Thông tư 121/2002/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp có thu

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 121/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002

THÔNG TƯ

VỀ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/5/1998;

Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ ban hành chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 28/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp  ban hành theo Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định  999-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính (Thông tư số 184/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 Hướng dẫn kế toán quyết toán vật tư, hàng hoá tồn kho, giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành ở thời điểm cuối năm của đơn vị HCSN; Thông tư số 185/1998/TT-BTC ngày  28/12/1998 Hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của đơn vị HCSN; Thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 Hướng dẫn kế toán tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại);

Nhằm thống nhất công tác kế toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1- Thông tư này được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập hoạt động có thu trong các lĩnh vực Giáo dục đào tạo, Y tế, Khoa học công nghệ và môi trường, Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao, Sự nghiệp kinh tế, Dịch vụ việc làm, kể cả các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các Tổ chức chính trị- Xã hội, các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các Tổng công ty đang thực hiện Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999 – TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính.

2- Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước,  các Tổ chức chính trị, các Tổ chức chính trị- Xã hội  và các Tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập không có  thu, được NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng công ty đang thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp.

II. MỘT SỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

1- Sửa đổi, bổ sung chứng từ kế toán

1.1- Sửa đổi Bảng thanh toán tiền lương (C02- H)

1.2 – Bổ sung các chứng từ

– Bảng thanh toán tiền thưởngC34- SN
– Giấy thôi trả lươngC35- SN
– Giấy thanh toán tiền thuê ngoàiC36- SN
– Bảng tổng hợp Biên lai thu tiềnC37- SN
– Bảng kê hoá đơnC38- SN
– Bảng kê chi tiềnC39- SN
– Giấy đề nghị thanh toánC40- SN

(Mẫu biểu và hướng dẫn phương pháp lập các chứng từ kế toán theo Phụ lục số 01).

2- Sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán

2.1- Bổ sung Tài khoản 465 “Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước”

Tài khoản này dùng cho các đơn vi sự nghiệp được Nhà nước đặt hàng  trong việc  thăm dò, khảo sát, đo đạc… theo dự toán và đơn giá đặt hàng của Nhà nước để phản ảnh việc tiếp nhận và quyết toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 465 ” Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước”.

Bên Nợ:

– Phản ảnh nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước khi quyết toán được duyệt;

– Số kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước không sử dụng phải nộp lại Nhà nước (Do không hoàn thành khối lượng).

Bên Có: Phản ảnh việc tiếp nhận nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Số dư bên Có: Phản ánh nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước hiện còn chưa được quyết toán.

2.2- Bổ sung Tài khoản 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Tài khoản này phản ánh các khoản thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và thu về thanh lý, nhượng bán tài sản (Tách nội dung từ TK cấp 2 5118- Các khoản thu khác sang TK  531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ).

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ”.

Bên Nợ:

a- Hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ:

– Giá vốn hàng bán;

– Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp;

– Kết chuyển chi phí kinh doanh dịch vụ trừ vào doanh thu;

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ vào Tài khoản 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ.

b- Hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản:

– Kết chuyển chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản trừ vào thu thanh lý, nhượng bán tài sản;

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản vào TK 4314 “Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.

Bên Có:

a- Hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ:

Doanh thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

b- Thanh lý nhượng bán tài sản:

– Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

Số dư bên Có: Phản ánh các khoản thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thu thanh lý, nhượng bán tài sản chưa kết chuyển.

Cuối kỳ sau khi kết chuyển, tài khoản này không còn số dư.

2.3- Bổ sung Tài khoản 635 “Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước”

Tài khoản này dùng cho các đơn vi sự nghiệp để phản ánh các khoản chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước cho việc thăm dò, khảo sát, đo đạc… theo giá thực tế đơn vị đã bỏ ra.

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 635 “Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước”.

Bên Nợ: Tập hợp các chi phí thực tế đơn vị đã bỏ ra để thực hiện  giá trị khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Bên Có: Kết chuyển chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước vào Tài khoản 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Số dư bên Nợ: Phản ánh chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước chưa được kết chuyển.

2.4- Bổ sung Tài khoản 643 “Chi phí trả trước”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính vào chi hoạt động và chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ trong kỳ này mà phải tính vào chi phí của hai hay các kỳ kế toán tiếp theo.

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 643 “Chi phí trả trước”:

Bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh.

Bên Có:

Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi hoạt động và chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Số dư bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi hoạt động và chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Thuộc loại chi phí trả trước gồm:

– Công cụ, dụng cụ xuất dùng 1 lần với giá trị lớn và  loại công cụ, dụng cụ  xuất dùng tham gia vào nhiều niên độ kế toán;

– Chi phí  sửa chữa bảo dưỡng thiết bị và sửa chữa TSCĐ bằng kinh phí thường xuyên;

– Trả trước tiền thuê TSCĐ cho nhiều năm (văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng…).

Thời gian phân bổ quy định từ 2 đến 3 năm. Kế toán phải xác định những khoản chi phí nào phải phân bổ 2 năm, chi phí nào phân bổ làm 3 năm và mở sổ kế toán theo dõi chi tiết cho từng khoản phải phân bổ, đã phân bổ trong từng năm và từng đối tượng sử dụng.

2.5- Bổ sung Tài khoản cấp II của Tài khoản 311 ‘Các khoản phải thu”

– TK 3112 “Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước”:

Tài khoản này dùng cho các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đặt hàng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải thu của đơn vị với Nhà nước theo giá thanh toán.

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 3112 “Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước”.

Bên Nợ: Phản ảnh số tiền phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo giá thanh toán.

Bên Có: Phản ánh số tiền Nhà nước đã thanh toán cho đơn vị theo giá thanh toán sau khi quyết toán được phê duyệt.

Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo giá thanh toán.

2.6- Bổ sung Tài khoản cấp II của Tài khoản 332 – Các khoản phải nộp theo lương

– TK 3323 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích nộp KPCĐ.

2.7- Sửa đổi nội dung và bổ sung 3 Tài khoản cấp II của Tài khoản 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý:

2.7.1- Sửa nội dung kết cấu tài khoản 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Bên Nợ:

– Chênh lệch chi lớn hơn thu cả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ;

– Thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ;

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên;

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động theo đơn đặt hàng trích lập quỹ cơ quan;

– Kết chuyển số trích lập các quỹ quyết toán với số chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên.

Bên Có:

– Số chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước và hoạt động thường xuyên;

– Kết chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu khi có quyết định xử lý.

2.7.2- Bổ sung 3 tài khoản cấp II của tài khoản 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

– TK 4211- Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên;

– TK 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.

– TK 4213- Chênh lệch thu, chi hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

2.8- Bổ sung 2 Tài khoản cấp II của Tài khoản 431- Quỹ cơ quan:

– TK 4313- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập;

– TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

2.9 – Các Tài khoản cấp II của TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động và TK 661- Chi hoạt động, mở chi tiết:

– Nguồn kinh phí thường xuyên (Ngân sách cấp bổ sung chi thường xuyên; Phần phí, lệ phí được để lại đơn vị; Chênh lệch thu- chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ);

– Nguồn kinh phí không thường xuyên (Kinh phí tinh giản biên chế, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất).

2.10 – Sắp xếp  hạch toán các nguồn kinh phí  và chi sử dụng kinh phí ở các cặp TK sau:

– TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động và TK 661- Chi hoạt động: Dùng để hạch toán  nguồn  kinh phí và chi sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí không thường xuyên;

– TK 462 – Nguồn kinh phí dự án và TK 662 – Chi dự án: Dùng để hạch toán nguồn kinh phí và chi sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia, các đề tài  nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, nguồn vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài ;

– TK 465 – Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, TK 635 -Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước và TK 3112- Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Dùng để hạch toán nguồn kinh phí và chi sử dụng nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước;

– TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang  và TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB: Hạch toán nguồn kinh phí và  chi sử dụng kinh phí mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa lớn TSCĐ, thực hiện dự án đầu tư XDCB.

2.11- Toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và số chênh lệch thu- chi thanh lý nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào TK 4314 “Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất và đổi mới trang thiết bị.

2.12- Sửa đổi nội dung Tài khoản 511- Các khoản thu:

Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước và thu sự nghiệp khác.

Tài khoản này có 3 Tài khoản cấp 2:

– TK 5111- Thu phí, lệ phí: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.

Kết cấu và nội dung của TK 5111- Thu phí, lệ phí.

Bên Nợ:

+ Số phải nộp NSNN (nếu có);

+ Số chuyển nộp cấp trên;

+ Số chuyển sang nguồn kinh phí hoạt động.

Bên Có:

Các khoản thu phí, lệ phí.

Số dư bên Có:

Phản ánh số thu phí, lệ phí trong kỳ chưa kết chuyển.

– TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Tài khoản này dùng cho các đơn vị thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước để phản ánh các khoản thu từ khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước tính theo giá thanh toán (giá Nhà nước đặt hàng).

Kết cấu và nội dung của TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Bên Nợ:

+ Kết chuyển chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước;

+ Kết chuyển chênh lệch giữa thu theo giá dự toán với chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước sang Tài khoản 4211- Chênh lệch thu, chi hoạt động.

Bên Có:

Giá trị khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước đã được thanh toán theo giá dự toán.

Số dư bên Có:

Phản ánh giá trị khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước chưa được kết chuyển. Sau khi kết chuyển theo quyết định xử lý tài khoản này không có số dư.

– TK 5118- Thu sự nghiệp khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của Nhà nước ngoài các khoản thu trên

(Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu sau khi sửa đổi, bổ sung theo Phụ lục số 02).

3- Bổ sung sổ kế toán:

– Sổ theo dõi chi phí trả trướcS70- SN
– Bảng tính khấu hao TSCĐS71- SN
– Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và chi phí trả trướcFB01- SN

(Mẫu biểu và hướng dẫn phương pháp lập các sổ kế toán theo Phụ lục số 03).

4- Sửa đổi báo cáo tài chính:

– Sửa đổi Biểu B02- H  “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng”;

– Sửa đổi Biểu B04- H “Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu”;

– Bổ sung Biểu B09- SN “Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán”.

(Mẫu biểu và hướng dẫn phương pháp lập báo cáo tài chính theo Phụ lục số 04).

III. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1- Hạch toán hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

1.1- Hạch toán chi phí:

a- Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ bằng tiền mặt, tiền gửi, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

b- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

c- Xuất vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ.

d- Chi tạm ứng tính vào chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ , ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 312- Tạm ứng.

e- Các dịch vụ  mua ngoài đã sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ chưa thanh toán, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 331- Các khoản phải trả.

f- Tiền lương, các khoản trích nộp theo lương của người trực tiếp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương

Có TK 334- Các khoản phải trả viên chức.

g- Phân bổ chi phí trả trước vào chi sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 643- Chi phí trả trước.

h-  Nhập kho sản phẩm hoàn thành, ghi:

Nợ TK 155- Sản phẩm hàng hoá

Có  TK 631- Chi hoạt động SXKD.

i- Kết chuyển chi phí của dịch vụ được xác định tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Có TK 631- Chi hoạt động SXKD

1.2- Hạch toán doanh thu:

a- Doanh thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3111- Phải thu của khách hàng)

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

b- Xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa vào tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Có TK 155- Sản phẩm, hàng hoá.

1.3- Hạch toán thuế GTGT:

Hạch toán thuế GTGT thực hiện như quy định tại Thông tư số 185/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của đơn vị Hành chính sự nghiệp” nhưng phải sử dụng Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ” thay thế Tài khoản 511 “Các khoản thu” (Tài khoản 5118- Các khoản thu khác)

1.4- Hạch toán kết chuyển thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi hoạt động sản xuất, cung ứng  dịch vụ:

a- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ vào  doanh thu (Đối với trường hợp không có sản phẩm nhập kho), ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Có TK 631- Chi hoạt động SXKD.

b- Kết chuyển chênh lệch thu, chi:

– Số chênh lệch thu lớn hơn chi (Lãi), ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Có TK 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động SX, cung ứng dịch vụ.

– Số chênh lệch chi lớn hơn thu (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động SX, cung ứng dịch vụ

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.

c- Phân phối kết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ:

– Hàng quý, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NSNN theo thông báo của cơ quan Thuế, ghi:

Nợ TK 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động SX, cung ứng dịch vụ

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3334- Thuế TNDN).

– Bổ sung chênh lệch thu lớn hơn chi (Còn lại sau thuế) của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ vào nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, ghi:

Nợ TK 4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động SX, cung ứng dịch vụ

Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

2- Hạch toán thu- chi hoạt động

2.1- Hạch toán nguồn kinh phí hoạt động:

a- Nhận kinh phí thường xuyên do Ngân sách hỗ trợ:

– Nếu Ngân sách Nhà nước cấp bằng hạn mức kinh phí (HMKP), khi nhận thông báo HMKP ghi Nợ TK 008- HMKP.

Khi rút HMKP, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (Nếu rút tiền mặt về nhập quỹ) hoặc Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Mua vật liệu, dụng cụ nhập kho) hoặc

Nợ TK 331- Các khoản phải trả (Chuyển trả cho người thứ ba)

Nợ TK 661- Chi hoạt động (Chi trực tiếp)

Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

Đồng thời ghi Có TK 008- HMKP

– Nếu NSNN cấp bằng lệnh chi, khi nhận được tiền, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.

b- Kết chuyển nguồn thu phí, lệ phí và các khoản thu khác để lại đơn vị bổ sung nguồn kinh phí thường xuyên, ghi:

Nợ TK 5111- Thu phí, lệ phí

Nợ TK 5118- Thu sự nghiệp khác

Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

2.2- Hạch toán chi  hoạt động:

a- Chi hoạt động bằng tiền mặt, tiền gửi, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

b- Xuất  vật liệu, dụng cụ  sử dụng cho chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ.

c- Kết chuyển các khoản thanh toán tạm ứng vào chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 312- Tạm ứng.

d- Các dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán tính vào chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 331- Các khoản phải trả.

e- Tiền lương (kể cả phần thu nhập tăng thêm đối với chi thường xuyên) và các khoản trích nộp theo lương tính vào chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương

Có TK 334- Phải trả viên chức.

f- Rút HMKP chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.

Đồng thời, ghi Có TK 008- Hạn mức kinh phí

g- Mua TSCĐ bằng kinh phí hoạt động thường xuyên:

– Khi mua tài sản, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

– Đồng thời ghi tăng chi hoạt động và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

h- Phân bổ chi phí trả trước vào chi hoạt động thường xuyên, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 643- Chi phí trả trước.

i- Kết chuyển chi sự nghiệp vào nguồn kinh phí thường xuyên để xác định chênh lệch, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

Có TK 661- Chi hoạt động (66121)

2.3- Hạch toán  các khoản thu (Thu phí, lệ phí, thu khác…):

a- Khi phát sinh các khoản thu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 511-  Các khoản thu.

b- Xác định số thu phải nộp Ngân sách Nhà nước (nếu có), ghi:

Nợ TK 511- Các khoản thu

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3332- Phí và lệ phí).

c- Số thu nộp cấp trên, thành lập quỹ điều tiết của ngành (nếu có), ghi:

Nợ TK 511-Các khoản thu

Có TK 342- Thanh toán nội bộ.

2.4- Kết chuyển chi phí và xử lý chênh lệch thu, chi thường xuyên:

a- Kết chuyển chi thường xuyên vào nguồn kinh phí thường xuyên khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

Có TK 661- Chi hoạt động (66121)

b- Kết chuyển phần kinh phí thường xuyên còn lại sang Tài khoản 4211- Chênh lệch thu, chi hoạt động, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46121)

Có TK 4211- Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

c- Trích lập các quỹ từ chênh lệch thu, chi sự nghiệp tính vào chi hoạt động (Kể cả tạm trích quỹ hàng quý) theo trình tự sau, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 4313- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

Có TK 4311- Quỹ khen thưởng

Có TK 4312- Quỹ phúc lợi

Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

d- Kết chuyển số đã trích lập các quỹ quyết toán vào số chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên, ghi:

Nợ TK 4211- Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

Có TK 661- Chi hoạt động

đ- Khi chi tiêu các quỹ, ghi:

Nợ TK 431- Quỹ cơ quan (4311, 4312,  4314, 4318)

Có TK 111- Tiền mặt

e- Khi sử dụng quỹ dự phòng ổn định  thu mhập để  hỗ trợ chi trả tiền lương những tháng không có thu, ghi:

Nợ TK 4313 – Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

Có TK 334 – Các khoản phải trả viên chức

2.5- Xử lý chênh lệch chuyển năm sau đối với phần kinh phí thường xuyên:

a- Cuối năm nếu trên TK 008 “Hạn mức kinh phí”  còn số dư, đơn vị tiến hành ghi đỏ vào bên Nợ TK 008 “Hạn mức kinh phí”.

b- Đầu năm sau căn cứ vào giấy khôi phục HMKP, kế toán ghi Nợ TK 008 “Hạn mức kinh phí”.

3- Hạch toán hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước

3.1- Hạch toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

a- Nhận nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng bằng hạn mức kinh phí (HMKP), khi nhận thông báo phân phối HMKP ghi:

Nợ TK 008- Hạn mức kinh phí

b- Nhận nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng bằng lệnh chi, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

3.2- Hạch toán chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

a- Rút HMKP thuộc kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng để sử dụng, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Đồng thời ghi Có TK 008- Hạn mức kinh phí

b- Phát sinh các khoản chi phí thực tế cho khối lượng, sản phẩm công việc theo đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:

Nợ TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ

Có TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương

Có TK 334- Phải trả viên chức

Có TK 643- Chi phí trả trước.

c- Rút HMKP chi theo đơn đặt hàng, ghi:

Nợ TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đồng thời, ghi Có TK 008- Hạn mức kinh phí

d- Giá trị khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu thanh toán theo giá thanh toán (Bằng khối lượng thực tế x giá thanh toán), ghi:

Nợ TK 3112- Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

e- Kết chuyển chi phí thực tế theo đơn đặt hàng vào Tài khoản 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:

Nợ TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

f- Kết chuyển chênh lệch giữa thu theo giá thanh toán lớn hơn chi  thực tế của khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước sang Tài khoản chênh lệch thu, chi, ghi:

Nợ TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 4213- Chênh lệch thu, chi hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

g- Trích lập các quỹ từ chênh lệch thu lớn hơn chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:

Nợ TK 4213- Chênh lệch thu, chi hoạt động theo đơn đặt hàng của NN

Có TK 431- Quỹ cơ quan.

h- Khi quyết toán thu, chi từ nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước được cấp thẩm quyền phê duyệt, ghi:

Nợ TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 3112- Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước

i- Nếu số kinh phí đã nhận sử dụng không hết do không hoàn thành khối lượng Nhà nước đặt hàng, phải làm thủ tục nộp lại Ngân sách, ghi:

Nợ TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước.

4- Hạch toán các khoản đi vay:

a- Vay tiền để nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ…, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3311- Phải trả người cung cấp)

Có TK 331- Các khoản phải trả (3312 – Phải trả nợ vay).

b- Vay tiền mua TSCĐ hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 331- Các khoản phải trả (3312).

– Khi công trình hoàn thành, ghi tăng giá trị TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang.

– Đối với các khoản nợ vay về mua TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khi tiến hành trả nợ tiền vay:

+ Tiền gốc, ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3312)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

+ Đồng thời chuyển nguồn kinh phí đầu tư hoặc quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp… thành nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi:

Nợ TK 431- Quỹ cơ quan (4314)

Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

+ Chi trả tiền lãi, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (Vay dùng cho chi sự nghiệp)

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD (Vay để đầu tư SX, cung ứng DV)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

5- Hạch toán chi phí trả trước

a- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước có liên quan đến nhiều niên độ kế toán được tính dần vào chi phí:

– Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thuê TSCĐ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 643- Chi phí trả trước (Giá chưa có thuế)

Nợ TK 3113- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 331- Các khoản phải trả.

– Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thuê TSCĐ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 643- Chi phí trả trước (Tổng giá thanh toán)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 331- Các khoản phải trả.

b- Định kỳ tính vào chi phí  sự nghiệp và chi SXKD dịch vụ, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 643- Chi phí trả trước.

c- Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần giá trị lớn phải tính dần vào chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ và chi hoạt động theo phương pháp phân bổ hai lần:

– Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào Phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 643- Chi phí trả trước

Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ.

Đồng thời, tiến hành tính lần đầu (bằng 50% trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng), ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 643- Chi phí trả trước.

– Khi hết thời hạn tính theo quy định (Năm thứ 2 hoặc năm thứ 3), kế toán tiến hành tính giá trị còn lại vào chi sự nghiệp và chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ sau khi đã trừ giá trị phế liệu và khoản bồi thường vật chất (nếu có), theo công thức:

Số phải phân bổ lần 2

=

Trị giá công cụ, dụng cụ đã xuất dùng

Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)

Khoản bồi thường vật chất (nếu có)

2

Kế toán ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 643- Chi phí trả trước (Số phải tính lần 2).

– Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) hoặc khoản bồi thường vật chất của người làm hỏng, làm mất công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Giá trị phế liệu thu hồi)

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Khoản bồi thường vật chất phải thu)

Có TK 643- Chi phí trả trước.

6- Hạch toán khấu hao và thanh lý tài sản cố định

a- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD

Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

b- Số chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

c- Khi thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của đơn vị (Tiến hành chuyển sang nguồn kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện chi mua sắm xây dựng), ghi:

Nợ TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003

Những đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này theo quy định tại điểm 1, mục I- Phạm vi áp dụng, phải tổ chức thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999- TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 999- TC/QĐ/CĐKT và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2- Những đơn vị Hành chính sự nghiệp không phải thực hiện Thông tư này theo quy định tại điểm 2, mục I- Phạm vi áp dụng, thì thực hiện theo Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999- TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT

3- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 01

Đơn vị:……………….
Mẫu số C02-H
(Ban hành kèm theo QĐ số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 và sửa đổi bổ sung theo TT số 121/2002/TT/BTC ngày 3 /12/2002 của BTC)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tháng…..năm 200…

Số:…………………….

STT

Mã số cán bộ

Họ và tên

Cấp bậc chức vụ

Mã số ngạch lương

Lương hệ số

Lương tăng thêm

Hệ số lương

Hệ số phụ cấp

Cộng hệ số

Thành tiền

Hệ số chia thêm

Mức chia

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cộng

 

Tiền lương những ngày nghỉ việc không được hưởng

Bảo hiểm xã hội trả cho những ngày nghỉ việc

Tổng cộng tiền lương và BHXH được hưởng

Các khoản trừ vào lương

Tổng số tiền lương còn lĩnh

Ký nhận

BHXH

….

Thuế thu nhập

Cộng

Số ngày

Số tiền

Số ngày

Số tiền

13

14

15

16

17=9+12-14+16

18

19

20

21

22=17-21

23

Tổng số tiền bằng chữ:……………………………………………..

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Ngày… tháng… năm 200…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)

 

Đơn vị:……………….

MẪU SỐ C34-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

Quý…..năm 200….

Số:…………….

STT

Họ và tên

Chức vụ

Xếp loại

Các khoản tiền thưởng

Ký nhận

Ghi chú

Cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Ngày… tháng… năm 200…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)

Đơn vị:……………….

MẪU SỐ C35-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT/Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–

 

GIẤY THÔI TRẢ LƯƠNG

Họ và tên: …………………………………….

Chức vụ: ……………………………………….

Nay chuyển đến công tác tại………….. theo Quyết định số………….. ngày…..tháng…..năm….. của……..

Đơn vị…………………………. đã trả lương và các khoản phụ cấp đến hết ngày…..tháng…..năm….. theo chi tiết như sau:

– Mã số ngạch:…………………………………………..

– Hệ số lương:……………………………………………..

– Phụ cấp chức vụ:………………………………………..

– Phụ cấp khác (nếu có):………………………………..

Tổng số tiền:………………………………………………..

(Viết bằng chữ:………………………………………………………………………….)

Các quyền lợi khác: Bảo hiểm xã hội đã đóng hết tháng…..năm…..

Đề nghị cơ quan mới tiếp tục trả lương và nộp BHXH cho Ông (Bà)…………………………………… từ ngày…..tháng…..năm….. theo quy định hiện hành.

 

 

Nơi nhận

Ngày…..tháng…..năm 200...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị:……………….
MẪU SỐ C36-SN
(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

GIẤY THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI
(Dùng cho thuê nhân công, thuê khoán việc)

Họ và tên người thuê:…………………………………………………………………………….

Bộ phận (Hoặc địa chỉ):………………………………………………………………………….

Đã thuê những công việc sau để: …………………………………. tại địa điểm………………………….. từ ngày….. đến ngày…..

STT

Họ và tên người nhận thuê

Địa chỉ (số CMT)

Nội dung hoặc tên công việc thuê

Số công hoặc khối lượng công việc  đã làm

Đơn giá thanh toán

Thành tiền

Ký nhận

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng cộng

Số tiền bằng chữ:………………………………………………………………………………….

(Kèm theo…. chứng từ gốc)

 

Ngày….tháng….năm 200…

Người duyệt
(Ký, họ tên)

Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên)

 

Đơn vị:……………….
MẪU SỐ C37-SN
(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT/BTC ngày 31 tháng12  năm 2002 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG TỔNG HỢP BIÊN LAI THU TIỀN
Ngày…..tháng…..năm 200…..

Số:…………

Bộ phận thu

Ký hiệu biên lai

Quyển số

Số biên lai

Số tiền trên biên lai

Ghi chú

Từ số

Đến số

Tổng số

Chia ra nội dung thu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng

 

Người lập bảng tổng hợp
(Ký, họ tên)

 

Đơn vị:……………….

MẪU SỐ C38-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

Số:…………

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Ngày…..tháng…..năm 200…..

STT

Hoá đơn

Tên người mua

Tổng giá thanh toán

Trong đó

Chi tiết dịch vụ

Số

Ngày

Tiền hàng

Tiền thuế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng

 

Người lập bảng kê
(Ký, họ tên)

 

Đơn vị:……………….
MẪU SỐ C39-SN
(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN

Ngày….. tháng….. năm 200….

Họ và tên người chi:……………………………………………………………………………..

Bộ phận (hoặc địa chỉ):………………………………………………………………………….

Chi cho công việc:………………………………………………………………………………..

STT

Nội dung chi

Số tiền

1

2

3

Tổng cộng

Số tiền bằng chữ:………………………………………………………………………………

(Kèm theo…. chứng từ gốc)

 

Người lập bảng kê
(Ký, họ tên)

Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)

 

Đơn vị:……………….

MẪU SỐ C40-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính)

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày….tháng….năm 200…

Kính gửi:…………………………………………

Họ và tên người đề nghị thanh toán:………………………………………………………..

Bộ phận (Hoặc địa chỉ):…………………………………………………………………………

Nội dung thanh toán:…………………………………………………………………………….

Số tiền:……………………………………………………………………………………………….

Viết bằng chữ:……………………………………………………………………………………..

(Kèm theo…………chứng từ gốc)

 

Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên)

Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Người duyệt
(Ký, họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
(Sau khi sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 121/2002- TT/BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

STT

Số hiệu tài khoản

Tên tài khoản

Phạm vi áp dụng

Ghi chú

Loại 1- Tiền và vật tư

1

111

Tiền mặt

Mọi đơn vị

 

1111

Tiền Việt Nam

1112

Ngoại tệ

1113

Vàng bạc, đá quý

1114

Chứng chỉ có giá

2

112

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Mọi đơn vị

 

1121

Tiền Việt Nam

1122

Ngoại tệ

1123

Vàng bạc, đá quý

3

152

Vật liệu, dụng cụ

Mọi đơn vị

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

1521

Vật liệu

1526

Dụng cụ

4

155

Sản phẩm, hàng hoá

Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi tiết theo sản phẩm, hàng hoá

1551

Sản phẩm

1556

Hàng hoá
Loại 2- Tài sản cố định

5

211

Tài sản cố định hữu hình

Mọi đơn vị

2111

Đất

2112

Nhà cửa, vật kiến trúc

2113

Máy móc, thiết bị

2114

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

2115

Phương tiện quản lý

2118

Tài sản cố định khác

6

213

Tài sản cố định vô hình

Mọi đơn vị

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

7

214

Hao mòn tài sản cố định

2141

Hao mòn TSCĐ hữu hình

2142

Hao mòn TSCĐ vô hình

8

241

Xây dựng cơ bản dở dang

Đơn vị có

2411

Mua sắm tài sản cố định

đầu tư XDCB

2412

Xây dựng cơ bản

2413

Sửa chữa lớn TSCĐ

Loại 3- Thanh toán

9

311

Các khoản phải thu

Mọi đơn vị

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

3111

Phải thu của khách hàng

3112

Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng của Nhà nước

3113

Thuế GTGT được khấu trừ

3118

Phải thu khác

10

312

Tạm ứng

Mọi đơn vị

11

313

Cho vay

Đơn vị có dự

 

3131

Cho vay

án quay vòng

 

3132

Quá hạn

 

3133

Khoanh nợ

12

331

Các khoản phải trả

Mọi đơn vị

3311

Phải trả người cung cấp

3312

Phải trả nợ vay

3318

Phải trả khác

13

332

Các khoản phải nộp theo lương

Mọi đơn vị

3321

Bảo hiểm xã hội

3322

Bảo hiểm y tế

3323

Kinh phí công đoàn

14

333

Các khoản phải nộp Nhà nước

Các đơn vị có

3331

Thuế GTGT phải nộp

phát sinh

3332

Phí, lệ phí

3334

Thuế TNDN

3337

Thuế khác

3338

Các khoản phải nộp khác

15

334

Phải trả viên chức

Mọi đơn vị

Có thể chi tiết thêm

3341

Phải trả viên chức Nhà nước

3348

Phải trả các đối tượng khác

16

337

Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau

 

 

 

3371

Vật tư, hàng hoá tồn kho

 

3372

Giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành

17

341

Kinh phí cấp cho cấp dưới

Các đơn vị cấp trên

Chi tiết cho từng đơn vị

18

342

Thanh toán nội bộ

Đơn vị có bộ phận trực, phụ thuộc

Chi tiết theo từng bộ phận

Loại 4- Nguồn kinh phí

19

411

Nguồn vốn kinh doanh

Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh

20

413

Chênh lệch tỷ giá

Đơn vị có N.tệ

21

421

Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

4211

Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

4212

Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

4213

Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

22

431

Quỹ cơ quan

Đơn vị được thành lập quỹ

4311

Quỹ khen thưởng

4312

Quỹ phúc lợi

4313

Quỹ dự phòng ổn định TN

4314

Quỹ phát triển hoạt động SN

23

441

Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Đơn vị có đầu tư XDCB

24

461

Nguồn kinh phí hoạt động

4611

Năm trước

46111

Nguồn kinh phí thường xuyên

46112

Nguồn kinh phí không thường xuyên

4612

Năm nay

46121

Nguồn kinh phí thường xuyên

46122

Nguồn kinh phí không thường xuyên

4613

Năm sau

46131

Nguồn kinh phí thường xuyên

46132

Nguồn kinh phí không thường xuyên

25

462

Nguồn kinh phí dự án

Đơn vị có dự án

4621

Nguồn KP quản lý dự án

4622

Nguồn KP thực hiện dự án

26

465

Nguồn KP theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng của Nhà nước

27

466

Nguồn KP đã hình thành TSCĐ

Mọi đơn vị

Loại 5- Các khoản thu

28

511

Các khoản thu

5111

Thu phí, lệ phí

5112

Thu theo đơn đặt hàng của NN

5118

Thu sự nghiệp khác

29

531

Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh

Loại 6- Các khoản chi

30

631

Chi hoạt động SXKD dịch vụ

Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi tiết theo HĐ

31

635

Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng của Nhà nước

32

643

Chi phí trả trước

Đơn vị có chu kỳ SX, CƯDV dài

33

661

Chi hoạt động

Mọi đơn vị

6611

Năm trước

66111

Chi thường xuyên

66112

Chi không thường xuyên

6612

Năm nay

66121

Chi thường xuyên

66122

Chi không thường xuyên

6613

Năm sau

66131

Chi thường xuyên

66132

Chi không thường xuyên

34

662

Chi dự án

Đơn vị có dự án

Chi tiết theo dự án

6621

Chi quản lý dự án

6622

Chi thực hiện dự án

Loại 0

Tài khoản ngoài bảng

1

001

Tài sản thuê ngoài

2

002

Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công

3

005

Dụng cụ lâu bền đang sử dụng

4

007

Ngoại tệ các loại

5

008

Hạn mức kinh phí

0081

HMKP thuộc NSTW

0082

HMKP thuộc Ngân sách tỉnh

0083

HMKP thuộc Ngân sách huyện

6

009

Hạn mức kinh phí khác

0091

HMKP của chương trình, dự án

0092

Vốn XDCB được duyệt

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Ngày…..tháng…..năm 200…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 03

Đơn vị …………………

MẪU SỐ S70-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

SỔ THEO DÕ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Loại phân bổ:…………………….. (công cụ, dụng cụ)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số phải phân bổ

Số phân bổ từng năm

Các đối tượng sử dụng

Số hiệu

Ngày, tháng

Năm…

Năm…

Năm…

…..

…..

…..

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

– Sổ này có …..trang, đánh số từ trang 01 đến trang …..
– Ngày mở sổ: ………

 

Người ghi sổ
(Ký)
Họ tên:…………………

Phụ trách kế toán
(Ký)
Họ tên:…………………

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Họ tên:…………………

 


Đơn vị…………………

MẪU SỐ S71-SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 200…

STT

Tên TSCĐ sử dụng cho sản xuất, cung ứng dịch vụ

Số hiệu TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao hoặc thời gian sử dụng

Số khấu hao năm

Số khấu hao bình quân quý

Đối tượng sử dụng

….

….

….

1

2

3

4

5

6

7

88

9

10

 

Người ghi sổ
(ký)
Họ tên:………………………….

Phụ trách kế toán
(ký)
Họ tên:………………………….

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Họ tên:………………………….

 


Đơn vị…………………

MẪU SỐ FB01-SN

(Kèm theo Thông tư số 121 /2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ VÀ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Quý…. năm….

STT

Nội dung phân bổ

Số tiền phân bổ trong năm

Số tiền phân bổ kỳ này

Các đối tượng sử dụng

1

2

3

4

5

6

7

I

II

Chi phí trả trước

– Công cụ, dụng cụ

+

+

– Sửa chữa tài sản cố định

+

+

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

Người ghi sổ
(ký)
Họ tên:………………………….

Phụ trách kế toán
(ký)
Họ tên:………………………….

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Họ tên:………………………….

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

Mã chương:………………..
Đơn vị báo cáo:………….

Mẫu số B02-H

(Ban hành kèm theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG

Quý…..năm 200…

PHẦN I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

Đơn vị tính:…………

Số TT

Nguồn kinh phí

Chỉ tiêu

Mã số

Tổng số

Chia ra

Ngân sách

Nguồn khác

Cấp

Viện trợ

 

T. kỳ

Luỹ kế

T.kỳ

Luỹ kế

T.kỳ

Luỹ kế

T. kỳ

Luỹ kế

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Kinh phí hoạt động (HCSN)

 

        

1

KP chưa quyết toán kỳ trước chuyển sang

01

– Từ năm trước chuyển sang

02

        

2

Kinh phí kỳ này

 

        

 

a) Được phân phối kỳ này

03

b) Thực nhận kỳ này

04

3

Tổng KP thực được sử dụng kỳ này (01+ 04)

05

4

Số đã chi đề nghị quyết toán kỳ này

06

5

Kinh phí giảm kỳ này (Nộp trả, giảm khác)

07

6

Kinh phí chưa quyết toán chuyển kỳ sau

[05 – (06 + 07)]

08

II

Kinh phí Nhà nước đặt hàng

1

KP chưa quyết toán kỳ trước chuyển sang

09

– Từ năm trước chuyển sang

10

        

2

Kinh phí kỳ này

 

        

 

a)- Được phân phối kỳ này

11

b)- Thực nhận kỳ này

12

3

Tổng KP được sử dụng kỳ này (09 + 12)

13

4

Số đã chi đề nghị quyết toán kỳ này

14

5

Kinh phí giảm kỳ này (Nộp trả, giảm khác)

15

6

Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau

[13- (14 + 15)]

16

III

Kinh phí chương trình dự án

 

        

1

K.P chưa quyết toán kỳ trước chuyển sang

17

– Từ năm trước chuyển sang

18

        

2

Kinh phí kỳ này

 

        

 

a) Được phân phối kỳ này

19

b) Thực nhận kỳ này

20

3

Tổng KP được sử dụng kỳ này (17+ 20)

21

4

Số đã chi đề nghị quyết toán kỳ này

22

5

Kinh phí giảm (Nộp trả, giảm khác)

23

6

Kinh phí  chưa quyết toán chuyển kỳ sau

[21 – (22 + 23) ]

24

IV

Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

 

        

1

KP chưa quyết toán kỳ trước chuyển sang

25

– Từ năm trước chuyển sang

26

        

2

Kinh phí kỳ này

 

        

 

– Được phân phối kỳ này

27

– Thực nhận kỳ này

28

3

Tổng KP được sử dụng kỳ này (25 + 28)

29

4

Số đã chi đề nghị quyết toán kỳ này

30

5

Kinh phí giảm (Nộp trả, giảm khác)

31

6

Kinh phí  chưa quyết toán chuyển kỳ sau

[29- (30 + 31) ]

32

V

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất

 

        

1

KP chưa quyết toán kỳ trước chuyển sang

33

– Từ năm trước chuyển sang

34

        

2

Kinh phí kỳ này

 

        

 

– Được phân phối kỳ này

35

–  Thực nhận kỳ này

36

3

Tổng KP được sử dụng kỳ này (33 + 36)

37

4

Số đã chi đề nghị quyết toán kỳ này

38

5

Kinh phí giảm kỳ này (Nộp trả, giảm khác)

39

6

Kinh phí  chưa quyết toán chuyển kỳ sau

[37 – (38 + 39)]

40

VI

Nguồn vốn kinh doanh

 

        

1

Số đầu kỳ

41

2

Tăng trong kỳ này

42

3

Giảm trong kỳ

43

4

Số còn lại cuối kỳ (44 = 41 + 42 – 43)

44

VII

Vốn xây dựng cơ bản

 

        

1

Vốn kỳ trước còn lại chuyển sang kỳ này

45

2

Vốn thực nhận kỳ này

46

3

Tổng số vốn được sử dụng kỳ này (45 + 46)

47

4

Số vốn XDCB đã sử dụng kỳ này

48

– Đã hoàn thành trong kỳ

49

5

Vốn XDCB giảm kỳ này (Nộp trả, giảm khác)

50

6

Vốn chưa sử dụng chuyển kỳ sau (47- 48 – 50)

51

 

 

PHẦN II. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

Mục

Tiểu mục

Nội dung chi

Mã số

Tổng số

Chia ra

Ngân sách

Nguồn khác

Cấp

Viện trợ

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

I- Chi hoạt động thường xuyên

……………………………………………………………..

II- Chi theo đơn đặt hàng Nhà nước

………………………………..

………………………………..

III- Chi dự án

1. Chi quản lý

……………………………………………………………..

2. Chi thực hiện

………………………………..

……………………………….

IV- Chi tinh giản biên chế

V- Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất

001

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Ngày… tháng …. năm 200..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Đơn vị:……………….

MẪU SỐ B04- H

 

(Ban hành kèm theo QĐ số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 và sửa đổi bổ sung theo TT số 121/2002/TT/BTC ngày 31/12/2002 của BTC)

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP CÓ THU
Năm 200…

Đơn vị tính:………

STT

Chỉ tiêu
Mãsố
Tổngsố
Trong đó

Hoạt động TX

SX, cung ứng dịch vụ

NN đặt hàng

H.động

H.động

A

B

C

1

2

3

4

5

1

Thu từ hoạt động thường xuyên

01

     

1.1

Phí, lệ phí

02

     

1.2

Kinh phí Nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên

03

     

2

Chi hoạt động thường xuyên

04

  

2.1

Chi cho người lao động

05

     

2.2

Quản lý hành chính

06

  

2.3

Hoạt động nghiệp vụ

07

2.4

Mua sắm, SCTX TSCĐ

08

2.5

Tổ chức thu phí, lệ phí

09

2.6

Chi hoạt động thường xuyên khác

10

3

Chênh lệch thu- chi hoạt động thường xuyên (11 = 01 – 04)

11

4

Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

12

5

Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

13

5.1

Trong đó: – Giá vốn hàng bán

14

5.2

                 – Chi phí quản lý

15

5.3

                 – Chi phí khác

16

6

Chênh lệch thu, chi từ hoạt động SX, cung ứng dịch vụ (17 = 12 – 13)

17

 

 

   

7

KP Nhà nước thanh toán theo đơn đặt hàng

18

 

 

   

8

Chi phí thực tế thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước

19

 

 

   

9

Chênh lệch giá thanh toán với giá thực tế  theo đơn đặt hàng của Nhà nước (20 = 18 – 19)

20

 

 

   

10

Tổng số chênh lệch thu, chi

 (21 = 11 + 17 + 20)

21

 

 

   

11

Các khoản phải nộp Nhà nước

22

 

 

   

11.1

– Thuế TNDN

23

11.2

-…

24

12

Số thực được phân phối kỳ này

 (25 = 21 – 22)

25

 

 

   

12.1

Bổ sung nguồn kinh phí

26

 

 

   

12.2

Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập

27

 

 

   

12.3

Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi

28

 

 

   

12.4

Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

29

 

 

   

12.5

Trích nộp cấp trên

30

 

 

   

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, họ tên)

Ngày…tháng…năm 200…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị:……………….

Mẫu số B09- SN

(Kèm theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC
ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính)

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU DỰ TOÁN
Năm 200…

Đơn vị tính:………

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Dự toán

Thực hiện

So sánh

Số tương đối

Số tuyệt đối

A

B

C

1

2

3

4

I

Tổng số thu trong kỳ

01

    

1

Thu phí, lệ phí

02

    

2

Thu hoạt động  sản xuất, cung ứng dịch vụ

03

    

3

Thu sự nghiệp khác

04

    

II

Kinh phí NSNN cấp

05

    

1

KP hoạt động thường xuyên

06

2

KP thực hiện đề tài NCKH

07

3

KP thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước

08

4

KP thực hiện CT mục tiêu quốc gia

09

5

KP thực hiện tinh giảm biên chế

10

6

KP thực hiện nhiệm vụ đột xuất khác

11

7

KP đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị

12

8

KP khác

13

III

Tổng số chi trong kỳ

14

    

1

Chi hoạt động thường xuyên

15

1.1

Chi cho người lao động

16

1.2

Quản lý hành chính

17

1.3

Hoạt động nghiệp vụ

18

1.4

Tổ chức thu phí, lệ phí

19

1.5

Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ

20

1.6

Mua sắm, SCTX TSCĐ

21

1.7

Chi hoạt động thường xuyên khác

22

2

Chi thực hiện đề tài nghiên cứu KH

23

3

Chi thực hiện nhiệm vụ  đặt hàng của Nhà nước

24

4

Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

25

5

Chi tinh giản biên chế

26

6

Chi nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao

27

7

Đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị

28

8

Chi khác

29

IV

Các khoản phải nộp Nhà nước

30

    

1

Nộp phí, lệ phí

31

2

Nộp thuế

32

3

Nộp khác

33

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu