toán giá trị đầu tư phát triển mỏ trong các Hợp đồng dầu khí.
c) Bổ sung Tài khoản 248 – “Chi phí khai thác”. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí phát sinh trong giai đoạn khai thác dầu khí của từng Hợp đồng dầu khí.
d) Bổ sung Tài khoản 249 – “Chi phí không được thu hồi”: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí phát sinh trong các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển mỏ và giai đoạn khai thác nhưng không được phép thu hồi theo quy định của Hợp đồng dầu khí và các chi phí bị treo, bị loại trong quá trình kiểm toán theo Báo cáo kiểm toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
đ) Bổ sung Tài khoản 251 – “Chi phí đã thu hồi”: Tài khoản này phản ánh số chi phí đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí trên cơ sở chi trước – thu hồi trước theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
e) Đổi tên Tài khoản 341 – “Vay dài hạn” thành “Vốn góp của các bên nhà thầu khác”: Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền góp của các bên nhà thầu khác không phải là công ty mẹ – Người điều hành tham gia hợp đồng theo quy định của Hợp đồng dầu khí. Tài khoản 341 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác được mở thêm hai tài khoản cấp 2 như sau:
– Tài khoản 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn của các bên Nhà thầu tham gia hợp đồng góp vào theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
– Tài khoản 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên nhà thầu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn góp của các bên Nhà thầu tham gia hợp đồng đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí trên cơ sở chi trước – thu hồi trước.
g) Đổi tên Tài khoản 411 – “Nguồn vốn kinh doanh” thành “Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành”. Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành theo quy định của Hợp đồng dầu khí. Tài khoản 411 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành được mở thêm hai tài khoản cấp 2 như sau:
– Tài khoản 4111 – “Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành”: Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn của công ty mẹ – Người điều hành góp vào theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
– Tài khoản 4112 – “Thu hồi vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành”: Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí trên cơ sở chi trước – thu hồi trước.
h) Đổi tên Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” thành “Chi phí quản lý hành chính chung”. Tài khoản này phản ánh chi phí bộ phận quản lý, hành chính của Người điều hành dầu khí phát sinh trong kỳ.
2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí với những sửa đổi, bổ sung nêu trên ban hành tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Trường hợp Người điều hành dầu khí có phát sinh các hoạt động kinh tế khác thì được sử dụng tài khoản liên quan ngoài hệ thống tài khoản được quy định tại Thông tư này nhưng nằm trong Hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành thì không cần phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Điều 6. Kế toán chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
1.Tài khoản 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dùng để phản ánh chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí phát sinh trong quá trình tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí. Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí được theo dõi chi tiết theo từng Hợp đồng dầu khí.
2. Nguyên tắc kế toán
a) Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí là các chi phí phát sinh để nhằm mục đích tìm kiếm, đánh giá tiềm năng dầu khí, xác định sự tồn tại trữ lượng và khả năng khai thác thương mại của dầu khí trong phạm vi đối tượng (vỉa, thành hệ) cấu tạo, cụm cấu tạo, lô hoặc bể trầm tích bao gồm các công việc: chuẩn bị, khảo sát địa chất, địa vật lý, địa hóa và các khảo sát khác; các phân tích và nghiên cứu, khoan, đóng giếng; thử vỉa; hoàn thiện giếng; sửa chữa giếng; huỷ giếng; các kế hoạch thẩm lượng và các công việc khác. Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng có thể bao gồm:
– Chi phí liên quan đến việc thu thập tài liệu về địa vật lý, địa hóa, địa chất, địa hình tầng chứa và thu thập số liệu khoan bao gồm xử lý, tái xử lý, phân tích và minh giải dữ liệu;
– Chi phí nhân công, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư dự trữ, thiết bị và dịch vụ được sử dụng trong việc khoan các giếng thăm dò và giếng thẩm lượng;
– Chi phí quản lý hành chính chung được phân bổ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
– Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí.
b) Trường hợp Hợp đồng dầu khí quy định các khoản dưới đây được ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng thì Người điều hành dầu khí thực hiện ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng (sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật – nếu có):
– Khoản thu từ dầu, khí khai thác, được phép sử dụng để bù đắp chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
– Các khoản thu từ bảo hiểm hoặc bồi thường liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
– Doanh thu từ việc cho bên thứ ba thuê, sử dụng tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
– Số thu từ việc thanh lý tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
– Các khoản thu khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí.
Trường hợp các khoản thu được nêu trên liên quan đến nhiều hoạt động và không thể bóc tách riêng cho từng hoạt động như tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; hoạt động phát triển và hoạt động khai thác thì Người điều hành dầu khí phân bổ số thu và ghi giảm chi phí (Bao gồm các chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, chi phí phát triển mỏ và chi phí khai thác) theo tiêu thức phù hợp nhất với từng hợp đồng dầu khí và đặc điểm hoạt động của Người điều hành dầu khí.
c) Khi Hợp đồng dầu khí hết thời hạn hoạt động, Người điều hành dầu khí phải tất toán số chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và số chi phí đã thu hồi. Phần chênh lệch giữa số chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng cao hơn số chi phí thực tế thu hồi được ghi giảm vào phần góp vốn của các bên.
d) Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết các chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng có thể được thu hồi và chi phí không được thu hồi theo từng Hợp đồng dầu khí. Người điều hành dầu khí được mở chi tiết các Tài khoản cấp 2, cấp 3 của Tài khoản 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
3. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán Tài khoản 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
Bên Nợ: Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Các khoản thu khác được ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng.
– Kết chuyển chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
Số dư Bên Nợ: Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng lũy kế tại thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp kế toán chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
a) Khi phát sinh các chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng liên quan đến Hợp đồng dầu khí như chi phí địa chất – địa vật lý; chi phí khoan, ghi:
Nợ TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331.
b) Trường hợp theo quy định của Hợp đồng dầu khí, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về không được tính luôn vào chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng mà chỉ được ghi nhận vào chi phí khi đưa vào sử dụng cho mục đích tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí thì khi mua về phải làm thủ tục nhập kho và kế toán theo quy định hiện hành. Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tư dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò,thẩm lượng, ghi:
Nợ TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
Có các TK 152,153.
c) Định kỳ phân bổ chi phí quản lý hành chính chung vào chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, ghi:
Nợ TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
Có TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung.
d) Kế toán các khoản thu từ bảo hiểm hoặc yêu cầu bồi thường liên quan đến hoạt động dầu khí, số thu từ việc cho bên thứ ba thuê, sử dụng quyền sở hữu tài sản, các khoản điều chỉnh nhận được từ các nhà cung cấp có liên quan đến vật tư kém phẩm chất, hay không đúng quy cách, mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí; thu từ việc thanh lý vật tư, tài sản mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí nhưng không còn cần thiết để sử dụng trong hoạt động dầu khí và các khoản thu nhập khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí (sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật – nếu có) được ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng theo quy định của Hợp đồng dầu khí, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng (nếu được ghi giảm chi phí thu hồi)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Nếu phải trả lại cho PVN)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
e) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí thực hiện kết chuyển số chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng đã được thu hồi, ghi:
Nợ TK 251 – Chi phí đã thu hồi
Có TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng.
g) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, trường hợp chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng phát sinh cao hơn số chi phí đã thu hồi, phần chênh lệch được ghi giảm vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 246 – Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng .
Điều 7. Kế toán chi phí phát triển mỏ
1.Tài khoản 247 – Chi phí phát triển mỏ được dùng để phản ánh chi phí phát triển các mỏ dầu, khí. Chi phí phát triển mỏ được theo dõi chi tiết theo từng Hợp đồng dầu khí.
2. Nguyên tắc kế toán
a) Chi phí phát triển mỏ là toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động phát triển một hoặc nhiều vỉa dầu khí trong một diện tích phát triển của từng Hợp đồng dầu khí, bao gồm:
– Các chi phí liên quan đến việc khoan và hoàn thiện các giếng phát triển, như: Chi phí khảo sát địa chất công trình phục vụ khoan, thiết kế giếng khoan và các chi phí liên quan đến công tác khoan khác trong giai đoạn phát triển;
– Các chi phí xây dựng phát triển mỏ, như: Chi phí thiết kế mỏ, lập sơ đồ công nghệ mỏ, thiết kế và xây dựng dàn công nghệ, hệ thống đường ống công nghệ, các nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ và các chi phí liên quan đến giai đoạn phát triển mỏ;
– Các chi phí, như: Lao động, vật tư tiêu hao và các dịch vụ không có giá trị tận dụng lại phát sinh trong quá trình khoan và khoan sâu thêm các giếng;
– Chi phí quản lý hành chính chung được phân bổ cho hoạt động phát triển mỏ;
– Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ.
b) Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định các khoản dưới đây được ghi giảm chi phí phát triển thì Người điều hành dầu khí thực hiện ghi giảm chi phí phát triển theo quy định của Hợp đồng dầu khí (sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật – nếu có):
– Khoản thu từ dầu, khí khai thác, được phép sử dụng để bù đắp chi phí phát triển mỏ;
– Các khoản thu từ bảo hiểm hoặc bồi thường liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ;
– Doanh thu từ việc cho bên thứ ba thuê, sử dụng tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ;
– Số thu từ việc thanh lý tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ;
– Các khoản thu khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ.
Trường hợp các khoản thu được nêu trên liên quan đến nhiều hoạt động và không thể bóc tách riêng cho từng hoạt động như tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, hoạt động phát triển mỏ và hoạt động khai thác thì Người điều hành dầu khí phân bổ số thu và ghi giảm (bao gồm các chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, chi phí phát triển mỏ và chi phí khai thác) theo tiêu thức phù hợp nhất với từng Hợp đồng dầu khí và đặc điểm hoạt động của Người điều hành dầu khí.
c) Khi Hợp đồng dầu khí hết thời hạn hoạt động, Người điều hành dầu khí phải tất toán số chi phí phát triển mỏ và số chi phí đã thu hồi. Phần chênh lệch giữa số chi phí phát triển mỏ cao hơn số chi phí thực tế thu hồi được ghi giảm vào phần góp vốn của các bên.
d) Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết các chi phí phát triển mỏ có thể được thu hồi và chi phí không được thu hồi theo từng Hợp đồng dầu khí. Người điều hành dầu khí được mở chi tiết các Tài khoản cấp 2, cấp 3 của Tài khoản 247 – Chi phí phát triển mỏ phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
3. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán Tài khoản 247 – Chi phí phát triển mỏ
Bên Nợ: Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động phát triển mỏ của Hợp đồng dầu khí phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Kết chuyển chi phí phát triển mỏ khi kết thúc Hợp đồng dầu khí;
– Các khoản thu khác được ghi giảm chi phí phát triển mỏ.
Số dư Bên Nợ: Chi phí phát triển mỏ lũy kế tại thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp kế toán chi phí phát triển mỏ
a) Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ, ghi:
Nợ TK 247 – Chi phí phát triển mỏ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331.
b) Trường hợp theo quy định của Hợp đồng dầu khí, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về không được tính luôn vào chi phí phát triển mỏ mà chỉ được ghi nhận vào chi phí khi đưa vào sử dụng, thì khi mua về phải làm thủ tục nhập kho và hạch toán theo quy định hiện hành. Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tư dùng cho hoạt động phát triển mỏ, ghi:
Nợ TK 247 – Chi phí phát triển mỏ
Có các TK 152,153.
c) Định kỳ phân bổ chi phí quản lý hành chính chung vào chi phí phát triển mỏ, ghi:
Nợ TK 247 – Chi phí phát triển mỏ
Có TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung.
d) Kế toán các khoản thu từ bảo hiểm hoặc yêu cầu bồi thường liên quan đến hoạt động dầu khí, số thu từ việc cho bên thứ ba thuê, sử dụng quyền sở hữu tài sản, các khoản điều chỉnh nhận được từ các nhà cung cấp có liên quan đến vật tư kém phẩm chất, hay không đúng quy cách, mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí; thu từ việc thanh lý vật tư, tài sản mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí nhưng không còn cần thiết để sử dụng trong hoạt động dầu khí và các khoản thu nhập khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển mỏ, (sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật – nếu có) được ghi giảm chi phí phát triển mỏ, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 247 – Chi phí phát triển mỏ (nếu được ghi giảm chi phí thu hồi)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Nếu phải trả lại cho PVN)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
e) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí thực hiện kết chuyển số chi phí phát triển mỏ đã được thu hồi, ghi:
Nợ TK 251 – Chi phí đã thu hồi
Có TK 247 – Chi phí phát triển mỏ.
f) Khi kết thúc hợp đồng dầu khí, trường hợp chi phí phát triển mỏ phát sinh cao hơn số chi phí đã thu hồi, phần chênh lệch được ghi giảm vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 247 – Chi phí phát triển mỏ.
Điều 8. Kế toán giai đoạn khai thác
1. Tài khoản 248 – Chi phí khai thác dùng để phản ánh các chi phí phát sinh trong giai đoạn khai thác dầu khí.
2. Nguyên tắc kế toán
a) Chi phí khai thác là tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp được phân bổ, phát sinh trong quá trình khai thác dầu thô và khí thiên nhiên trong từng Hợp đồng dầu khí bao gồm cả phần chi phí chung và chi phí hành chính có thể được phân bổ vào chi phí khai thác theo quy định của Hợp đồng dầu khí. Chi phí khai thác có thể bao gồm:
– Chi phí cho việc vận hành và bảo dưỡng phương tiện cần thiết và lập lịch trình, điều khiển;
– Chi phí đo lường, thử vỉa và gọi dòng, thu gom;
– Chi phí xử lý, tàng trữ và vận chuyển dầu thô và khí thiên nhiên từ bể chứa dầu khí đến điểm giao nhận;
– Chi phí quản lý hành chính chung được phân bổ cho hoạt động khai thác;
– Chi phí thu dọn mỏ;
– Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác.
b) Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định các khoản dưới đây được ghi giảm chi phí khai thác thì Người điều hành dầu khí thực hiện ghi giảm chi phí khai thác theo quy định của Hợp đồng dầu khí (sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật – nếu có):
– Khoản thu từ dầu, khí khai thác, được phép sử dụng để bù đắp chi phí khai thác;
– Các khoản thu từ bảo hiểm hoặc bồi thường liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác;
– Doanh thu từ việc cho bên thứ ba thuê, sử dụng tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác;
– Số thu từ việc thanh lý tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác;
– Các khoản thu khác liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác.
Trường hợp các khoản thu được nêu trên liên quan đến nhiều hoạt động và không thể bóc tách riêng cho từng hoạt động, như: Tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; hoạt động phát triển và hoạt động khai thác thì Người điều hành dầu khí phân bổ số thu và ghi giảm chi phí (bao gồm các chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, chi phí phát triển mỏ và chi phí khai thác) theo tiêu thức phù hợp nhất với từng Hợp đồng dầu khí và đặc điểm hoạt động của Người điều hành.
c) Định kỳ, Người điều hành dầu khí phải nộp tiền ký quỹ cho nước chủ nhà (đại diện là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) để trích lập Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ, hoàn trả mặt bằng và được tính vào chi phí khai thác. Trường hợp số tiền trích quỹ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh liên quan đến việc thu dọn mỏ thì phần số quỹ chưa sử dụng hết được ghi giảm chi phí khai thác (nếu chưa thu hồi hết chi phí) hoặc phản ánh là khoản phải trả cho các bên trong Hợp đồng dầu khí.
d) Khi Hợp đồng dầu khí hết thời hạn hoạt động, Người điều hành dầu khí phải tất toán số chi phí khai thác và số chi phí đã thu hồi. Phần chênh lệch giữa số chi phí khai thác cao hơn số chi phí thực tế thu hồi được ghi giảm vào phần góp vốn của các bên.
đ) Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết các chi phí khai thác có thể được thu hồi theo từng Hợp đồng dầu khí. Người điều hành dầu khí được mở chi tiết các Tài khoản cấp 2, cấp 3 của Tài khoản 248 – Chi phí khai thác phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Người điều hành dầu khí được mở Tài khoản cấp 2 để theo dõi riêng các chi phí được vốn hóa và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn khai thác.
3. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán Tài khoản 248 – Chi phí khai thác
Bên Nợ: Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khai thác của Hợp đồng dầu khí phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Kết chuyển chi phí khai thác khi kết thúc Hợp đồng dầu khí;
– Các khoản thu khác được ghi giảm chi phí khai thác.
Số dư Bên Nợ: Chi phí khai thác lũy kế tại thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp kế toán chi phí khai thác
a) Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, ghi:
Nợ TK 248 – Chi phí khai thác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331.
b) Trường hợp theo quy định của Hợp đồng dầu khí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về không được tính luôn vào chi phí khai thác mà chỉ được ghi nhận vào chi phí khi đưa vào sử dụng thì khi mua về phải làm thủ tục nhập kho và hạch toán theo quy định hiện hành. Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tư dùng cho hoạt động khai thác, ghi:
Nợ TK 248 – Chi phí khai thác
Có các TK 152,153.
c) Định kỳ phân bổ chi phí quản lý hành chính chung vào chi phí khai thác, ghi:
Nợ TK 248 – Chi phí khai thác
Có TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung.
d) Kế toán các khoản thu từ bảo hiểm hoặc yêu cầu bồi thường liên quan đến hoạt động dầu khí, số thu từ việc cho bên thứ ba sử dụng quyền sở hữu tài sản, các khoản điều chỉnh nhận được từ các nhà cung cấp có liên quan đến vật tư kém phẩm chất, hay không đúng quy cách, mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí; thu từ việc thanh lý vật tư, tài sản mà trước đó đã được ghi nhận vào chi phí nhưng không còn cần thiết để sử dụng trong hoạt động dầu khí và các khoản thu nhập khác liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác (sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật – nếu có) được ghi giảm chi phí khai thác, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 248 – Chi phí khai thác (Nếu được ghi giảm chi phí thu hồi)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (nếu phải trả cho PVN)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
e) Khi trích lập Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, ghi:
Nợ TK 248 – Chi phí khai thác
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
f) Khi kết thúc việc thu dọn mỏ, nếu Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính không sử dụng hết thì phần Quỹ còn lại sẽ được xử lý như sau:
– Trường hợp các bên Nhà thầu chưa thu hồi hết chi phí, phần Quỹ còn lại được ghi giảm chi phí khai thác, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 248 – Chi phí khai thác.
– Trường hợp các bên nhà thầu đã thu hồi hết chi phí, phần Quỹ còn lại sau khi đã nộp tiền lãi cho nước chủ nhà được phản ánh là khoản phải trả khác cho các bên, theo từng trường hợp cụ thể sau:
+ Nếu Người điều hành dầu khí thay mặt cho các bên nộp Ngân sách Nhà nước phần lãi nước chủ nhà được hưởng, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (phần lãi nước chủ nhà được hưởng)
Có TK 338 – Phải trả khác.
+ Nếu PVN giữ lại phần lãi nước chủ nhà được hưởng, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược (Phần lãi nước chủ nhà được hưởng)
Có TK 338 – Phải trả khác.
g) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí thực hiện kết chuyển số chi phí khai thác đã được thu hồi, ghi:
Nợ TK 251 – Chi phí đã thu hồi
Có TK 248 – Chi phí khai thác.
h) Khi kết thúc hợp đồng dầu khí, trường hợp chi phí khai thác phát sinh cao hơn số chi phí đã thu hồi, phần chênh lệch được ghi giảm vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 248 – Chi phí khai thác.
Điều 9. Kế toán chi phí không được thu hồi
1. Tài khoản 249 – Chi phí không được thu hồi được dùng để phản ánh số chi phí không được thu hồi theo quy định của Hợp đồng dầu khí và các chi phí bị treo, bị loại trong quá trình kiểm toán theo Báo cáo kiểm toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
2. Nguyên tắc kế toán
Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết các chi phí không được thu hồi theo từng giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển, giai đoạn khai thác dầu khí. Người điều hành dầu khí được mở chi tiết tài khoản cấp 2, cấp 3 của Tài khoản 249 – Chi phí không được thu hồi phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
3. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán Tài khoản 249 – Chi phí không được thu hồi
Bên Nợ: Các khoản chi phí không được thu hồi của các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển và giai đoạn khai thác dầu khí phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Các chi phí không được thu hồi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Hợp đồng dầu khí và được tái phân loại là chi phí thu hồi;
– Ghi giảm chi phí không được thu hồi khi kết thúc hợp đồng dầu khí.
Số dư bên Nợ: Chi phí không được thu hồi lũy kế tại thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp hạch toán chi phí không được thu hồi
a) Khi các chi phí trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển, giai đoạn khai thác được xác định là chi phí không được thu hồi, ghi:
Nợ TK 249 – Chi phí không được thu hồi
Có các TK 246, 247, 248.
b) Khi các khoản chi phí không được thu hồi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Hợp đồng dầu khí được tái phân loại là chi phí thu hồi, ghi:
Nợ TK 246, 247, 248
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi.
c) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, kế toán ghi giảm chi phí không được thu hồi và số vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi.
d) Khi thanh lý số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn tồn kho chưa xuất dùng cho các hoạt động dầu khí:
– Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… Số thu từ việc thanh lý
Nợ TK 249 – Chi phí không được thu hồi (Phần chênh lệch giữa số thu từ việc thanh lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có các TK 152, 153 (Giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
– Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý lớn hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… Số thu từ việc thanh lý
Có các TK 152, 153 (Giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi (Phần chênh lệch giữa số thu từ việc thanh lý lớn hơn giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
Điều 10. Kế toán chi phí đã thu hồi
1.Tài khoản 251 – Chi phí đã thu hồi được dùng để phản ánh số chi phí của giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển và giai đoạn khai thác dầu khí đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí được phân bổ từ sản lượng dầu thực tế (không bao gồm số dầu lãi) trong mỗi quý. Chi phí hoạt động dầu khí được thu hồi trên cơ sở chi trước – thu hồi trước.
2. Nguyên tắc kế toán
Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết các chi phí đã thu hồi theo từng giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển và giai đoạn khai thác dầu khí. Người điều hành dầu khí được mở chi tiết tài khoản cấp 2, cấp 3 của Tài khoản 251 – Chi phí đã thu hồi phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
3. Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán Tài khoản 251 – Chi phí đã thu hồi
Bên Nợ: Kết chuyển chi phí đã thu hồi của các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển và giai đoạn khai thác dầu khí khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
Bên Có: Các khoản chi phí đã thu hồi của các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển và giai đoạn khai thác dầu khí phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số chi phí đã thu hồi tại thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp hạch toán chi phí đã thu hồi
a) Khi Nhà thầu thu hồi chi phí hoạt động dầu khí thông qua dầu thu hồi chi phí, ghi:
Nợ TK 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu
Nợ TK 4112 – Thu hồi vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 251 – Chi phí đã thu hồi.
b) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí thực hiện kết chuyển số chi phí đã thu hồi, ghi:
Nợ TK 251 – Chi phí đã thu hồi
Có các TK 246, 247, 248.
Điều 11. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Nguyên tắc kế toán
a) Nhà điều hành dầu khí phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập hoặc các khoản được ghi giảm chi phí phát sinh trong kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp được kế toán là khoản giảm trừ vào số thu nhập phát sinh trong kỳ. Đối với các khoản thu được ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; chi phí phát triển và chi phí khai thác theo quy định của Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí chỉ thực hiện việc ghi giảm sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu pháp luật về thuế quy định các khoản thu đó thuộc đối tượng chịu thuế).
2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
– Khi có phát sinh các khoản thu nhập chịu thuế TNDN, Người điều hành dầu khí phản ánh số thuế TNDN phải nộp, ghi:
Nợ các TK 515, 711
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
– Đối với các khoản thu được ghi giảm chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, chi phí phát triển và chi phí khai thác, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, 138
Có các TK 246, 247, 248
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp (Nếu có).
– Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Có các TK 111, 112.
Điều 12. Kế toán khấu trừ thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong giai đoạn khai thác
1. Trong giai đoạn khai thác có doanh thu từ việc bán dầu, khí, khi phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Người điều hành dầu khí được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Trường hợp Người điều hành dầu khí chỉ thực hiện việc kê khai thuế cho Nhà thầu nhưng không trực tiếp nộp thuế GTGT đầu ra, căn cứ vào Tờ khai thuế, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
2. Khi có quyết định của các bên Nhà thầu về việc ghi giảm phần vốn góp theo tỷ lệ góp vốn đối với số thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành
Nợ TK 3411 – Vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Có TK 138 – Phải thu khác.
3. Các quy định khác liên quan đến kế toán thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Chế độ Kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Điều 13. Kế toán khoản vốn góp của các bên Nhà thầu
1. Nguyên tắc ghi nhận vốn góp
a) Người điều hành dầu khí phải theo dõi khoản vốn góp nhận được chi tiết cho từng bên nhà thầu theo từng Hợp đồng dầu khí trên cơ sở vốn thực góp.
b) Đối với trường hợp Người điều hành dầu khí là hình thức Công ty điều hành chung POC hoặc được thuê làm Người điều hành dầu khí (không tham gia góp vốn vào Hợp đồng Dầu khí), thì Người điều hành dầu khí ghi nhận khoản vốn góp của các bên nhà thầu vào Tài khoản 341 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác.
c) Đối với trường hợp Người điều hành dầu khí hoạt động theo quy định của hợp đồng dầu khí dưới hình thức JOC và PSC, việc ghi nhận vốn góp của các bên được thực hiện theo nguyên tắc:
– Phần vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành được ghi nhận là vốn đầu tư của chủ sở hữu và hạch toán khoản vốn góp nhận được vào Tài khoản 411 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành.
– Phần vốn góp nhận được từ các bên khác trong Hợp đồng được ghi nhận là khoản nợ phải trả và được hạch toán vào Tài khoản 341 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác.
d) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, Người điều hành dầu khí phải ghi giảm vốn góp của các bên đối với số dầu đã thu hồi chi phí và số chi phí chưa được thu hồi hết.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác
a). Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác
Bên Nợ: Số vốn góp của các bên nhà thầu khác giảm do thu hồi vốn góp khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
Bên Có: Số tiền thực góp vốn của các bên nhà thầu khác phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số tiền thực góp vốn của các bên nhà thầu khác tại thời điểm báo cáo.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên nhà thầu khác
Bên Nợ: Số vốn góp của các bên nhà thầu khác được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển số vốn góp đã thu hồi qua dầu thu hồi chi phí để ghi giảm vốn góp của các bên nhà thầu khác khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
Số dư bên Nợ: Số vốn góp của các bên nhà thầu khác được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí lũy kế đến thời điểm báo cáo.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
a) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Bên Nợ: Số vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành giảm do thu hồi vốn góp khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
Bên Có: Số tiền thực góp vốn của công ty mẹ – Người điều hành phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Số tiền thực góp vốn của công ty mẹ – Người điều hành tại thời điểm báo cáo.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên nhà thầu khác
Bên Nợ: Số vốn góp của công ty mẹ – Nhà điều hành được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển số vốn góp đã thu hồi qua dầu thu hồi chi phí để ghi giảm vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành khi kết thúc hợp đồng dầu khí.
Số dư bên Nợ: Số vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí lũy kế đến thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp kế toán khoản vốn góp của các bên
a) Khi Người điều hành dầu khí nhận tiền góp vốn của các bên trong Hợp đồng dầu khí:
– Trường hợp một bên tham gia góp vốn được chỉ định và chấp thuận là Người điều hành dầu khí nhân danh Nhà thầu thực hiện các công việc và nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng, thì khi nhận vốn góp của các bên Nhà thầu, ghi:
Nợ các TK 111,112
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác (Phần vốn góp tương ứng của các bên nhà thầu tham gia hợp đồng – Chi tiết cho từng nhà thầu)
Có TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành (Phần vốn góp tương ứng của công ty mẹ – người điều hành theo quy định của hợp đồng dầu khí).
– Trường hợp Người điều hành dầu khí là Công ty điều hành chung được thành lập để đại diện cho các bên tham gia góp vốn và các bên góp vốn cùng cử người tham gia điều hành chung hoặc Người điều hành dầu khí được các bên tham gia góp vốn thuê để điều hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, hoạt động phát triển và hoạt động khai thác dầu khí, khi nhận vốn góp của các bên Nhà thầu, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác.
b) Khoản thu từ lãi tiền gửi (sau khi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước) nếu được ghi tăng vốn góp của các bên, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác (Phần các bên khác được hưởng)
Có TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
c) Trường hợp các khoản thu khác (ngoài các khoản thu được ghi giảm chi phí) theo quy định trong Hợp đồng dầu khí sau khi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước được ghi tăng vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác
Có TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
d) Định kỳ ghi nhận số vốn góp đã thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí, ghi:
Nợ TK 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên nhà thầu khác
Nợ TK 4112 – Thu hồi vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 251 – Chi phí đã thu hồi.
đ) Trong giai đoạn khai thác có doanh thu từ việc bán dầu, khí, khi phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Người điều hành dầu khí được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Khi xác định thuế GTGT phải nộp trong kỳ, Người điều hành dầu khí căn cứ vào Tờ khai thuế kế toán ghi giảm phần vốn góp của các bên Nhà thầu theo tỷ lệ góp vốn đối với số thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành
Nợ TK 3411 – Vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Có TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
e) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, kế toán ghi giảm khoản vốn góp của các bên tương ứng với số vốn góp đã được thu hồi, ghi:
Nợ TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác (Phần vốn góp tương ứng của các bên Nhà thầu tham gia hợp đồng – Chi tiết cho từng Nhà thầu)
Nợ TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 3412 – Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Có TK 4112 – Thu hồi vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành.
f) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, trường hợp chi phí của hoạt động dầu khí chưa được thu hồi hết thì Người điều hành dầu khí ghi giảm vốn góp của các bên tương ứng với số chi phí chưa thu hồi, ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành
Nợ TK 3411 – Vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Có các TK 246, 247, 248.
g) Khi kết thúc Hợp đồng dầu khí, kế toán ghi giảm chi phí không được thu hồi và số vốn góp của các bên, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi.
h) Khi trả lại tiền góp vốn cho các bên, ghi:
Nợ TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác
Nợ TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
Điều 14. Kế toán thanh lý tài sản
1. Nguyên tắc kế toán
a) Người điều hành dầu khí có trách nhiệm chuyển giao các tài sản cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sau khi đã thu hồi hết chi phí mà không còn cần thiết cho các hoạt động dầu khí. Trường hợp PVN không nhận tài sản này thì Người điều hành dầu khí có thể thanh lý, toàn bộ số thu phát sinh từ việc bán những tài sản này sẽ được trả cho PVN.
b) Trường hợp chi phí hoạt động dầu khí chưa được thu hồi hết nhưng tài sản không còn cần thiết cho hoạt động dầu khí, tùy thuộc vào sự phê duyệt của PVN, Người điều hành dầu khí có thể quyết định các tài sản đó. Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán những tài sản được ghi giảm Chi phí thu hồi của hoạt động dầu khí (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế – nếu có).
c) Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chỉ được tính vào chi phí thu hồi khi xuất dùng cho hoạt động dầu khí, nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ chưa xuất dùng cho hoạt động dầu khí còn tồn kho mà không còn cần thiết sử dụng cho hoạt động dầu khí, người điều hành có thể thanh lý (theo yêu cầu của các nhà thầu), phần chênh lệch giữa số tiền thu được từ việc thanh lý so với giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được ghi nhận vào chi phí không được thu hồi.
2. Phương pháp hạch toán kế toán
a) Trường hợp chi phí chưa được thu hồi hết, số thu từ việc thanh lý tài sản sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán, và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có các TK 331, 333
Có các TK 246, 247, 248.
b) Trường hợp chi phí hoạt động dầu khí đã được thu hồi hết theo quy định, số thu từ việc thanh lý tài sản sau khi trừ đi các khoản chi phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế (nếu có) được chuyển trả cho PVN, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có các TK 331, 333
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết phải trả cho PVN).
c) Khi thanh lý số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn tồn kho chưa xuất dùng cho các hoạt động dầu khí:
– Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… Số thu từ việc thanh lý
Nợ TK 249 – Chi phí không được thu hồi (Phần chênh lệch giữa số thu từ việc thanh lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có các TK 152, 153 (Giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có).
– Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý lớn hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… Số thu từ việc thanh lý
Có các TK 152, 153 (Giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi (Phần chênh lệch giữa số thu từ việc thanh lý lớn hơn giá trị ghi sổ NVL, CC, DC thanh lý)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có).
– Trường hợp các bên nhà thầu quyết định sử dụng phần chênh lệch giữa số thu từ việc thanh lý và giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để điều chỉnh khoản vốn góp, ghi:
+ Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý lớn hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán kết chuyển phần chênh lệch đang được ghi nhận trong chi phí không được thu hồi để ghi tăng vốn góp của các bên:
Nợ TK 249 – Chi phí không được thu hồi
Có các TK 3411, 4111.
+ Trường hợp số tiền thu từ việc thanh lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán kết chuyển phần chênh lệch đang được ghi nhận trong chi phí không được thu hồi để ghi tăng vốn góp của các bên:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 249 – Chi phí không được thu hồi.
Điều 15. Kế toán các khoản thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
a) Các khoản thu khác ngoài quy định của hợp đồng có thể bao gồm:
– Thu lãi tiền gửi;
– Thu nhập quà biếu, quà tặng của các cá nhân, tổ chức tặng;
– Các khoản thu khác.
b) Các khoản thu khác được ghi nhận là thu nhập khác hoặc doanh thu hoạt động tài chính. Sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước (nếu có), các khoản thu này được ghi tăng vốn góp của các bên Nhà thầu dầu khí trừ trường hợp Hợp đồng dầu khí quy định được ghi giảm chi phí hoạt động dầu khí.
2. Phương pháp kế toán
a) Kế toán lãi tiền gửi ngân hàng
– Khi phát sinh lãi tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 112, 138
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Phản ánh số thuế TNDN phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
– Ghi nhận số vốn góp của các bên tăng tương ứng với số lãi tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên nhà thầu khác.
– Trường hợp Hợp đồng dầu khí quy định lãi tiền gửi ngân hàng được ghi giảm chi phí hoạt động dầu khí, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có các TK 246, 247, 248.
b) Kế toán các khoản thu khác
– Khi phát sinh các khoản thu khác ngoài quy định của Hợp đồng dầu khí như thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức cá nhân tặng, các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ các TK 112, 131
Có TK 711 – Thu nhập khác.
– Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến các khoản thu nhập, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có các TK 112, 331.
– Kết chuyển chi phí khác và thu nhập khác để xác định thu nhập thuần, ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 811 – Chi phí khác.
– Phản ánh số thuế TNDN phải nộp, ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
– Ghi nhận số vốn góp của các bên tăng tương ứng với số thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 4111 – Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành
Có TK 3411 – Vốn góp của các bên Nhà thầu khác.
– Trường hợp Hợp đồng dầu khí quy định các khoản thu nhập khác được ghi giảm chi phí hoạt động dầu khí, ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có các TK 246, 247, 248.
Điều 16. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái
a)Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định cụ thể về việc áp dụng tỷ giá hối đoái thì Người điều hành dầu khí thực hiện theo quy định của Hợp đồng dầu khí. Trường hợp Hợp đồng dầu khí không có quy định cụ thể về việc áp dụng tỷ giá hối đoái thì Người điều hành dầu khí áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch.
b) Tỷ giá giao dịch thực tế trong các trường hợp được xác định cụ thể như sau:
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng mà nhà đầu tư chuyển tiền góp vốn tại ngày góp vốn.
– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì đơn vị ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi đơn vị chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi đơn vị dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh;
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi đơn vị thực hiện thanh toán.
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi đơn vị thường xuyên có giao dịch (do đơn vị tự lựa chọn) theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và quy đổi tài sản và nợ phải trả khi chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đồng ngoại tệ ra Việt Nam Đồng: Là tỷ giá mua bán bình quân của một ngân hàng thương mại do đơn vị tự lựa chọn tại thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
c) Tỷ giá ghi sổ (tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền) trong các trường hợp được xác định cụ thể như sau:
– Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh của từng đối tượng;
– Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.
2. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
a)Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
– Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và đơn vị sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
– Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc đơn vị không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
c) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ được quyền nhận lại; Các khoản nhận đặt cọc, ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ phải hoàn trả.
3. Áp dụng các loại tỷ giá sử dụng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các tài khoản phản ánh tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí, thu nhập khác. Một số trường hợp khác được quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp nhận trước tiền của người mua thì thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá tại thời điểm nhận trước của người mua;
– Trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí có liên quan trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm trả trước;
– Trường hợp tài sản, chi phí được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá tại thời điểm trả trước cho người bán.
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau:
– Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua), bên Có TK phản ánh các khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;
– Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).
c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.
4. Nguyên tắc kế toán
a) Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận vào doanh thu tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) và kết chuyển điều chỉnh tăng, giảm chi phí hoạt động dầu khí (nếu được tính là chi phí thu hồi) hoặc ghi nhận là khoản chênh lệch tỷ giá (trên TK 413) của Bảng cân đối kế toán (nếu không được tính vào chi phí thu hồi).
b) Căn cứ vào quyết định của nhà thầu hoặc cấp có thẩm quyền, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá (trên TK 413) để điều chỉnh tăng giảm phần vốn góp của các bên hoặc phần chi phí không được thu hồi.
5. Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá
a) Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán trong kỳ
– Khi phát sinh lãi, lỗ tỷ giá, ghi:
+ Ghi nhận lãi tỷ giá:
Nợ các TK liên quan
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Ghi nhận lỗ tỷ giá:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK liên quan.
– Trường hợp lãi, lỗ tỷ giá được tính vào chi phí thu hồi, kế toán kết chuyển ngay lãi, lỗ tỷ giá để điều chỉnh chi phí hoạt động dầu khí tại thời điểm phát sinh:
+ Kết chuyển lãi tỷ giá và ghi giảm chi phí các hoạt động dầu khí, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có các TK 246, 247, 248, 642.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá và ghi tăng chi phí các hoạt động dầu khí, ghi:
Nợ các TK 246, 247, 248, 642
Có TK 635 – Chi phí tài chính.
– Trường hợp lãi, lỗ tỷ giá không được tính vào chi phí thu hồi, cuối kỳ kế toán kết chuyển lãi, lỗ tỷ giá vào TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
+ Kết chuyển lãi tỷ giá, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có TK 635 – Chi phí tài chính.
– Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
b) Kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
– Cuối kỳ, khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
+ Trường hợp phát sinh lãi, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Trường hợp phát sinh lỗ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK liên quan.
– Tùy thuộc vào từng trường hợp được tính là chi phí thu hồi hoặc không được thu hồi, kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này. Trường hợp Hợp đồng dầu khí có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
c) Khi các bên nhà thầu hoặc cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý số chênh lệch tỷ giá lũy kế không được tính vào chi phí thu hồi, căn cứ vào quyết định kế toán ghi:
– Trường hợp chênh lệch tỷ giá được điều chỉnh vào vốn góp của các bên:
+ Kết chuyển lãi tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có các TK 3411, 4111.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 3411, 4111
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
– Trường hợp chênh lệch tỷ giá được điều chỉnh trực tiếp vào chi phí không được thu hồi:
+ Kết chuyển lãi tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 249 – Chi phí không dược thu hồi.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 249 – Chi phí không dược thu hồi.
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Điều 17. Kế toán chi phí thu dọn mỏ
Nguyên tắc kế toán
a) Người điều hành dầu khí thay mặt các bên tham gia Hợp đồng dầu khí chịu trách nhiệm thu dọn mỏ, hoàn trả mặt bằng theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc Hợp đồng dầu khí.
b) Định kỳ, kể từ khi bắt đầu đi vào khai thác thương mại, Người điều hành dầu khí phải nộp tiền ký quỹ cho nước chủ nhà (đại diện là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) để đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc thực hiện thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.
c) Khi nộp tiền vào tài khoản ký quỹ của PVN, Người điều hành dầu khí đồng thời được trích lập Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính và được tính vào chi phí của giai đoạn khai thác.
d) Việc trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ thu dọn mỏ phải được theo dõi chi tiết theo từng Hợp đồng dầu khí.
đ) Trường hợp số trích Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính lớn hơn số thực chi cho việc thu dọn mỏ thì phần kết dư còn lại của quỹ được xử lý như sau:
– Nếu đã thu hồi hết chi phí thì phần kết dư còn lại của Quỹ sau khi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước được chia lại cho các bên theo nguyên tắc phân chia dầu lãi;
– Nếu chưa thu hồi hết chi phí, phần kết dư còn lại của Quỹ được ghi giảm chi phí của giai đoạn khai thác.
2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Khi trích lập Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính (chi phí thu dọn mỏ), ghi:
Nợ TK 248 – Chi phí khai thác
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
b) Khi Người điều hành dầu khí nộp tiền ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ tài chính do PVN quản lý, ghi:
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
c) Khi phát sinh chi phí thu dọn thực tế, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí trích trước
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
d) Khi nhận lại tiền ký quỹ từ PVN để thanh toán chi phí thu dọn mỏ phát sinh, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược.
đ) Thanh toán tiền chi phí thu dọn mỏ đã phát sinh, ghi:
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
e) Khi kết thúc việc thu dọn mỏ, trường hợp Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính không sử dụng hết thì kết dư còn lại của Quỹ được xử lý như sau:
– Trường hợp chưa thu hồi hết chi phí hoạt động dầu khí, Người điều hành dầu khí ghi giảm chi phí khai thác tương ứng với số Quỹ còn lại chưa sử dụng, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 248 – Chi phí khai thác.
– Trường hợp đã thu hồi hết chi phí hoạt động dầu khí, Người điều hành dầu khí phản ánh số Quỹ chưa sử dụng hết là khoản phải trả cho các bên, theo các trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp Người điều hành dầu khí phải thay mặt các bên Nhà thầu nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước đối với phần lãi nước chủ nhà được hưởng:
Khi nhận lại tiền ký quỹ từ PVN, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (số tiền ký quỹ nhận lại từ PVN chưa trừ số phải nộp NSNN)
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược.
Khi xác định số phải nộp Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Khi thực nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
+ Trường hợp PVN đã nộp thay Người điều hành dầu khí số lãi nước chủ nhà được hưởng, khi nhận lại tiền ký quỹ từ PVN, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (số tiền ký quỹ nhận lại từ PVN đã trừ số phải nộp NSNN)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược.
– Số Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính chưa sử dụng hết được ghi nhận là khoản phải trả, phải nộp khác cho các bên Nhà thầu sau khi đã trừ số tiền lãi nước chủ nhà được hưởng, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác (Chi tiết cho từng bên Nhà thầu).
– Khi thanh toán số tiền được phân phối từ Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho các bên nhà thầu hoặc Công ty mẹ – Người điều hành, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho từng Nhà thầu)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
Điều 18. Kế toán chi phí quản lý hành chính chung
1. Nguyên tắc kế toán
a) Chi phí quản lý hành chính chung là chi phí hoạt động của văn phòng Người điều hành dầu khí cho từng Hợp đồng dầu khí. Chi phí quản lý hành chính chung là các chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; hoạt động phát triển và hoạt động khai thác dầu khí. Định kỳ chi phí quản lý hành chính chung được phân bổ vào chi phí tìm kiếm thăm dò, phát triển, thẩm lượng; chi phí phát triển và chi phí khai thác một cách phù hợp với quy định của từng Hợp đồng dầu khí và đặc điểm của Người điều hành dầu khí. Chi phí quản lý hành chính chung có thể bao gồm:
– Chi phí tiền lương nhân viên văn phòng Người điều hành dầu khí;
– Chi phí thuê tài sản của văn phòng Người điều hành dầu khí;
– Chi phí dịch vụ mua ngoài của văn phòng Người điều hành dầu khí;
– Chi phí hành chính khác của của văn phòng Người điều hành dầu khí.
b) Người điều hành dầu khí phải tập hợp và theo dõi chi tiết chi phí quản lý chung cho từng Hợp đồng dầu khí để phục vụ việc quyết toán ngân sách với các bên Nhà thầu trong Hợp đồng. Trường hợp Người điều hành dầu khí thực hiện nhiều Hợp đồng dầu khí mà không thể tách riêng chi phí quản lý hành chính chung cho từng Hợp đồng thì được phân bổ theo tiêu thức phù hợp với với quy định của Hợp đồng dầu khí và các bên Nhà thầu tham gia hợp đồng.
2. Phương pháp kế toán
– Khi tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên của Người điều hành dầu khí, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
– Khi trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí quản lý hành chính chung, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
– Khi mua vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng ngay cho hoạt động của văn phòng Người điều hành dầu khí mà không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331.
– Khi xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng cho hoạt động của Người điều hành dầu khí, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Có các TK 152, 153.
– Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng cho Người điều hành dầu khí bằng tiền tạm ứng cho nhân viên, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141 – Tạm ứng
Có các TK 111, 112.
– Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác cho Người điều hành dầu khí như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, chi phí thuê văn phòng làm việc, thuê phương tiện đi lại, chi phí khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331.
– Định kỳ, Người điều hành dầu khí phân bổ chi phí quản lý hành chính chung vào chi phí tìm kiếm thăm dò, chi phí phát triển mỏ, chi phí khai thác, ghi:
Nợ các TK 246, 247, 248
Có TK 642 – Chi phí quản lý hành chính chung.
Điều 19. Quy định về việc lập, nộp báo cáo tài chính
1. Quy định chung việc lập và trình bày Báo cáo tài chính
a) Người điều hành dầu khí lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định của Hợp đồng dầu khí.
b) Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Người điều hành dầu khí thực hiện theo biểu mẫu quy định tại phụ lục 2 Thông tư này và được bổ sung thêm các chỉ tiêu quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp khi có nhu cầu mà không cần sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán tuân thủ theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và những hướng dẫn bổ sung tại khoản 2 Điều này. Người điều hành được tự đánh mã số cho các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động.
c) Trường hợp hợp đồng dầu khí không có quy định cụ thể về báo cáo các khoản thu, chi trong kỳ, Người điều hành dầu khí vận dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành để báo cáo các khoản thu, chi trong kỳ. Phương pháp lập các chỉ tiêu của báo cáo thu, chi phải phù hợp với quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
d) Người điều hành dầu khí vận dụng Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Chế độ kế toán doanh nghiệp để lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính của mình. Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, Người điều hành phải trình bày chi tiết số chi phí tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác được kiểm toán của PVN chấp thuận là chi phí thu hồi và không được chấp thuận là chi phí thu hồi. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trên Bản Thuyết minh báo cáo tài chính phải phù hợp với quy định hướng dẫn tại Chế độ Kế toán doanh nghiệp hiện hành.
2. Hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán
Bổ sung và hướng dẫn nội dung và phương pháp lập một số chỉ tiêu đặc thù trong Bảng Cân đối kế toán so với Chế độ Kế toán doanh nghiệp hiện hành. Những chỉ tiêu không hướng dẫn tại Thông tư này Người điều hành dầu khí thực hiện theo quy định của Chế độ Kế toán doanh nghiệp hiện hành.
a) Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng lũy kế đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 246 “Chi phí tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
b) Chi phí phát triển mỏ
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình phát triển các mỏ dầu khí lũy kế đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí phát triển” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 247 “ Chi phí phát triển mỏ” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
c) Chi phí khai thác
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình khai thác dầu khí lũy kế đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí khai thác” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 248 “ Chi phí khai thác” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
d) Chi phí không được thu hồi
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số chi phí không được thu hồi theo quy định của Hợp đồng dầu khí và các chi phí bị treo, bị loại trong quá trình kiểm toán theo Báo cáo kiểm toán của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí không được thu hồi” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 249 “ Chi phí không được thu hồi” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
đ) Chi phí đã thu hồi
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số chi phí đã được thu hồi của các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; giai đoạn phát triển mỏ và giai đoạn khai thác dầu khí thông qua dầu thu hồi chi phí đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí thu hồi” được căn cứ vào số dư Có Tài khoản 251 “ Chi phí thu hồi”, trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
e) Vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số vốn góp của các bên Nhà thầu khác không phải là Công ty mẹ – người điều hành tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Vốn góp của các bên Nhà thầu khác” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 3411 “ Vốn góp của các bên Nhà thầu khác” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3411.
g) Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu khác
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số vốn góp của các bên Nhà thầu khác đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí tại thời điểm báo cáo. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 3412 “ Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3412.
h) Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số vốn của Công ty mẹ – Người điều hành tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 4111 “ Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 4111.
k) Thu hồi vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành đã được thu hồi thông qua dầu thu hồi chi phí tại thời điểm báo cáo. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Thu hồi vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 4112 “ Thu hồi vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành ” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 4112.
3. Nơi nộp báo cáo
Các Báo cáo tài chính của Người điều hành dầu khí phải nộp cho Cục thuế địa phương, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư, Cục thống kê địa phương và các cơ quan khác theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015. Người điều hành dầu khí đã được Bộ Tài chính chấp thuận Chế độ kế toán áp dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực phải chuyển sang thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Những Hợp đồng Dầu khí hết hiệu lực trước ngày 31/12/2016 Người điều hành dầu khí được tiếp tục áp dụng Chế độ kế toán đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Người điều hành dầu khí, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Trần Xuân Hà |
PHỤ LỤC SỐ 01
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO NGƯỜI ĐIỀU HÀNH DẦU KHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 107 /2014/TT – BTC ngày 8 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính)
SỐ TT | SỐ HIỆU TK | TÊN TÀI KHOẢN | GHI CHÚ | |
CẤP1 | CẤP 2 | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
| LOẠI TK1 TÀI SẢN NGẮN HẠN | ||
01 | 111 |
| Tiền mặt | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
02 | 112 |
| Tiền gửi ngân hàng | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
03 | 113 |
| Tiền đang chuyển | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
04 | 131 |
| Phải thu của khách hàng | |
05 | 133 |
| Thuế GTGT được khấu trừ | |
1331 | Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ | |||
1332 | Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ | |||
06 | 136 |
| Phải thu nội bộ | |
07 | 138 |
| Phải thu khác | |
| 1381 | Tài sản thiếu chờ xử lý | ||
| 1388 | Phải thu khác | ||
08 | 139 |
| Dự phòng phải thu khó đòi | |
09 | 141 |
| Tạm ứng | Chi tiết theo đối tượng |
10 | 142 |
| Chi phí trả trước ngắn hạn | |
|
| |||
11 | 151 |
| Hàng mua đang đi đường | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
12 | 152 |
| Nguyên liệu, vật liệu | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
13 | 153 |
| Công cụ, dụng cụ | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
LOẠI TK 2 TÀI SẢN DÀI HẠN | ||||
14 | 242 |
| Chi phí trả trước dài hạn | |
15 | 244 |
| Ký quỹ, ký cược | |
16 | 246 |
| Chi phí tìm kiếm, thăm dò | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
17 | 247 |
| Chi phí phát triển | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
18 | 248 |
| Chi phí khai thác | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
19 | 249 |
| Chi phí không được thu hồi | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
20 | 251 |
| Chi phí đã thu hồi | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
|
| LOẠI TK 3 NỢ PHẢI TRẢ | ||
21 | 311 |
| Vay ngắn hạn | |
22 | 331 |
| Phải trả cho người bán | Chi tiết theo đối tượng |
23 | 333 |
| Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | |
3331 | Thuế GTGT phải nộp | |||
33311 | Thuế GTGT đầu ra | |||
33312 | Thuế GTGT hàng nhập khẩu | |||
3333 | Thuế xuất, nhập khẩu | |||
3334 | Thuế TNDN | |||
3335 | Thuế thu nhập cá nhân | |||
3336 | Thuế tài nguyên | |||
3337 | Thuế nhà thầu nước ngoài | |||
3338 | Các loại thuế khác | |||
3339 | Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác | |||
24 | 334 |
| Phải trả người lao động | |
3341 | Phải trả công nhân viên | |||
3348 | Phải trả người lao động khác | |||
25 | 335 |
| Chi phí phải trả | |
26 | 338 |
| Phải trả, phải nộp khác | |
3381 | Tài sản thừa chờ giải quyết | |||
3383 | Bảo hiểm xã hội | |||
3384 | Bảo hiểm y tế | |||
3386 | Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn | |||
3389 | Bảo hiểm thất nghiệp | |||
27 | 341 |
| Vốn góp của các bên Nhà thầu khác | |
| 3411 | Vốn góp của các bên Nhà thầu khác | ||
| 3412 | Thu hồi vốn góp của các bên nhà thầu khác | ||
28 | 344 |
| Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn | |
29 | 352 |
| Dự phòng phải trả | |
30 | 353 |
| Qũy khen thưởng, phúc lợi | |
3531 | Qũy khen thưởng | |||
3532 | Quỹ phúc lợi | |||
LOẠI TK 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU | ||||
31 | 411 |
| Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành | |
| 4111 | Vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành | ||
| 4112 | Thu hồi vốn góp của công ty mẹ – Người điều hành | ||
32 | 413 |
| Chênh lệch tỷ giá hối đoái | |
LOẠI TK 5 DOANH THU | ||||
33 | 515 |
| Doanh thu hoạt động tài chính | |
LOẠI TK 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH | ||||
34 | 635 |
| Chi phí tài chính | |
35 | 642 |
| Chi phí quản lý hành chính chung | |
LOẠI TK 7 THU NHẬP KHÁC | ||||
36 | 711 |
| Thu nhập khác | |
LOẠI TK 8 CHI PHÍ KHÁC | ||||
37 | 811 |
| Chi phí khác |
PHỤ LỤC SỐ 02
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày…..tháng…..năm……
(Ban hành kèm theo Thông tư số 107 /2014/TT – BTC ngày 8 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính)
TÀI SẢN | Mã số | Thuyết minh | Số cuối năm | Số đầu năm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A. Tài sản ngắn hạn | ||||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | ||||
1. Tiền | ||||
2.Các khoản tương đương tiền | ||||
II. Các khoản phải thu ngắn hạn | ||||
1. Phải thu của khách hàng | ||||
2. Trả trước cho người bán | ||||
III. Hàng tồn kho | ||||
– Hàng tồn kho | ||||
VI. Tài sản ngắn hạn khác | ||||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | ||||
2. Thuế GTGT được khấu trừ | ||||
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước | ||||
4. Tài sản ngắn hạn khác | ||||
B. Tài sản dài hạn | ||||
1. Chi phí tìm kiếm thăm dò | ||||
2. Chi phí phát triển | ||||
3. Chi phí khai thác | ||||
4. Chi phí không được thu hồi | ||||
5. Chi phí đã thu hồi | ||||
6. Chi phí trả trước dài hạn | ||||
7. Tài sản dài hạn khác | ||||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | ||||
NGUỒN VỐN | ||||
A. Nợ phải trả | ||||
1. Vốn góp của các bên Nhà thầu khác | ||||
– Vốn góp của các bên Nhà thầu khác | ||||
– Thu hồi vốn góp của các bên Nhà thầu khác | ||||
2. Phải trả cho người bán | ||||
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | ||||
4. Phải trả người lao động | ||||
5. Chi phí phải trả | ||||
6. Các khoản phải trả, phải nộp khác | ||||
7. Dự phòng phải trả | ||||
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | ||||
9. Phải trả dài hạn khác | ||||
B. Vốn chủ sở hữu | ||||
1. Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành | ||||
– Vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành | ||||
– Thu hồi vốn góp của Công ty mẹ – Người điều hành | ||||
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái | ||||
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN |
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– [...]
- Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
- Thông tư 60/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số67/2011/NĐ-CP
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP
Luật quản lý thuế 2006
QUỐC HỘI Số: 78/2006/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng [...]
- Thông tư 191/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng cơ bản (XDCB), sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp
- Thông tư 175/2011/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định số 1146/2004/QĐ-NHNN Sửa đổi Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN