Thông tư 109/2001/TT-BTC hướng dẫn kế toán, quyết toán các khoản viện trợ không hoàn lại đốivới các đơn vị tiếp nhận, sử dụng viện trợ không hoàn lại

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 109/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001

THÔNG TƯ

Hướng dẫn kế toán tiếp nhận

và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.

Thựchiện Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chếquản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; Quyết định số 64/2001-QĐ-TTgngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng việntrợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài;

BộTài chính hướng dẫn kế toán, quyết toán các khoản viện trợ không hoàn lại đốivới các đơn vị tiếp nhận, sử dụng viện trợ không hoàn lại, như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG.

1.Viện trợ không hoàn lại là một khoản thu của ngân sách nhà nước và phải đượchạch toán vào ngân sách và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước. Cáckhoản viện trợ không hoàn lại bao gồm: viện trợ bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ,hàng hóa, tài sản dưới hình thức chương trình, dự án viện trợ trong các lĩnhvực hành chính sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản hoặc phi chương trình, dự ánmang tính chất nhân đạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản cứu trợkhẩn cấp, các khoản viện trợ nhằm khắc phục hậu quả thiên tai.

2.Các Bộ, ban, ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, cácSở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban quảnlý dự án viện trợ và các đơn vị có tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợkhông hoàn lại (sau đây gọi tắt là đơn vị) đều phải kế toán đầy đủ, chính xác,kịp thời các khoản viện trợ đã nhận, đã sử dụng và thanh quyết toán nguồn việntrợ như nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Chế độ kế toánhiện hành và theo quy định của Thông tư này.

3.Kế toán các khoản viện trợ không hoàn lại phải sử dụng đơn vị tiền tệ là”Đồng Việt Nam”. Nếu ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷgiá hạch toán do BộTài chính công bốtrong từng thời điểm hoặc theo tỷ giá do Ngân hàng thương mại quy định tại thờiđiểm chuyển tiền nhà tài trợ quy đổi. Đối với hiện vật, phải hạch toán số lượngvà giá trị hàng viện trợ dựa trên cơ sở giá hàng hóa bằng ngoại tệ để quy đổira Đồng Việt Nam. Trường hợp hàng viện trợ không có giá thì Hội đồng định giácăn cứ vào thực trạng của hàng hóa và giá của mặt hàng tương tự nhập khẩu cùngkỳ để xác định giá.

4.Đối tượng kế toán: Các đơn vị nhận viện trợ chỉ kế toán theo số tiền và số hàngviện trợ thực tế nhận của phía nước ngoài bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, tàisản, hàng hóa viện trợ do Bộ Tàichính xác nhận viện trợ, không kế toán phần viện trợ do phía nước ngoài trựctiếp chi cho chuyên gia, tư vấn, đào tạo, tham quan, khảo sát, thực tập và cáckhoản khác được chi ởnước ngoài màkhông có chứng từ xác định được các khoản chi nói trên.

5.Đơn vị nhận viện trợ phải mở các sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính như kếtoán các nguồn kinh phí ngân sách cấp và theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng vàquyết toán nguồn viện trợ của nước ngoài, nguồn đối ứng ngân sách cấp, nguồn tựbổ sung theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

Đốivới đơn vị nhận viện trợ do yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ phải nộp chứng từ(bản gốc) và lập các báo cáo tài chính theo mẫu của nhà tài trợ, thì đơn vịnhận viện trợ phải mở thêm sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy địnhcủa nhà tài trợ. Trước khi nộp bản chứng từ gốc cho nhà tài trợ, đơn vị phảisao chụp lại từng chứng từ, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Những chứng từsao chụp có xác nhận của thủ trưởng đơn vị được coi là chứng từ hợp pháp, hợplệ và làm căn cứ để hạch toán việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn thuvà sử dụng viện trợ cua đơn vị.

6.Tổ chức công tác kế toán: Tùy theotổ chức từng chương trình, dự án viện trợ của các Bộ, ngành và cơ quan đoànthể, tổ chức xã hội (san đây gọi tắt là các Bộ, ngành) và các địa phương mà kếtoán dự án viện trợ được tổ chức ở các Bộ, ngành, Sở vànhững đơn vị thực hiện dự án như sau:

6.1.Đối với các Bộ, ngành, Sởchủ quản: Vụ hoặcBan Kế hoạch tài chính của các Bộ, ngành hoặc Phòng Tài chính kế toán (Phòng Kếhoạch tài chính) của các Sở chủquản phải tổ chức tổng hợp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của tất cảcác chương trình, dư án viện trợ mà Bộ, ngành, Sở chủ quản đã tiếp nhận để quyết toán nguồn viện trợ vớiBộ Tài chính (đối với dự án do cơquan Trung ương làm chủ dự án) hoặc Sở Tài chính – Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối vớidự án do địa phương làm chủ dự án). Trường hợp dự án viện trợ do các địa phươnglàm chủ dự án, SởTài chính – Vậtgiá các tỉnh, thành phố phải ghi thu, ghi chi ngân sách nguồn viện trợ nhận củanước ngoài và theo dõi kiểm tra xét duyệt quyết toán nguồn thu và sử dụng cáckhoản viện trợ của các chương trình, dự án viện trợ này.

Trườnghợp dự án viện trợ do cơ quan Trung ương làm chủ dự án, còn cơ quan thuộc địaphương thực hiện dự án (các tiểu dự án) thì quan hệ về mặt tài chính chia làm 2trường hợp:

a)Trường hợp Ban quản lý dự án Trung ương hoặc tỉnh tiếp nhận tiền, hàng viện trợsau đó phân phối cho đơn vị thực hiện dự án ở các địa phương hoặc các đơn vị thực hiện dự án tỉnh,huyện nhận trực tiếp tiền, hàng viện trợ từ các nhà tài trợ thì quan hệ về tàichính giữa Ban quản lý dự án Trung ương hoặc tỉnh với các đơn vị thực hiện dựán ở địa phương là quan hệ cấp trên,cấp dưới.

Banquản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối cấp trên phải chịu trách nhiệm tổng hợpquyết toán của các tiểu dự án ở địaphương. Khi phân phối tiền, hàng viện trợ cho các tiểu dự án ở địa phương thì hạch toán quaTài khoản “Kinh phí cấp cho cấp dưới”, sau đó tổng hợp toàn bộ nguồnviện trợ tiếp nhận vào Tài khoản “Nguồn kinh phí” và chi sử dụngnguồn viện trợ của các tiểu dự án vào Tài khoản “Chi kinh phí”

Đơnvị thực hiện dự án (tiểu dự án) ở các địa phương sau khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ do Ban quản lýdự án viện trợ cấp trên chuyển về hoặc nhận trực tiếp từ nhà tài trợ phải phảnánh vào Tài khoản “Nguồn kinh phổ và chi sử dụng tiền, hàng viện trợ phảnánh vào Tài khoản “Chi kinh phí”. Các khoản tiền, hàng viện trợ nhậntrực tiếp từ các nhà tài trợ sau khi làm thủ tục xác nhận viện trợ phải báo cáolên ban quản lý dự án cấp trên. Quá trình chi tiêu, sử dụng tiền, hàng viện trợphải lập báo cáo gửi lên Ban quản lý dự án cấp trên để tổng hợp vào quyết toántoàn dự án. Trình tự lập báo cáo quyết toán kết thúc dự án thực hiện theo quyđịnh tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính.

b)Trường hợp dự án do cơ quan trung ương làm chủ dự án hoặc làm đầu mối và các cơquan địa phương thực hiện dự án:

KhiBan quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung ương tiếp nhận nguồn viện trợ vàchuyển giao tiền, hàng viện trợ cho các đơn vị thực hiện dự án ở địa phương mà Bộ Tài chính đã làm thủ tục ghichi ngân sách cho địa phương thì đơn vị thực hiện dự án ở địa phương phải báo cáo quátrình tiếp nhận và sử dụng tiền, hàng viện trợ với các Sở chủ quản để các Sở chủ quản tổng hợp quyết toánvới Sở Tài chính – Vật giá tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương. Ban quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung ương sẽ căn cứ vào sốtiền, hàng viện trợ đã nhận, đã phân phối cho các đơn vị thực hiện dự án ở địa phương lập báo cáo quyếttoán với Bộ Tài chính.

6.2.Đối với đơn vi nhận viện trợ:

a)Đơn vị nhận viện trợ phi dự án phải kế toán tiền, hàng viện trợ trên cùng hệthống sổ kế toán hiện hành của đơn vị và lập báo cáo quyết toán nộp cơ quan chủquản theo quy định tại Thông tư này.

b)Đơn vị nhận viện trợ theo dự án nếu không thành lập đơn vị kế toán riêng (kể cảdự án đầu tư xây dựng cơ bản) thì phần tiền, hàng viện trợ được kết hợp theodõi trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị như một nguồn kinh phí của ngânsách cấp cho chương trình, dự án viện trợ và được hạch toán vào tài khoản”Nguồn kinh phí” (chi tiết nguồn kinh phí chương trình, dự án viện trợ)và Tài khoản “Chi kinh phí” (chi kết theo từng chương trình, dự ánviệin trợ và theo từng nguồn kinh phí) thực hiện lập báo cáo tài chính theo quyđịnh của Chế độ kế toán hiện hành và quy định của Thông tư này về lập báo cáoquyết toán nộp cơ quan chủ quản.

c)Đơn vị nhận viện trợ theo dự án và được cấp có thẩm quyền quyết định thành lậpđơn vị kế toán riêng để quản lý, tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán nguồnviện trợ thì đơn vị kế toán này căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị mìnhmà sử dụng những chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và lập báo cáo tàichính cần thiết, phù hợp:

Nếulà dự án hành chính sự nghiệp thì tổ chức kế toán theo chế độ kế toán Hànhchính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999/TC/QĐ – CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo quy định tạiThông tư này.

Nếulà dự án đầu tư xây dựng cơ bản mà Ban quản lý dự án tổ chức kế toán riêng phầnđầu tư xây dựng cơ bản thì thực hiện theo chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư banhành theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng BộTài chính và theoquy định tại Thông tư này.

7.Các đơn vị nhận viện trợ phải bố trí người làm kế toán có trình độ nghiệp vụchuyên môn về tài chính kế toán để theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyếttoán nguồn viện trợ.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Bổ sung, sửa đổi vào chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyếtđịnh số 999/TC/QĐ-CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.1.Sửa đổi cách phân loại nguồn kinh phí viện trợ từ nguồn khác ngoài ngân sáchthành nguồn kinh phí ngân sách và chi tiết viện trợ theo quy định tại Thông tưsố 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồnviện trợ không hoàn lại.

1.2.Bổ sung thêm chứng từ kế toán:

Giấyxác nhận hàng viện trợ;

Giấyxác nhận tiền viện trợ;

Bảngkê chứng từ gỗ, gửi nhà tài trợ;

Giấyđề nghị ghi thu

Ghichi ngân sách tiền, hàng viện trợ.

Vềsố hiệu chứng từ của 4 chứng từ kế toán trên vẫn giữ nguyên như số hiệu chứngtừ quy định tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính.

Bảngkê chi tiết cho những người tham dự hội thảo, tập huấn;

Bảngtổng hợp thanh toán chi tiêu; (Số hiệu, biểu mẫu của 2 chứng từ trên theo phụlục đính kèm).

1.3.Bổ sung thêm một tài khoản.

Tàikhoản 313 “Cho vay”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vayvà tình hình thu hồi các khoản cho vay đối với những dự án có hoạt động tíndụng. Tài khoản 313 phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng vay.

Kếtcấu và nội dung của tài khoản 313 cho vay

BênNợ:

Sốtiền đã cho vay

BênCó:

Số nợ vay đã thu hồi

Số nợ vay được nhà tài trợ chophép xóa nợ số dư bên Nợ:

Sốtiền đã cho vay chưa thu hồi, chưa xử lý Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:

Tàikhoản 3131- Cho vay: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay và tìnhhình thu hồi các khoản cho vay đó.

Tàikhoản 3132- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay đã quáthời hạn trả nhưng đối tượng vay chưa trả được nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.

Tàikhoản 3133 – Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay nhưngđối tượng vay không có khả năng trả nợ hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụngvốn được khoanh nợ chờ xứ lý.

Hạchtoán tài khoản này cần chú ý những điểm dưới đây:

Thựchiện cho vay theo đúng mục tiêu của dự án;

Khixuất tiền cho vay, thu hồi nợ vay, lãi suất cho vay phải theo đúng văn kiện củadự án quy định, đồng thời hạch toán rõ các khoản cho vay, các khoản nợ quả hạn,các khoản được khoanh nợ hoặc được phép xóa nợ cho những trường hợp gặp rủi rotrong sử dụng vốn vay (thiên tai, hỏa hoạn…).

1.4.Bổ sung và hướng dẫn sử dụng sổ kế toán:

a)Đối với dự án viện trợ có hoạt động tín dụng, dùng vốn quay vòng để cho vaytheo mục tiêu của chương trình viện trợ, bổ sung thêm “Sổ theo dõi chovay” (mẫu số S43a- DA) để theo dõi các khoản cho vay từ quỹ cho vay và thuhồi vốn vay (phần nợ gốc).

(Kếtcấu, nội dung và phương pháp ghi chép Sổ theo dõi cho vay theo phụ lục đính kèm).

b)Đối với nguồn viện trợ nhận của nước ngoài, sử dụng mẫu số S41 – H “Sổtheo dõi nguồn kinh phí” và mẫu số S42a – H” Sổ theo dõi kinh phí ngoài hạnmức” để theo dõi việc tiếp nhận nguồn viện trợ của nước ngoài.

c)Đối với phần kinh phí ngân sách cấp đối ứng (Cấp bằng hạn mức kinh phí), sửdụng mẫu số S41 – H”Sổ theo dõinguồn kinh phí”, mẫu số S41a – H “Tổng hợp chi tiết nguồn kinhphí” và mẫu số S42 – H “Sổ theo dõi hạn mức kinh phí” để theodõi việc tiếp nhận kinh phí đối ứng ngân sách cấp cho dự án viện trợ.

d)Hạch toán chi tiết chi dự án viện trợ sử dụng mẫu số S63-H “sổ chi tiếtchi dự án” để theo dõi việc chỉ dự án viện trợ theo từng dự án, theo mụctiêu dự án và chi tiết theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

1.5.Sửa đổi, bổ sung các biểu mẫu báo cáo tài chính.

a)Sửa đổi các biểu mẫu báo cáo tài chính sau:

BiểuB02 – H “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sửdụng”: Sửa lại cột “kinh phí viện trợ ở ngoài ngân sách” đưa vào trong ngân sách và chiara làm hai cột “ngân sách cấp”, và “viện trợ”.

Phụbiểu F02 – 2H “Chi tiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán”: Bổ sung thêm 1 số chỉ tiêuphần đầu: Cơ quan thực hiện dự án số kinhphí được duyệt và chia ra thành Chương, loại, Khoản, Mục theo Mục lục Ngân sáchnhà nước.

b)Bổ sung một số mẫu báo cáo sau:

Báocáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ không hoàn lại (Mẫu số B06 – DA);

Báocáo tình hình cho vay, thu nợ, thu lãi (Mẫu số 07 – DA).

(Kếtcấu các báo cáo bổ sung, sửa đổi theo phụ lục đính kèm).

2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đếnviệc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc dự án hànhchính sự nghiệp.

2.1.Đối với các khoản viện trợ phi dự án.

Đốivới các khoản viện trợ phi dự án thì tổ chức kế toán trên cùng hệ thống sổ kếtoán của đơn vị hành chính sự nghiệp và bổ sung thêm các chứng từ, tài khoản,sổ kế toán, báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại mục 1 Phần II và ghi chép theo quy định sauđây:

a)Viện trợ là hàng hóa, vật tư, tài sản cố định: Khi nhận được hàng viện trợ làhàng hóa, vật tư, tài sản cố định căn cứ vào giấy xác nhận hàng viện trợ lậpphiếu nhập kho hoặc lập biên bản bàn giao tài sản cố định, kế toán ghi:

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết hàng viện trợ)

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động(4612) (chi tiết nguồn kinh phí viện trợ) Riêng tài sản cố định, căn cứ biênbản bàn giao ghi thêm bút toán tăng nguồn kinh phí hình thành tài sản cố địnhvà chi hoạt động, kế toán ghi:

NợTK 661 – Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi kinh phí viện trợ)

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Khixuất vật tư, hàng hóa viện trợ ra sử dụng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toánghi: Nợ TK 661 – Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi kinh phí viện trợ).

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết’ hàng viện trợ)

Khixuất hàng viện trợ ra trao đổi với các đơn vi khác:

Căncứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền cho đổi hàng để lập phiếu xuất kho, kếtoán ghi:

NợTK 311 – Các khoản phải thu (3118) (Chi tiết đổi hàng)

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết hàng viện trợ)

Căncứ vào số hàng trao đổi nhận về, kế toán tập phiếu nhập kho, ghi:

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết hàng viện trợ)

CóTK 311 – Các khoản phải thu (3118) (Chi tiết đổi hàng) Trường hợp hàng viện trợcần phải chuyển đổi ra tiền, cơ quan quản lý hàng viện trợ sẽ tổ chức bán thutiền và chuyển số tiền đến các đơn vị sử dụng. Đơn vị sử dụng kế toán như trườnghợp nhận viện trợ bằng tiền.

Trườnghợp viện trợ là công trình đầu tư xây dựng cơ bản (phía nước ngoài tổ chức thuêcác nhà thầu thi công công trình và bàn giao cho phía Việt Nam), căn cứ vàobiên bản bàn giao công trình, kế toán ghi:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

CóTK – 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

b)Viện trợ bằng tiền:

Khinhận viện trợ bằng tiền mặt, căn cứ vào số tiền thực nhận lập phiếu thu, kếtoán ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

CóTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (4612) (Chi tiết kinh phí viện trợ) Khi nhậnviện trợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào Giấy báo có của Ngân hàng hoặc Kho bạc,kế toán ghi:

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (4612) (Chi tiết kinh phí viện trợ)

Khisử dụng nguồn viện trợ chi cho các hoạt động theo mục đích viện trợ, kế toánghi:

NợTK 661 – Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi kinh phí viện trợ)

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Mua vật liệu, dụng cụ nhập kho)

NợTK 312 – Tạm ứng (Xuất quỹ tạm ứng)

NợTK 331 – Các khoản phải trả

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Trườnghọp mua tài sản cố định bằng tiền viện trợ;

Căncứ vào hóa đơn mua tài sản cố định, lập biên bản bàn giao tài sản, kế toán ghi:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Đồngthời, ghi tăng nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định và chi hoạt động, kếtoán ghi:

NợTK 661 – Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi kinh phí viện trợ)

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

c)Viện trợ bằng ngoại tệ:

Khinhận viện trợ bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố)

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố)

CóTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (4612) (Chi tiết nguồn kinh phí viện trợ)

Khimua vật tư, thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định bằng tiền viện trợ:

Trườnghợp tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi:

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố)

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố)

CóTK 111 – Tiền mặt (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

CóTK 413 – Chênh lệch tỷ giá

Trườnghợp tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công’ bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi:

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên Ngân hàng dọ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố)

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình(Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố)

NợTK 413 – Chênh lệch tỷ giá

CóTK 111 – Tiền mặt (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Khicó quyết định xử lý hoặc khi kết thúc dự án, số chênh lệch tỷ giá của cơ quancó thẩm quyền hoặc nhà tài trợ ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

Xửlý số chênh lệch tăng, kế toán ghi:

NợTK 413 – Chênh lệch tỷ giá

CóTK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (4612)

Xửlý số chênh lệch giảm, kế toán ghi: Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (4612)Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá

d)Khi quyết toán năm thuộc phần kinh phí viện trợ được duyệt, căn cứ vào số chihoạt động được duyệt, kế toán kết chuyển sổ chi được duyệt sang nguồn kinh phí:

NợTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (Chi tiết kinh phí viện trợ) Có TK 661 – Chihoạt động (Chi tiết kinh phí viện trợ)

2.2.Đối với các khoản viện trợ thuộc chương trình, dự án.

Đốivới các khoản viện trợ thuộc chương trình, dự án tổ chức kế toán chung trêncùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp như quy định tại mục2.1 Phần II hoặc tổ chức kế toán riêng theochế độ kế toán hành chính dự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số999/TC/QĐ-CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

a)Đối với các dự án viện trợ mà quan hệ về tài chính giữa Ban quản lý dự án vớicác đơn vị thực hiện dự án ở cácđịa phương là quan hệ cấp trên, cấp dưới:

Cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầumối tiếp nhận viện trợ:

Khinhận được tiền, hàng viện trợ, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (chi tiết hàng viện trợ)

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án – Khi có quyết định của cơ quan chủ dự án hoặc cơquan đầu mối chuyển nguồn viện trợ cho các đơn vị thực hiện dự án ở địa phương,căn cứ vào chứng từ chuyển tiền, chuyển hàng, kế toán ghi:

NợTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết nguồn kinh phí dự án viện trợ, chotừng đơn vị nhận)

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (chi tiết hàng viện trợ)

Khinhận được chứng từ do các cơ quan thực hiện dự án báo cáo về số tiền, hàng đơnvị đã nhận trực tiếp của các nhà tài trợ nước ngoài hoặc tự nhận hàng tại cảng,kế toán đơn vị chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối ghi:

NợTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết kinh phí viện trợ cho từng đơn vị

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn viện trợ)

Khicơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối nhận được báo cáo tình hình sử dụngnguồn viện trợ của các đơn vị thực hiện dự án, đơn vị chủ dự án hoặc cơ quanđầu mối phản ảnh số chi dự án viện trợ của toàn dự án; kế toán ghi:

NợTK 662 – Chi dự án (Chi tiết theo từng dự án)

CóTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết từng đơn và Nhận được số kinh phídự án do đơn vị cấp dưới chi không hết nộp trả lại, đơn vị cấp trên ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết từng đơn vị dự án)

Khiquyết toán kinh phí dự án viện trợ của toàn dự án được cấp có thẩm quyền phêduyệt, kế toán ghi:

NợTK 462 Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn viện trợ).

(Chitiết theo nguồn kinh phí và theo dự án)

CóTK 662 – Chi dự án (Chi tiết nguồn viện trợ).

Cácđơn vị thực hiện dự án (Tiêu dự án ở địa phương):

Khinhận được tiền, hàng viện trợ do cơ quan chủ dự án cấp trên hoặc cơ quan đầumối tiếp nhận chuyển về, căn cứ vào các chứng từ nhận tiền, hàng, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Nợ TK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiếthàng viện trợ)

CóTK 462 – Nguồn linh phí dự án (Chi tiết theo từng dự án)

Nếunhận tài sản cố định:

Trườnghợp đơn vị thực hiện dự án hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toánvới đơn vị hành chính sự nghiệp thì căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cốđịnh của cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối, kế toán đơn vị thực hiện dự ánghi vào bên Nợ Tài khoản 001 “Tài sản cốđịnh thuê ngoài”, đồng thời ghi vào Sổ tài sản cố định mẫu sổ số S 31 – H) và Sổ theo dõi tài sản cố định vàcông cụ tại nơi sử dụng (Mẫu sổ số S 32 – H). Sau khi kết thúc dự án, nếu được cấp có thẩm quyền bàngiao tài sản thì ghi tặng tài sản cố định của đơn vị:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Đồngthời ghi

CóTài khoản 001 “Tài sản cố đinh thuê ngoài”.

Trườnghợp đơn vị thực hiện dự án tổ chức kế toán riêng thì căn cứ vào Biên bản bàngiao tài sản của Ban quản lý dự án cấp trên hoặc cơ quan đầu mối, ghi tăng tàisản cố định, ghi:

NợTK 211 – “Tài sản cố định hữu hình”

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Đồngthời ghi vào Sổ tài sản cố định (Mẫu sổ số S 31 – H) và Sổ theo dõi tài sản cốđịnh và công cụ tại nơi sử dụng (Mẫu sổ số S 32 – H).

Nếucơ quan thực hiện dự án nhận tiền hàng viện trợ trực tiếp của nhà tài trợ nướcngoài (không qua cơ quản chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung ương):

Khinhận được tiền, hàng, căn cứ vào chứng từ nhận tiền, nhận hàng, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết hàng viện trợ)

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án

Đồngthời cơ quan thực hiện dự án phải làm thủ tục xác nhận tiền, hàng viện trợ vớicơ quan tài chính, báo cáo nguồn viện trợ đã nhận kèm theo chứng từ nhận tiền,hàng viện trợ (trường hợp không có chứng từ bản gốc thì gửi bản sao chụp) về cơquan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung ương để cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối tổng hợp nguồnviện trợ đã nhận báo cáo với cơ quan tài chính.

Trườnghợp nhà tài trợ chi trực tiếp hoặc chuyển trả tiền cho người bạn hàng, ngườicung cấp dịch vụ thay đơn vị thực hiện dự án, căn cứ vào hóa đơn bán hàng củangười bán và các chứng từ chuyển tiền trực tiếp của nhà tài trợ, kế toán đơn vịthực hiện dự án ghi:

NợTK 331 – Các khoản phải trả (Nhà tài trợ chuyển tiền trả cho người bán hànghóa, người cung cấp dịch vụ cho đơn vị thực hiện dự án)

NợTK 662 – Chi dự án (Nhà tài trợ chi trực tiếp một số khoản chi tại Việt Nam chođơn vị thực hiện dự án)

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án

Khisử dụng nguồn viện trợ, kế toán ghi:

NợTK 662 – Chi dự án (Chi tiết nguồn viện trợ)

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết hàng viện trợ )

CóTK 331 – Các khoản phải trả (Các dịch vụ mua ngoài

Khiquyết toán chi dự án viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cơ quan chủ dựán hoặc cơ quan đầu mối tiếp nhận kinh phí ở Trung ương phê duyệt), kế toán đơnvị thực hiện dự án ghi:

NợTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn viện trợ).

CóTK: 662 – Chi dự án (Chi tiết nguồn viện trợ)

Khikết thúc dự án, nhà tài trợ bàn giao tài sản cố định cho phía Việt Nam, căn cứvào chứng từ chuyển giao tài sản của cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối dựán, kế toán đơn vị thực hiện dự án ghi tăng tài sản cố định, kế toán ghi:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Trườnghợp dự án được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng:

Khinhận được kinh phí do ngân sách nhà nước cấp bằng hạn mức hoặc bằng lệnh chi,căn cứ vào Giấy rút Hạn mức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt, phiếu thu hoặc Giấybáo có của Kho bạc, kế toán ghi:

NợTK 111- Tiền mặt

NợTK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn ngân sách nhà nước)

Nếungân sách nhà nước cấp kinh phí trả trực tiếp cho người cung cấp vật tư hoặcdịch vụ mua ngoài, kê toán ghi:

NợTK 331- Các khoản phải trả (Ngân sách chuyển tiền trả cho người hưởng thụ)

NợTK 662 – Chi dự án (Chi tiết dự án viện trợ) .

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn ngân sách nhà nước).

b)Đối với các dự án viện trợ mà quan hệ về tài chính giữa Ban quản lý dự án, cơquan đầu mối với các đơn vị thực hiện dự án ở các địa phương không coi là quanhệ cấp trên, cấp dưới:

KhiBan quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối chuyển tiền, hàng viện trợ cho các cơquan thực hiện dự án ởcác địa phương, Bộ Tài chính làm thủ tục ghi chingân sách cho địa phương:

Cơquan quản lý dự án, cơ quan đầu mối, ghi:

NợTK 462 Nguồn kinh phí dự án

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ

Cơquan thực hiện dự án (hoặc tiểu dự án) ở các địa phương hạch toán như trườnghợp a trường hợp cấp trên, cấp dưới). Riêng đối với các khoản viện trợ đơn vịthực hiện dự án nhận tiền, hàng viện trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ đơn vịthực hiện, sau khi tiếp nhận tiền, hàng từ nhà tài trợ phải làm thủ tục xácnhận viện trợ gửi cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối để làm thủ tục ghithu, ghi chi ngân sách.

c)Đối với các dự án tín dụng: Các khoản viện trợ của nước ngoài sử dụng với mụcđích làm vốn quay vòng để cho vay.

Cácdự án tín dụng kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp:

Khinhận được vốn của nhà tài trợ nước ngoài, kế toán phản ảnh số vốn viện trụ đãnhận ctể làm vốn cho vay, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn vốn viện trợ)

Nếunhận tiền do ngân sách cấp vốn đối ứng làm vốn cho vay, ghi:

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết nguồn vốn đối ứng)

Khixuất tiền cho vay, căn cứ hợp đồng vay và khế ước vay, kế toán lập các chứng từchi, ghi:

NợTK 313 – Cho vay (3131) (Chi tiết từng đối tượng nhận vay).

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc số tiền lãi về cho vay thu được (nếu có),căn cứ vào chứng từ thu lãi kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt, hoặc

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 511 – Các khoản thu (5118)

Sốlãi thu được xử lý theo quy định của cơ chế tài chính:

NợTK 511 – Các khoản thu (5118 – Thu khác)

CóTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (nếu bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của đơnvị)

CóTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (nếu bổ sung nguồn để tăng nguồn vốn cho vay) -Khi thu hồi các khoản tiền cho vay, căn cứ vào chứng từ thu hồi vốn vay (gốc),kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 313 – Cho vay (3131)

Khitới hạn đối tượng vay chưa trả nợ chuyển sang nợ quá hạn, kế toán ghi:

NợTK 3131 – Cho vay

CóTK 3132 – Quá hạn

Cáckhoản thiệt hại về vốn cho vay (do thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt) hoặc được nhàtài trợ đồng ý chuyển sang khoanh nợ chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 3131 – Chovay

CóTK 3133 – Khoanh nợ

Khinhà tài trợ nước ngoài đồng ý xóa nợ, căn cứ vào chứng từ xóa nợ kế toán ghi:

NợTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết vốn viện trợ)

CóTK 313 – Cho vay

Khikết thúc dự án, phía nước ngoài bàn giao vốn cho phía Việt Nam căn cứ quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền:

Nếugiao Vốn Cho đơn vị đang thực hiện dự án, kế toán ghi giảm nguồn kinh phí dựán, ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị.

NợTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết dự án viện trợ)

CóTK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (4612)

Nếunộp trả ngân sách nhà nước số vốn sử dụng để cho vay, kế toán ghi:

NợTK 462 – Nguồn kinh phí dự án (Chi tiết vốn viện trợ)

CóTK 111 tiền mặt, hoặc

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

3.Phương pháp kế toán đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

3.1.Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toáncủa đơn vị hành chính sự nghiệp:

a)Cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối:

Khinhận vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc vật tư, kếtoán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Chi tiết vốn viện trợ)

Khicó quyết định của cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mốichuyển vốn viện trợ cho các đơn vị cấp dưới thực hiện dự án, căn cứ chứng từchuyển tiền, chuyển hàng, kế toán ghi:

NợTK 841 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết vốn viện trợ)

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ

Trườnghợp đơn vị thực hiện dự án nhận trực tiếp vốn viện trợ không hoàn lại từ nhàtài trợ theo sự ủy quyền của cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối, khi đơn vịthực hiện dự án thực nhận vốn viện trợ, thì kế toán đơn vị cấp trên ghi:

NợTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới (Chi tiết vốn viện trợ)

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Chi tiết vốn viện trợ)

Sốvốn viện trợ đơn vi thực hiện dự án chi không hết nộp trả cấp trên, căn cứ vàochứng từ nhận chuyển tiền, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, khobạc

Có TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

Căncứ vào báo cáo của đơn vị thực hiện dự án về số vốn viện trợ chi không hết đãnộp trả ngân sách nhà nước theo sự ủy quyền của cấp trên, kế toán ghi:

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

CóTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới – Khi cong trình hoàn thành bàn giao đưa vàosử dụng và báo cáo quyết toán vốn đầu tư của đơn vị thực hiện dự án đã được phêduyệt, kế toán đơn vị cấp trên ghi:

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

CóTK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

b)Các đơn vị thực hiện dự án:

Kếtoán tiếp nhận nguồn viện trợ:

Khinhận vốn viện trợ về đầu tư xây dựng cơ bản bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặcbằng vật tư do cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối chuyển về, căn cứ vào cácchứng từ nhận tiền hoặc hàng, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Chi tiết vốn viện trợ)

Trườnghợp cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối chuyển tài sản cố định xuống cho đơnvị thực hiện dự án, kế toán ghi vào bên Nợ TK 001-Tài sản cố định thuê ngoài,đồng thời ghi vào Sổ Tài sản cố định.

Nếuđơn vị thực hiện dự án nhận vốn viện trợ trực tiếp của nhà tài trợ nước ngoài(không qua cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối):

Khinhận được tiền, hàng viện trợ căn cứ vào chứng từ nhận tiền, hàng, kế toán ghi:

NợTK 111 – Tiền mặt

NợTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Chi tiết vốn viện trợ)

Đồngthời phải báo cáo số vấn viện trợ đã nhận (kèm theo chứng từ gốc về nhận vốnhoặc chứng từ sao chụp có xác nhận của thủ trưởng đơn vị) gửi về cơ quan chủ dựán hoặc cho cơ quan đầu mối.

Trườnghợp nhà tài trợ chi trực tiếp, ứng trước hoặc thanh toán trực tiếp cho ngườinhận thầu, người cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, căn cứ hóa đơn bán hàng của ngườibán và chứng từ chuyển tiền trực tiếp của nhà tài trợ, kế toán ghi:

NợTK 331 – Các khoản phải trả (Chuyển tiền trả cho người bán)

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Chi trực tiếp)

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

Nhậnvốn đối ứng do ngân sách cấp bằng lệnh chi vào tài khoản của đơn vị kế toánghi: Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Chi tiết vốn ngân sách.)

Nhậnvốn viện trợ chi thẳng cho công trình, kế toán ghi:

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

Khidự án kết thúc, báo cáo quyết toán được phê duyệt:

Bàngiao tài sản cố định vào sử dụng, kế toán ghi:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

NợTK 213 – Tài sản cố định vô hình

CóTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Đồngthời kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư ghi tăng nguồn kinh phí đã hmh thành tàisản cố định:

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

CóTK 466 -Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

Kếtoán chi phí đầu tư:

Khinhận giá trị khối lượng xây dựng, dịch vụ tư vấn, chi phí khác (chi phí thiếtkế, tư vấn…) hoàn thành do nhà thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biênbản nhiệm thu khối lượng, kế toán ghi:

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 33 – Các khoản phải trả

Nhậpkho thiết bị đo hoàn thành mua sắm, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho, kế toánghi:

Nợ.TK 152 – Vật liệu, dụng cụ

CóTK 331 – Các khoản phải trả kế nhận thiết bị không cần lắp giao thẳng cho bênsử dụng, kế toán ghi:

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 331 – Các khoản phải trả

Khixuất thiết bị không cần lắp từ kho của Ban quản lý dự án giao cho người sửdụng, kế toán ghi:

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ ( Chi tiết thiết bị trong kho)

Đốivới thiết bị cần lắp:

Khixuất thiết bị cần lắp từ kho giao cho bộ phận lắp đặt, kế toán ghi:

NợTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết thiết bị trong kho)

Khicó khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấpnhận thanh toán thì giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chỉ tiêu thựchiện đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 152 – Vật liệu, dụng cụ (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

Cácchi phí xây dựng cơ bản khác phát sinh, ghi:

NợTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

CóTK 111 – Tiền mặt

CóTK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

CóTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

Khidự án kết thúc, công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, báo cáo quyết toán đượcphê duyệt, kế toán ghi:

NợTK 211 – Tài sản cố định hữu hình

NợTK 213 – Tài sản cố định vô hình

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Phần kinh phí xin duyệt bỏ đượcphê duyệt)

NợTK 311 – Các khoản phải thu

(Phầnkinh phí xin duyệt bỏ không được phê duyệt)

CóTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Sốchi phí được duyệt bỏ và chi sai không được duyệt, ghi:

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (Số duyệt bỏ)

NợTk 311 – Các khoản phải thu (3118) (Số chi sai)

CóTK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Đồng thời ghi:

NợTK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

CóTK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

3.2.Đối với các dự án đầu tư xây dựng có tổ chức hạch toán riêng thì thực hiện phươngpháp kế toán theo quy định của Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư ban hành theoQuyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các quy định củaThông tư này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này thay thế Thông tư số 46/TC- CĐKT ngày 15 tháng 8 năm 1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hạchtoán kế toán tiền hàng viện trợ quốc tế và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01tháng 1 năm 2002.

2.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho tiếp nhận và sử dụng các khoản việntrợ không hoàn lại, căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanhnghiệp, trên cơ sở các quy định chung và phương pháp kế toán quy định trongThông tư này để tổ chức hạch toán phù hợp.

3.Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơnvị các chủ dự án cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

CÁC MẪU CHỨNG TỪ BỔ SUNG:

BỘ TÀI CHÍNH

Số: TC/XNVT

Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

=======*=======

 

GIẤY XÁC NHẬN HÀNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

I. XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Saukhi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số hàng kêkhai trong tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.

Ngày             tháng                  năm

 

II. PHẦN TỰ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN TRỢ

A.Những dữ kiện cơ bản

1-Nguồn viện trợ của Chính phủ  Tổ chức quốc tế  Phi Chính phủ

2-Tên tổ chức viện trợ;

3-Tên chương trình, dự án, phi dự án: Thực hiện từ: Đến:

4-Tổng giá trị nguồn viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:

5-Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số:Ngày: Của:

6-Đơn vị chủ dự án, chương trình:

7-Đơn vị trực tiếp sử dụng hàng viện trợ:

Trựcthuộc (Bộ, cơ quan TW) quản lý

Trựcthuộc (Tỉnh, Thành phố, Đặc khu) quản lý

8-Đơn vi được ủy nhiệm nhận hàng viện trợ:

B.Chi tiết lô hàng,

1.Tên tầu/máy bay: cảng: ngày đến:

2.Hàng đặt mưa trong nước tại:

Số, ngày của vận đơn hoặc hoá đơn bán hàngTên hàng hóaSố lượng (kiện)Trị giá lô hàng
Nguyên tệQyu ra USDThành tiền Việt Nam
123567

*Tỷ giá quy đổi (VNĐ/USD)

C.Sử dụng theo Mụclục Ngân sách nhà nước

 ChươngLoạiKhoảnMục

Trịgiá:

 

Ngày       tháng         năm

Thủ trưởng đơn vị

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

Chúý:

Giấyxác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.

Khôngviết tay, tẩy xóa.

Nếucó nhiều loại hàng hóa thì lập bảng kê đính kèm, đóng dấu treo.

BỘ TÀI CHÍNH

====*====

Số: TC/XNVT

Mẫu số 2

Ban hành kèm theo thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

=====*=====

GIẤY XÁC NHẬN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

XÁC NHẬNCỦA BỘ TÀI CHÍNH

Saukhi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số tiền kêkhai trong tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.

Ngày tháng năm

II PHẦN TỰKHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬ N VIỆN TRỢ

A.Những dữ kiện cơ bản

1- Nguồn viện trợ của Chính phủ  Tổ chứcquốc tế  Phi Chính phủ 

2- Tên tổ chức viện trợ:

3- Tên chương trình, dự án, phi dự án:                         Thựchiện từ: Đến:

4- Tổng giá trị nguồn viện trợ: Nguyên tệ:       Quy ra USD:

5- Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số:                   Ngày:               Của:

6- Đơn vị chủ dự án, chương trình:

7- Đơn vi trực tiếp sừ dụng tiền viện trợ:

Trựcthuộc (Bộ, cơ quan trung ương)                                                                quảnlý

Trựcthuộc (Tỉnh, thành phố, Đặc khu)                                                           quảnlý

8- Đơn vị được ủy nhiệm nhận tiền viện trợ:

9- Số tài khoản của đơn vị nhận tiềnviện trợ:

Tại:

B.Chi tiết các khoản tiền:

1- Được nhận bằng nguyên tệ:

2- Quy ra USD:

3- Tỷ giá quy đổi (VND/1USD)

4- Quy ra tiền Việt Nam:

5- Được nhận bằng tiền Việt Nam:

6- Tổng số tiền Việt Nam được nhận:

Trongđó:

+                                             Sử dụng:

+                                             Sử dụng:

C. Sửdụng theo Mục lục ngân sách nhà nước

ChươngLoạiKhoảnMục

 

Trịgiá:

 

 

Ngày      tháng       năm

Thủ trưởngđơn vị

      (Kýtên, đóng dấu)

 

 

Chúý:

Giấyxác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.

Khôngviết tay, tẩy xóa.

 

TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN:Mẫu số 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GỐC GỬI CHO NHÀ TÀI TRỢ

STTSố chứng từNgày lập chứng từNội dung thu, chiSố tiền ghi trong chứng từ thu, chi

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng bộ phận TCKT

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm 200

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

TÊN ĐƠN VỊ

…………………….

Mẫu số 7

(Ban hành theo Thông tư

số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

======*======

 

ĐỀ NGHỊ GHI THU, GHI CHI

NGÂN SÁCH TIỀN, HÀNG VIỆN TRỢ

 

Kính gửi: Sở Tàichính (Phòng Tài chính)

1-Nguồn viện trợ của Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ

2-Tên tổ chức viện trợ:

3-Tên chương trình, dự án, phi dự án: Thực hiện từ: Đến:

4-Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:

5-Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số: Ngày: Của:

6-Chủ dự án, chương trình:

7-Tổng số tiền đề nghị ghi thu – ghi chi:

Phânchia theo Mục lục ngân sách:

Chương             Loại                 Khoản              Mục

Ngày         tháng          năm

Thủ trưởngđơn vị

(Ký tên,đóng dấu)

Nơinhận:

-Như trên

-Lưu:

Chúý: Nhận viện trợ bằng hiện vật thì quy đổi ra tiền để lập báo cáo, kèm theo hồsơ xác định giá trị

 

BQL dự án:…………………Mẫu số 8

(Ban hành theo Thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN CHO NHỮNG NGƯỜI

THAM DỰ HỘI THẢO, TẬP HUẤN

Têndự án:

Nộidung hội thảo (tập huấn):

Địađiểm hội thảo (tập huấn):

Thờigian hội thảo:

STTHọ và tênĐơn vị công tácSố ngày tham dựSố tiền được nhận mỗi ngàyTổng số tiềnKý nhận
ABC1234
Tổng cộngxx

Tổngsố người tham dự: ………………………………………

Tổngsố tiền xin thanh toán:…………………………………

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Ngày tháng năm

Giám đốc dự án

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BQL dự án: ……………….Mẫu số 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2001/TT-BTC)

 

BẢNG KÊ THANH TOÁN

 

Nộidung thanh toán:…………………………………………………………………………………..

Họ,tên người thanh toán:…………………………………………………………………………….

STTChứng từNội dung chiSố tiền
Số hiệuNgày, tháng
12345
Tổng cộng

Tổngsố tiền bằng chữ: ………………………………….:……………….

 

Giám đốc dự án

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Ngày tháng năm

Người xin thanh toán

(Ký, họ tên

 

BẢNG CHI TIỀN CHO

NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ HỘI THẢO,TẬP HUẤN

(Mẫu số 8)

1. Mục đích:

Nhằmliệt kê và xác nhận số tiền đã thanh toán theo danh sách những người đã thamgia hội thảo, tập huấn, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:

Ngườitổ chức hội thảo, tập huấn sẽ lập bảng kê này.

Bảngkê phải ghi rõ: nội dung, địa điểm và thời gian của cuộc hội thảo, tậphuấn.

Sốngày tham dự của mỗi người, số tiền được nhận mỗi ngày, tổng số tiền phát chotừng người thực tế tham dự hội thảo, tập huấn. Tổng cộng chi cho toàn bộ ngườitham dự hội thảo, tập huấn. Người tham gia hội thảo, tập huấn sau khi nhận tiềnphải trực tiếp ký nhận vào cột D.

Bảngkê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, tập huấn phải có đầy đủ chữ kýcủa người trực tiếp chi tiền, Giám đốc dự án phê duyệt.

BẢNG KÊ THANH TOÁN

(Mẫu số 9)

1. Mục đích:

Nhằmliệt kê các khoản chi tiêu cho cùng một nội dung, là căn cứ để xin thanh toánvà ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:

Saukhi các khoản chi đã được thực hiện người trực tiếp chi lập Bảng kê thanh toán,phải ghi rõ: Nội dung thanh toán (Thanh toán hội nghị…), họ tên người lậpbảng kê thanh toán.

Cột1: Ghi số thứ tự từng khoản chi.

Cột2, 3: Ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ chi (nếu có).

Cột4: Ghi rõ nội dung chi (Chi tiền ăn cho đại biểu, chi tiền làm tài liệu, chitiền báo cáo viên…).

Cột5: Số tiền chi tương ứng với từngcông việc, từ đó tính ra tổng số tiền đã chi đề nghị thanh toán.

Bảngkê thanh toán chi tiêu phải có đầy đủ chữ ký của người xin thanh toán, phụtrách kế toán và Giám đốc dự án.

CÁC MẪU SỔ BỔ SUNG
Mẫu số S43a-DA

(Ban hành theo thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính)

SỔ THEO DÕI CHO VAY

(Dùng cho dự án tín dụng)

Tổngsố tiền vay:……………………………………………………..

Têndự án: ………………………………………………………………

Đốitượng vay:…………………………………………………………

Thờihạn vay: ………………………………………………………….

Thờigian bắt đầu trả nợ: ………………………………………….

Tỷlệ lãi suất vay: ……………………………………………………

Ngày tháng ghi sổChứng từNội dungSố tiền cho vaythu nợDƯ NỢ (GỐC)SỐ LÃI CÒN PHẢI THUXOÁ NỢ
Số hiệuNgày thángTổng sốTrong đóGốcLãi
Quá hạnKhoanh nợTổng sốQuá hạnKhoanh nợTổng sốQuá hạnKhoanh nợ
12345678910111213141516
 

 

 

Cộng
Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

SỔ THEO DÕI CHO VAY

(Mẫu số S48- DA)

1. Mục đích: Sổ này dùng cho Ban quản lý dự ántheo dõi tình hình cho vay (vốn cho vay quay vòng) để theo dõi số vốn cho vayvà việc thanh toán các khoản nợ vay đó.

2. Căn cứ và phương pháp ghi:

Mỗidự án được theo dõi 1 quyển sổ hoặc theo dõi riêng từng trang sổ (nếutheo dõi theo từng dự án), mỗi đối tượng vay được theo dõi riêng trên từngtrang sổ (nếu theo dõi theo từng đối tượng).

Cột1Ghi ngày, tháng ghi sổ

Cột2, 3: Ghi số hiệu, ngày tháng lập chứng từ (phiếu thu, phiếu chi kèm theo chế ướcvay).

Cột4: Ghi nội dung cho vay, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ

Cột5: Ghi tổng số tiền cho vay

Cột6: Ghi số tiền cho vay quá hạn

Cột7: Ghi số tiền cho vay chuyển sang khoanh nợ chờ xử lý

Cột8: Ghi tổng số nợ gốc đã thu

Cột9: Ghi số tiền gốc của các khoản vay quá hạn đối tượng thanh toán

Cột10: Ghi số tiền gốc của các khoản vay khoanh nợ đối tượng thanh toán

Cột11: Ghi tổng số lãi đã thu

Cột12: Ghi số tiền lãi của các khoản vay quá hạn đối tượng thanh toán

Cột13: Ghi số tiền lãi của các khoản vay khoanh nợ đối tượng thanh toán

Cột14: Xác định số dự nợ = Số chovay (kể cả trong hạn, quá hạn, khoanh nợ) trừ đi (-) số thanh toán gốc.

Cột15: Ghi số tiền được nhà tài trợ cho phép xóa nợ khi đối tượng. vay gặp rủi ro(thiên tai, hỏa hoạn)

Cột16: Mỗi đối tượng sau khi hoàn thành việc thanh toán cả gốc và lãi ký tên vàocột 16.

CÁC MẪU BÁO CÁO SỬA ĐI- BỔ SUNG:

Mã chương:……………..

Đơn vị báo cáo…………

Mẫu B02 – H

(Ban hành theo thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính)

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG

Quý…..năm 200…

PHẦN I-TỔNG HỢPTÌNH HÌNH KINH PHÍ

Đơn vị tính:…………

Số TTNguồn kinh phí

 

Chỉ tiêu

Mã sốTổng sốCHIA RA
Ngân sáchNguồn khác
CấpViện trợ
ABC1234
IKINH PHÍ HOẠT ĐỘNG (HCSN)
1Kinh phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang01
Từ năm trước chuyển sang năm nay02
2Kinh phí kỳ này
a) Được phân phối kỳ này03
– Luỹ kế từ đầu năm04
b) Thực nhận kỳ này05
– Luỹ kế từ đầu năm06
3Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này (01+ 05)07
– Luỹ kế từ đầu năm (02+06)
4Số đã chi kỳ này đề nghị quyết toán09
– Luỹ kế từ đầu năm10
5Kinh phí giảm kỳ này (nộp trả, giảm khác)11
6Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau

(07-09+11)

12
IIKINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN
1Kinh phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang13
– Từ năm trước chuyển sang năm nay14
2Kinh phí kỳ này
a) Được phân phối kỳ này15
– Luỹ kế từ đầu năm16
b) Thực nhận kỳ này17
– Luỹ kế từ đầu năm18
3Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này (13 + 17)19
– Luỹ kế từ đầu năm (14+18)20
4Kinh phí đã chi xin quyết toán kỳ này21
– Luỹ kế từ đầu năm22
5Kinh phí giảm (nộp trả, giảm khác)23
– Luỹ kế từ đầu năm24
6Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau (19- (21+ 23) hoặc (20 – 22+ 24)25
IIINGUỒN VỐN KINH DOANH
1Số đầu kỳ25
2Tăng trong kỳ này26
– Luỹ kế từ đầu năm27
3Giảm trong kỳ28
– Luỹ kế từ đầu năm29
4Số còn lại cuối kỳ30
IVVỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN
1Vốn kỳ trước còn lại chuyển sang kỳ này31
– Năm trước chuyển sang32
2Vốn thực nhận kỳ này (45+47)33
– Luỹ kế từ đầu năm34
3Tổng số vốn được sử dụng kỳ này (45 + 47)35
– Luỹ kế từ đầu năm (46+48)36
4Số vốn thực sử dụng kỳ này (45+47)37
Trong đó: -Đã hoàn thành trong kỳ38
– luỹ kế từ đầu năm39
Trong đó: Đã hoàn thành từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo40
5Vốn xây dựng cơ bản giảm (Nộp trả, giảm khác)41
6Vốn chưa sử dụng chuyển kỳ sau (49 – 51 – 55)42

 PHẦN II. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ NGHỊ QUYẾT TOÁN

MụcTiểu mụcNội dung chiMã sốTổng sốCHIA RA
Ngân sáchNGUỒN KHÁC
CấpViện trợ
ABCD1234
I. Chi hoạt động

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

II. Chi dự án

1.      Chi quản lý

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

2. Chi thực hiện

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

…………………….

001

 

 

 

 

 

 

101

Cộng

 

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mã chương: ………………..

Đơn vị báo cáo: …………..

Mẫu B06-DA

(Ban hành theo Thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tài chính)

BÁO CÁO TIẾP NHẬN VÀ

SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI NĂM……..

Số TTTên dự án viện trợTổ chức viện trợTrị giá tiếp nhậnTrị giá sử dụngSố dư chuyển năm sau
Tổng sốQuy ra tiền Việt NamXây dựng cơ bảnHCSNCân đối ngân sáchCho vay lại
12345678910

 

Người lập biểu

Ký, họ tên

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo …………..Mẫu B07-DA

(Ban hành theo thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY, THU NỢ, THU LÃI

(Các dự án tín dụng)

Số TTTÊN DỰ ÁNSố dư nợ đầu kỳSố cho vay trong kỳSố dư nợ trong kỳSố dư nợ cuối kỳSố lãi đã thuSố lãi còn phải thuXoá nợ
Tổng sốTrong đóTổng sốTrong đóTổng sốTrong đó
Quá hạnKhoanh nợQuá hạnKhoanh nợ
123456789101112131415
 Người lập biểu

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu B02 – H

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG

1. Bản chất và mục đích của báo cáo: Tổng hợp tình hình kinh phí vàquyết toán kinh phí đã sử dụng

Tổnghợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng là báo cáo tài chínhtổng hợp phản ánh tổng quát tình hình nhận và sử dụng các nguồn kinh phí ở đơnvị trong kỳ báo cáo và số thực chi cho từng loại hoạt động theo từng nguồn kinhphí đề nghị quyết toán

Báocáo này được dùng cho tất cả các đơn vị dự án có được cấp và sử dụng kinh phíngân sách nhà nước trong năm với mục đích giúp cho đơn vị và các cơ quan chứcnăng của Nhà nước nắm được tổng số các loại kinh phí theo từng nguồn hình thànhvà tình hình sử dụng các loại kinh phí ở đơn vị trong một kỳ kế toán.

2. Kết cấu của báo cáo: Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đãsử dụng.

Báocáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng gồm 3 phầnchính:

Phần I: Tổng hợp tình hình kinh phí:

Phảnánh tổng hợp toàn bộ tình hình nhận và sử dụng nguồn kinh phí trong kỳ của đơnvị theo từng loại kinh phí.

PhầnI: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán:

Phảnánh toàn bộ số kinh phí sử dụng trong kỳ của đơn vị theo từng loại kinh phí,từng nguồn hình thành và theo mục, tiểu mục nhằm có đủ căn cứ pháp lý và chứngtừ hợp lệ đề nghị quyết toán.

PhầnIII: Quyết toán vốn đầu tư, vốn sửa chữa lớn sử dụng trong kỳ (Phần này khôngsửa đổi gì nên không đưa vào Thông tư).

3.Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo.

Căncứ vào báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng kỳtrước.

Căncứ váo sổ kế toán chi tiết trong kỳ các tài khoản loại 4 và loại 6.

4.Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Tổng hợp tình hình kinhphí và quyết toán kinh phí để sử dụng.

PHẦN I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

Phần1 “Tổng hợp tình hình kinh phí được phản ánh theo từngnội dung kinh phí: kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, nguồn vốn kinh doanh vàvốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong từng nội dung kinh phí được phản ánh chi tiếttình hình nhận kinh phí và sử dụng kinh phí.

Góctrên bên trái: Ghi mã Chương theo Mục lục ngân sách

CộtB: Ghi tên các chỉ tiêu của Báo cáo Cột C: Ghi mã số các chỉ tiêu

Cột1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu

Cột2, 3: Ghi số tiền kinh phí đã nhận và đã sử dụng thuộc (do) nguồn vốn ngânsách, trong đó:

Cột2: Ghi số tiền do ngân sách cấp

Cột3: Ghi số tiền nhận viện trợ không hoàn lại

Cột4: Ghi số tiền của từng chỉ tiêu được hình thành từ nguồn vốn khác như: Từ cáckhoản thu hội phí, tài trợ trong nước, bổ sung từ các khoản thu sự nghiệp vàkết quả kinh doanh….

I- KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG (HCSN)

1. Kinh phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang – Mã số 01

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động kỳ trước chưa chi hết hoặc đã chi chưaxin quyết toán, chuyển sang kỳ này.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 12 của báocáo này kỳ trước.

2. Từ năm trước chuyển sang năm nay – Mã số 02

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động năm trước chưa chi hết hoặc để chi chưaxin quyết toán chuyển sang năm nay.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 12 của báocáo này cuối năm trước.

3. Kinh phí được phân phối kỳ này – Mã số 03

Chỉtiêu này phản ánh số hạn mức kinh phí hoạt động được phân phối trong kỳ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đượccăn cứ vào giấy thông báo hạn mức kinh phí cho đơn vị trong kỳ báo cáo.

4. Kinh phí được phân phối lũy kế từ đầu năm – Mã số 04

Chỉtiêu này phản ánh số hạn mức kinh phí hoạt động được phân phối lũy kế từ đầunăm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 03 của báocáo kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu 04 của báo cáo này kỳ trước.

5. Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 05

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị thực nhận tại Kho bạc (kể cảchuyển khoản và rút tiền mặt sau khi đã trừ số nộp khôi phục hạn mức) và sốkinh phí hoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn tài trợ, viện trợ, các khoảnthu hội phí và số thu sự nghiệp chuyển sang trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 461 trong kỳ báo cáo.

6. Kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm – Mã số 06

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị thực nhận tại Kho bạc và số kinhphí hoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ, tài trợ, các khoản thuhội phí và số thu sự nghiệp chuyển sang… lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báocáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 05 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 06 của báo cáo này kỳ trước.

7. Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này – Mã số 07

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thực được sử dụng trong kỳ báo cáo, baogồm kinh phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhậntrong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng ghi ở mã số 01 và 05 của báo cáo nàykỳ này.

Mãsố 07 = Mã số (01 05)

8. Lũykế từ đầu năm – Mã số 08

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thực được sử dụng lũy kế từ đầu năm đếncuối kỳ báo cáo, bao gồm số kinh phí chưa xin quyết toán từ năm trước chuyểnsang năm nay và số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 2 và mã số6 của báo cáo này kỳ này.

9. Sốđã chi kỳnày đề nghị quyết toán – Mã số 09

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị đã chi trong kỳ báo cáo, đề nghịquyết toán.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên nợ TK 661- Chi hoạt động trừ (-) đisố phát sinh bên CóTK 661- Chi hoạtđộng (những khoản giảm trừ cho phép) trong kỳ báo cáo.

10. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 10

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị đã chi lũy kế từ đầu năm đếncuối kỳ báo cáo đề nghị quyết toán.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 09 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 10 của báo cáo này kỳ trước.

11. Kinh phí giảm kỳ này (nộp trả, giảm khác) – Mã số 11

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động giảm trong kỳ báo cáo, do đơn vị nộptrả ngân sách, nộp trả cấp trên và giảm khác,…

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động,đối ứng với bên Có TK111, 112,… trongkỳ báo cáo.

12. Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau – Mã số 12

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động đã nhận nhưng chưa chi, hoặc đã chi nhưngchưa xin quyết toán chuyển kỳ sau.

Sốliệu ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau: Mã số 12 – Mã số (07 – 09 – 11).

II. KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN

1. Kinh phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang – Mã số 13

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án kỳ trước (quý, năm) chưa chi hết hoặc đãchi nhưng chưa xin quyết toán chuyển sang kỳ này.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 25 của báocáo này kỳ trước.

2.Kinh phí chưa xin quyết toán từ năm trước chuyển sang năm nay – Mã số 14

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án năm trước chưa chi hết hoặc đã chi nhưng chưaxin quyết toán chuyển sang năm nay.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 25 của báocáo này cuối năm trước.

3. Kinh phí được phân phối kỳ này – Mã số 15

Chỉtiêu này phản ánh mức kinh phí dự án được phân phối kỳ này.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào giấy thông báo phân phối hạn mứckinh phí dự án và các cam kết, hiệp định được ký kết về dự án cho đơn vi trongkỳ báo cáo.

4. Kinh phí được phân phối lũy kế từ đầu năm – Mã số 16

Chỉtiêu này phản ánh mức kinh phí dự án được phân phối lũy kế từ đầu năm đến cuốikỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 15 của báocáo này cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 16 của báo cáo này kỳ trước.

5. Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 17

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án thực nhận tại Kho bạc (kể cả chuyển khoảnvà rút tiền mặt sau khi đã trừ số nộp khôi phục hạn mức) và số kinh phí dự ánnhận trực tiếp từ các nguồn tài trợ, viện trợ, chủ các dự án và các nguồn khác(nếu có) trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 462 trong kỳ báo cáo.

6. Kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm – Mã số 18

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án thực nhận tại Kho bạc (kể cả chuyển khoảnvà rút tiền mặt sau khi đã trừ số nộp khôi phục hạn mức) và số kinh phí dự ánnhận trực tiếp từ các nguồn tài trợ, viện trợ, chủ các dự án và các nguồn khác(nếu có) lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu được ghi ở chỉ tiêu có mã số 17 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 18 của báo cáo này kỳ trước.

7. Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này – Mã số 19

Chỉtiêu này phản ánh tổng kinh phí thực được sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồmkinh phí dự án chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang và số kinh phí dự ánthực nhận trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 18 vàmã số 17.

Mãsố 19 = Mã số (13 17).

8. Tổngkinh phí thức được sử dụng lũy kế từ đầu năm – Mã số 20

Chỉtiêu này phản ánh tổng số kinh phí dự án thực nhận sử dụng lũy kế từ đầu nămđến cuối kỳ báo cáo, bao gồm số kinh phí dự án chưa xin quyết toán năm trướcchuyển sang năm nay và số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báocáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 14 và 18của báo cáo này kỳ này.

Mãsố 20 = Mã số (14 18).

9. Kinh phí đã chi xin quyết toán kỳ này – Mã số 21

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án đã chi xin quyết toán trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán tài khoản 662 trong kỳbáo cáo.

10. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 22

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị đã chi xin quyết toán lũy kế từ đầunăm đến cuối ký báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 21 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 22 của báo cáo này kỳ trước.

11. Kinh phí giảm (nộp trả, giảm khác) – Mã số 23

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án giảm do đơn vị nộp trả ngân sách, nộp trảcấp trên, nộp cho chủ dự án và giảm khác trong ký báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 462 đối ứng với bên Có TK 111, 112,… trong ký báo cáo.

12. Kinh phí giảm lũy kế từ đầu năm – Mã số 24

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án giảm lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo,bao gồm số kinh phí nộp trả ngân sách, nộp cấp trên, nộp cho chủ dự án và giảmkhác.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu đã ghi ở chỉ tiêu có mã số 23 của báo cáo này kỳ này, cộng vớisố liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 24 của báocáo này kỳ trước.

13. Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau – Mã số 25

Chỉtiêu này phản ánh số kinh phí dự án đã nhận nhưng chưa chi, hoặc đã chi nhưngchưa xin quyết toán chuyển kỳ sau.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính: Mã số 25 = Mã số (19 – 21- 23).

III. NGUỒN VỐN KINH DOANH

1. Sốdư đầu kỳ -Mã số 26

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có đầu kỳ của TK 411 “Nguồn vốn kinhdoanh”.

2. Tăng trong kỳ này – Mã số 27

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh tăng trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 411 “Nguồn vốn linhdoanh” trong kỳ báo cáo.

3. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 28

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh tăng lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báocáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 27 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 28 của báo cáo này kỳ trước.

4. Giảm trong kỳ – Mã số 29

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh giảm trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 411 “Nguồn vốn kinhdoanh” trong kỳ báo cáo.

5. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 30

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh giảm lũy kế đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 29 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 30 của báo cáo này kỳ trước.

6. Số còn lại cuối kỳ – Mã số 31

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của TK 411 “Nguồn vốn kinhdoanh”.

IV. VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN

1. Vốn kỳ trước còn lại chuyển sang kỳ này – Mã số 32

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn xây dựng cơ bản thực chưa dùng kỳ trước chuyển sangkỳ này.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 56 của báocáo này kỳ trước.

2. Vốn năm trước chuyển sang – Mã số 33

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn xây dựng cơ bản chưa dùng năm trước chuyển sang nămnay.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 43 của báocáo này cuối năm trước.

3. Vốn thực nhận kỳ này – Mã số 34

Chỉtiêu này phản ánh nguồn vốn xây dựng cơ bản thực nhận (tăng) trong kỳ báo cáo,bao gồm vấn xây dựng cơ bản nhận ngân sách cấp, cấp trên cấp và bổ sung từ cácquỹ, từ viện trợ, tài trợ,…

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Có TK 441 “Nguồn kinh phí đầu tưxây dựng cơ bản” trong kỳ báo cáo.

4. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 35

Chỉtiêu này phản ánh vốn xây dựng cơ bản thực nhận (tăng) lũy kế từ đầu năm đếncuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 34 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 35 của báo cáo nàykỳ trước.

5. Tổng số vốn được sử dụng kỳ này – Mã số 36

Chỉtiêu này phản ánh tổng số vốn xây dựng cơ bản được sử dụng trong kỳ báo cáo,bao gồm vốn xây dựng cơ bản ký trước còn lại chuyển sang kỳ này và vốn xây dựngcơ bản thực nhận (tăng) trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:

Mãsố 36 – Mã số (32 34).

6. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 37

Chỉtiêu này phản ảnh tổng số vốn xây dựng cơ bản được sử dụng lũy kế từ đầu nămđến cuối kỳ báo cáo, bao gồm vốn xây dựng cơ bản năm trước còn lại chuyển sangvà vốn xây dựng cơ bản thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng ghi ở 2 chỉ tiêu có mã số 33 và mã số35 Mã số 37 = Mã số (33 35).

7. Số vốn thực sử dụng kỳ này – Mã số 38

Chỉtiêu này phản ảnh số vốn xây dựng cơ bản đã thực sử dụng trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 241 “xây dựng cơ bản dởdang” trong kỳ báo cáo.

8. Đã hoàn thành trong kỳ – Mã số 39

Chỉtiêu này phản ánh giá trị khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành trong kỳ báocáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 241 ” xây dựng cơ bản dởdang” trong kỳ báo cáo.

9. Lũy kế từ đầu năm – Mã số 40

Chỉtiêu này phản ánh số vốn xây dựng cơ bản đã thực sử dụng lũy kế từ đầu năm đếncuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 38 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 40 của báo cáo này kỳ trước.

10. Đã hoàn thành từ đầu năm – Mã số 41

Chỉtiêu này phản ánh giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành lũy kế từ đầu nămđến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Có TK 241 “xây dựng cơ bản dởdang” từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, hoặc lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 39 của báocáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở còn tiêu có mã số 41 của báo này kỳ trước.

11. Vốn xây dựng cơ bản giảm (nộp trả, giảm khác) – Mã số 42

Chỉtiêu này phản ánh vốn xây dựng cơ bản giảm trong kỳ báo cáo, bao gồm số nộp trảngân sách, nộp cấp trên và giảm khác.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 441 “Nguồn kinh phí đầu tưxây dựng cơ bản” trong kỳ báo cáo.

12. Vốn chưa sử dụng chuyển kỳ sau – Mã số 43

Chỉtiêu này phản ánh vốn xây dựng cơ hàn thực chưa sử dụng (còn lại) cuối kỳ báocáo.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:

Mãsố 48 = Mã số (36 – 38 – 42).

PHẦN II. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾTTOÁN

Kinhphí đã sử dụng đề nghị quyết toán được phản ánh theo từng nội dung kinh tế theotừng mục lục ngân sách nhà nước và theo các cột.

Mục,tiểu mục, mã số, tổng số, ngân sách cấp và viện trợ, thu sự nghiệp và khác(trong đó bao gồm cả phần tài trợ trong nước).

I. CHI HOẠT ĐỘNG – MÃ SỐ 001

Làchỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi hoạt động trong kỳ báo cáo theo nội dungđã được cơ quan tài chính phê duyệt, chi thanh toán cho cá nhân, chi thanh toántiền mua hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, chi mua sắm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản,chi quản lý hành chính và chi bảo quản hàng dự trữ của đơn vị có đầy đủ chứngtừ, căn cứ, đề nghị quyết toán.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi hoạt động” theo từng nội dung và Mụclục ngân sách nhà nước là số phát sinh bên Nợ của tài khoản 661 “Chi hoạt động” trên sổ kếtoán tổng hợp và chi tiết trong kỳ báo cáo.

II. CHI DỰ ÁN – MàSỐ 101

Làchỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi thực hiện và chi quản lý các chươngtrình, dự án kinh tế, xã hội của Nhà nước, của ngành, các đề tài nghiên cứukhoa học bằng nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ đã đủ căn cứ pháp lý, chứng từhợp lệ, đề nghị quyết toán.

Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi dự án” theo từng nội dung chi phí là sốphát sinh Nợ của tài khoản 662 “Chi dựán” trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ báo cáo.

Phụ biểu F02 – 2H

CHI TIẾT KINH PHÍ DỰ ÁN ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

I. Bảnchất và ý nghĩa của phụ biểu báo cáo “Chi tiết kinh phí dự án đề nghịquyết toán”:

“chitiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán” là phụ biểu bắt buộc của báo cáo B 02 – H.

Phụbiểu này được lập để phản ánh chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toántheo từng nội dung chi và nguồn hình thành kinh phí.

II. Cơsở lập phụ biểu “Chi tiếtkinh phí dự án đế nghị quyết toán”:

Sổchi tiết tài khoản 462, 662.

Báocáo này của kỳ trước.

III. Nộidung và phương pháp lập: Báo cáo này được lập cho từng dự án, vì vậy trong kỳ báo cáo đơnvị thực hiện bao nhiêu dự án thì phải lập bấy nhiêu phụ biểu báo cáo này.

Cácchỉ tiêu chung:

Têndự án, mã số Ghi rõ tên gọi của dự án và mã số đăng ký của dự án.

Thuộcchương trình: Ghi rõ tên của chương trình mà dự án là một bộ phận của chươngtrình đó.

Nămkhởi đầu, năm kết thúc: Ghi rõ năm bắt đầu thực hiện và năm kết thúc dự án theoquy định trong Hiệp định hay hợp đồng đã được ký kết.

Tổngsố kinh phí được duyệt (tổng số vốn viện trợ) và số được duyệt kỳ này (số việntrợ kỳ này): Ghi tổng sinh phí được duyệt hay số vốn được viện trợ của từng dựán và số kinh phí được duyệt hay số vốn viện trợ kỳ báo cáo thuộc tất cả cácnguồn kinh phí (ngân sách cấp, viện trợ, nguồn khác…).

Dòng:Chương, Loại, Khoản: Ghi các danh mục phù hợp với quy định của Mục lục Ngânsách nhà nước.

Cơquan thực hiện dự án: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan chịu trách nhiệm thựchiện dự án.

CộtA, B, C: Ghi số hiệu và nội dung (tên gọi) phù hợp với từng Mục và Tiểu mụctheo quy định của Mục lục Ngân sách nhà nước.

CộtD: Ghi số hiệu quy định cho từng nội dung chi.

Cột1:phản ánh kinh phí (thuộc từng nguồn kinh phí) kỳ trước chưa sử dụng hếtchuyển sang kỳ này.

Sốliệu để ghi vào cột này được lấy từ số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo này kỳ trước.

Cột2: Phản ánh số kinh phí thực nhận kỳ này.

Sốliệu để ghi vào cột này là số phát sinh bên Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án trong kỳ báo cáo trên sổkế toán chi tiết và tổng hợp.

Cột3: Phản ánh số kinh phí thực nhận từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào cột này là tổng số phát sinh bên Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án (chitiết theo từng nguồn hình thành) từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo (nếu có số khôiphục hạn mức kinh phí phải trừ số khôi phục hạn mức kinh phí), hoặc được tínhbằng cách lấy chỉ tiêu 3 của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 2 của báo cáo kỳ này.

Cột4: Phản ánh tổng số kinh phí được sử dụng kỳ này theo từng nguồn kinh phí.

Sốliệu để ghi vào cột này được tính như sau: Cột 4 = Cột 1 Cột 2.

Cột5: Phản ánh số kinh phí dự án đã sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳ báo cáo.

Sốliệu để ghi vào cột này là số phát sinh bên NỢ của TK662 – Chi dự án,trong kỳ báo cáo (nếu có số nộp giảm chi thì phải trừ số giảm chi).

Cột6: Phản ánh số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán từ đầu năm đến cuối kỳbáo cáo.

Sốliệu để ghi vào cột này là số phát sinh bên Nợ của TK 662- Chi dự án, kể từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo (trừ số giảm chi nếu có) hoặc đượctính bằng cách lấy chỉ tiêu 6 của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 5 của báo cáo kỳ này.

Cột7: phản ánh số kinh phí đã nhận nhưng chưa sử đụng chuyển sang kỳ sau.

Sốliệu để ghi vào cột này được tính như sau: Cột 7 = Cột 4 – Cột 5.

Saukhi lập biểu xong, người lập biểu, phụ trách kế toán phải ký và ghi rõ họ tên,sau đó thủ trưởng đơn vị ghi ngày, tháng, năm và ký tên, đóng dấu.

Mẫu B06 – DA

BÁO CÁO TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ

KHÔNG HOÀN LẠI NĂM….

1. Mục đích của báo cáo:

Báocáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ không hoàn lại được dùng cho tất cả các đơnvị có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài với mục đích giúp cho cơquan quản lý nắm được tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí viện trợ khônghoàn lại của đơn vị trong kỳ báo cáo.

2.Kết cấu và nội đung của báo cáo:

Cột1, 2: Ghi số thứ tự và tên dự án viện trợ

Cột3: Ghi tên tổ chức viện trợ

Cột4: Ghi tổng số trị giá viện trợ tiếp nhận

Cột5: Ghi số viện trợ quy ra tiền Việt Nam

Cột6, 7, 8, 9: Ghi trị giá sử dụng, trong đó:

Cột6: Ghi số đã sử dụng cho xây dựng cơ bản

Cột7: Ghi số đã sử dụng cho hành chính sự nghiệp

Cột8: Ghi số đã đưa vào cân đối ngân sách

Cột9: Ghi số viện trợ cho mục đích tín dụng

Cột10: Ghi số kinh phí viện trợ chưa sử dụng đến chuyển sang năm sau.

Cột1,2: Ghi số thứ tự Và tên dự án viện trợ

Cột3: Ghi tổng số trị giá viện trợ tiếp nhận.

Mẫu B07 – DA

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY, THU NỢ, THU LÃI

1Mục đích của báo cáo:

Báocáo tình hình cho vay thu nợ, thu lãi dùng cho các đơn vị có tiếp nhận viện trợkhông hoàn lại của nước ngoài thuộc vốn tín dụng quay vòng với mục đích giúpcho cơ quan quản lý nắm được tiến trình thực hiện dự án của đơn vị trong kỳ báocáo.

2. Kết cấu và nội dung của báo cáo:

Cột1, 2: Ghi số thứ tự, tên dự án

Cột3, 4, 5: Ghi tổng số nợ đầu kỳ của các khoản cho vay, trong đó chia ra số chovay quá hạn, số cho vay chuyển sang khoanh nợ

Sốliệu để ghi vào các cột này lấy từ cột 10, 11, 12 của báo cáo này ký trước.

Cột6: Ghi số cho vay trong kỳ

Sốliệu để ghi vào cột này lấy từ cột 5 của Sổ theo dõi cho vay (Mẫu số S43a- DA).

Cột7: Ghi tổng số nợ gốc đã thu trong kỳ của các khoản vay

Sốliệu để ghi vào cột này lấy từ cột 8 trên Sổ theo dõi cho vay.

Cột8, 9: Ghi số thu nợ gốc của các khoản nợ đã chuyển sang quá hạn hoặc chuyểnsang khoanh nợ

Sốliệu để ghi vào 2 cột này lấy từ cột 9, 10 trên Sổ theo dõi cho vay.

Cột10: Ghi số dư nợ còn lại cuối kỳ báo cáo

Cột10 = Cột 3 Cột 6 – Cột 7.

Cột11: Ghi số dư của các khoản nợ quá hạn còn lại cuối kỳ báo cáo.

Cột11 = Cột 4 Cột 6 – Cột 8.

Cột12: Ghi số dư của các khoản khoanh nợ còn lại cuối kỳ báo cáo

Cột12 = Cột 5 + Cột 6 – Cột 9.

Cột13: Ghi tổng số lãi đã thu trong kỳ báo cáo

Sốliệu ghi vào cột này lấy từ cột 11 trên Sổ theo dõi cho vay.

Cột14: Ghi số lãi còn phải thu chuyển kỳ sau Số liệu ghi vào cột này lấy từ cột 15 trên Sổ theo dõi cho vay.

Cột15: Ghi tổng số được nhà tài trợ cho phép xóa nợ

Sốliệu ghi vào cột này lấy từ cột 16 trên Sổ theo dõi cho vay.

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu