Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

THÔNG TƯ

Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

_________________________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn c Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;

Thng đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với: Sở Giao dịch, Vụ Tài chính – Kế toán, Cục Công nghệ tin học, Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Quản trị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán.

Điu 3. Nguyên tắc áp dng

1. Sở Giao dịch, Vụ Tài chính – Kế toán, Cục Công nghệ tin học, Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Quản trị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán, trừ các đơn vị áp dụng chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là đơn vị NHNN) áp dụng đầy đủ các quy định tại Thông tư này.

2. Các đơn vị áp dụng chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định tại Thông tư này để chuyển đổi báo cáo tài chính, phục vụ việc tổng hợp báo cáo tài chính của NHNN.

Điều 4. Giải thích từ ng

1. Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning): Là hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NHNN, bao gồm các phân hệ nghiệp vụ:

a) Phân hệ Quản lý Sổ cái (General Ledger), viết tắt là GL;

b) Phân hệ Quản lý Tài sản (Fixed Assets), viết tắt là FA;

c) Phân hệ Quản lý Phải thu, phải trả (Account Payable, Account Receivable), viết tắt là AP, AR;

d) Phân hệ Công cụ kế toán (Financial Accounting Hub), viết tắt là FAH;

đ) Phân hệ quản lý Ngân Sách (Budgeting), viết tắt là BG.

2. Phần mềm T24 (Temenos T24): Là hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) của NHNN để quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cơ bản của NHNN bao gồm các phân hệ nghiệp vụ sau:

a) Phân hệ Cho vay và Huy động vốn (Lending and Deposit), viết tắt là LD;

b) Phân hệ Mua bán ngoại tệ liên ngân hàng và quốc tế (Interbank and International Foreign Exchange), viết tắt là FX;

c) Phân hệ Quản lý các nghiệp vụ phái sinh (Derivatives), viết tắt là DX;

d) Phân hệ Chuyển tiền (Fund Transfer), viết tắt là FT;

đ) Phân hệ Mua bán chứng khoán (Securities), viết tắt là SC;

e) Phân hệ Quản lý khách hàng (Customer), viết tắt là CUS;

g) Phân hệ Thị trường tiền tệ (Money Market), viết tắt là MM;

h) Phân hệ Quản lý tài khoản khách hàng (Account), viết tắt là AC;

i) Phân hệ Quản lý hạn mức (Limit), viết tắt là LI;

k) Phân hệ Quản lý nợ quá hạn (Loans Past Dues), viết tắt là PD;

l) Phân hệ Quản lý quỹ giao dịch (Teller), viết tắt là TT;

m) Phân hệ Quản lý dự trữ bắt buộc (Cash Reserve Ratio), viết tắt là CRR.

3. Phần mềm CMO (Currency Management Optimization): Là hệ thống quản lý và phát hành kho quỹ tập trung của NHNN.

4. Phần mềm CSD (Central Securities Depository): Là hệ thống của NHNN để quản lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lưu ký giấy tờ có giá.

5. Phần mềm AOM (Auction/ Open Market Operation): Là hệ thống quản lý các nghiệp vụ đấu thầu vàng, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ phát hành tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đặc biệt.

6. Tài khoản kế toán: dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của NHNN theo đối tượng và nội dung kinh tế cụ thể.

7. Hệ thống tàkhoản kế toán: Là một tập hợp các tài khoản kế toán dược sử dụng để phân loại phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản của NHNN trong kỳ kế toán.

8. Tài khoản tổng hợp: Là tài khoản kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN, tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP để thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN.

9. Tài khoản chi tiết: Là tài khoản kế toán dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý, tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP.

10. Tài khoản hoạt động: Là tài khoản kế toán dùng để theo dõi, phản ánh và cung cấp thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể như: loại tiền tệ, đối tượng, loại nghiệp vụ,… và theo yêu cầu quản lý, tài khoản này được mở và sử dụng tại các phần mềm ứng dụng (T24, CMO, CSD, AOM…) và các phân hệ nghiệp vụ khác thuộc phần mềm ERP.

11. Tài khoản hệ thống: Là các tài khoản phát sinh do yêu cầu của hệ thống để liên kết các bút toán của một nghiệp vụ phát sinh nhưng được thực hiện trên nhiều phân hệ/ phần mềm khác nhau. Các tài khoản này không nhằm mục đích phản ánh nghiệp vụ kinh tế và được quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư này.

12. Mở tài khoản kế toán: Là việc tạo lập tài khoản mới để ghi nhận, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

13. Sửa đổi tài khoản kế toán: Là việc chỉnh sửa tên gọi, số hiệu, nội dung hạch toán kế toán của tài khoản kế toán.

14. Đóng tài khoản kế toán: Là việc tất toán số dư và ngừng việc sử dụng tài khoản kế toán để ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

15. Tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD): bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định theo Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 5. Cấu trúc tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, có cấu trúc như sau:

A.B.C.D.E.F

1. Nhóm A: là mã đơn vị gồm 5 chữ số A1 A2 A3 A4 A5, thể hiện các đơn vị NHNN có báo cáo kế toán riêng. Mã đơn vị dùng để phân biệt bút toán thuộc đơn vị nào, hỗ trợ chức năng cộng ngang từ cấp chi nhánh để tổng hợp số liệu báo cáo kế toán của toàn NHNN. Trong đó:

a) A1 A2 A3 là số thứ tự đơn vị (từ 001 đến 999);

b) A4 A5 là số thứ tự của Ban quản lý công trình trực thuộc đơn vị NHNN (từ 01 đến 99).

2. Nhóm B: là mã phòng ban/ bộ phận gồm có 2 chữ số B1 B2 (từ 01 đến 99) dùng để nhóm các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo từng phòng ban/ bộ phận của từng đơn vị.

3. Nhóm C: là mã tài khoản tổng hợp gồm có 8 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 dùng để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và lập bảng cân đối tài khoản kế toán thống nhất trong tất cả các đơn vị NHNN. Tài khoản tổng hợp của NHNN được bố trí như sau:

a) Loại tài khoản: gồm 1 chữ số C1 (từ 0 đến 9);

b) Tài khoản tổng hợp cấp I: gồm 3 chữ số C1 C2 C3 trong đó C1 là loại tài khoản, C2 C3 là số thứ tự của tài khoản cấp I trong loại (từ 01 đến 99);

c) Tài khoản tổng hợp cấp II: gồm 6 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 trong đó C1 C2 C3 là tài khoản cấp I, C4 C5 C6 là số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I (từ 001 đến 999);

d) Tài khoản tổng hợp cấp III: gồm 8 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 trong đó C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tài khoản cấp II, C7 C8 là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II (từ 01 đến 99).

4. Nhóm D: là mã tài khoản chi tiết dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết của tài khoản tổng hợp. Mã tài khoản này gồm có 3 chữ số D1 D2 D3 (từ 001 đến 999) phản ánh số thứ tự tài khoản chi tiết trong tài khoản tổng hợp.

Việc mở và sử dụng tài khoản chi tiết thực hiện theo yêu cầu quản lý của NHNN.

5. Nhóm E: là mã liên chi nhánh gồm 5 chữ số E1 E2 E3 E4 E5 (sử dụng bộ giá trị như nhóm A) dùng để theo dõi các luồng thanh toán giữa các đơn vị NHNN.

6. Nhóm F: là mã tài khoản hoạt động, dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể như: loại tiền tệ, đối tượng, khách hàng, loại nghiệp vụ,… Độ dài và kết cấu của tài khoản hoạt động được xác định tùy theo các phân hệ nghiệp vụ, phần mềm ứng dụng.

Điều 6. Quản lý tài khoản kế toán

1. Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán

a) Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;

c) Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(i) Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;

(ii) Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;

(iii) Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;

(iv) Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;

d) Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:

(i) Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;

(ii) Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện.

2. Mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp

Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới hoặc yêu cầu mới về quản lý, theo dõi đối tượng kế toán mà các phân hệ nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng không có khả năng quản lý, theo dõi được, việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện theo quy trình sau:

a) Mở tài khoản tổng hợp

Sau khi có xác lập yêu cầu mở tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản NHNN, Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện tạo mới tài khoản (nhập giá trị tài khoản mới vào hệ thống gồm mã tài khoản, tên tài khoản, tính chất tài khoản) và thực hiện cập nhật tài khoản mới vào quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật tài khoản mới vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính.

b) Sửa đổi tài khoản tổng hợp

(i) Trường hợp sửa đổi tên, nội dung tài khoản mà không sửa đổi số hiệu tài khoản: Sau khi có xác lập yêu cầu sửa đổi tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản NHNN, Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện sửa đổi tên tài khoản và thực hiện cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính trên;

(ii) Trường hợp sửa đổi số hiệu tài khoản phải thực hiện mở mã tài khoản mới và đóng tài khoản cũ: Sau khi có xác lập yêu cầu sửa đổi tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản NHNN, Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học kiểm tra số dư tài khoản cũ, mở tài khoản mới, chuyển đổi số dư trên tài khoản cũ sang tài khoản mới, đóng tài khoản cũ và cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH và cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính.

3. Mở, sửa đổi tài khoản chi tiết

Tài khoản chi tiết được mở theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế và đối tượng kế toán của tài khoản tổng hợp, đảm bảo tuân thủ quy định này và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ khác của NHNN. Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới hoặc yêu cầu mới về quản lý, theo dõi đối tượng kế toán mà các phân hệ nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng không có khả năng quản lý, theo dõi được, các đơn vị NHNN gửi văn bản đề xuất việc mở, sửa đổi tài khoản chi tiết về Vụ Tài chính – Kế toán để xem xét phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, việc mở, sửa đổi tài khoản chi tiết được thực hiện theo quy trình sau:

a) Mở tài khoản chi tiết

Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện tạo mới tài khoản (nhập giá trị tài khoản mới vào hệ thống gồm mã tài khoản, tên tài khoản, tính chất tài khoản) và thực hiện cập nhật tài khoản mới vào quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật tài khoản mới vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính;

b) Sửa đổi tài khoản chi tiết

(i) Trường hợp sửa đổi tên, nội dung tài khoản mà không sửa đổi số hiệu tài khoản: Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện sửa đổi tên tài khoản và thực hiện cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính;

(ii) Trường hợp sửa đổi số hiệu tài khoản phải thực hiện mở mã tài khoản mới và đóng tài khoản cũ: Vụ Tài chính – Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học kiểm tra số dư tài khoản cũ, mở tài khoản mới, chuyển đổi số dư trên tài khoản cũ sang tài khoản mới, đóng tài khoản cũ và cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH và cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính.

4. Mở, sửa đổi tài khoản hoạt động

a) Việc mở và sửa đổi tài khoản hoạt động phải đảm bảo phù hợp với nội dung kinh tế, đối tượng của tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết và khả năng xử lý thực tế của hệ thống;

b) Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới theo quy định của NHNN, các đơn vị có liên quan thiết lập yêu cầu quản lý cần theo dõi trên tài khoản hoạt động. Căn cứ vào yêu cầu quản lý của các đơn vị và quy định về theo dõi đối tượng kế toán, Cục Công nghệ tin học phối hợp với Vụ Tài chính – Kế toán và các đơn vị liên quan để thống nhất xây dựng, cài đặt các tham số về tài khoản hoạt động tại phân hệ, phần mềm ứng dụng phù hợp;

c) Việc mở, sửa đổi tài khoản hoạt động trên Hệ thống phần mềm ứng dụng phải thực hiện theo các quy định, quy trình của các phân hệ, phần mềm ứng dụng cụ thể của NHNN.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN gồm 8 loại tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (tài khoản trong bảng) và 2 loại tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoài bảng). Cụ thể:

1. Các tài khoản trong bảng gồm:

a) Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản;

b) Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;

c) Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác;

d) Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả;

đ) Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;

e) Loại 6: Tài khoản trung gian;

g) Loại 7: Thu nhập;

h) Loại 8: Chi phí.

2. Các tài khoản ngoài bảng gồm:

a) Loại 9: Các cam kết ngoài bảng;

b) Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.

Điều 8. Phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp

1. Việc hạch toán trên các tài khoản được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có). Các tài khoản trong bảng chia làm ba loại:

Loại tài khoản thuộc tài sản Có            : luôn luôn có số dư Nợ.

Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ            : luôn luôn có số dư Có.

Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ – Có    : lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư.

Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, quý và năm, các đơn vị NHNN chỉ lập đến tài khoản cấp III và phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ – Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ – Có).

2. Các cách thức hạch toán:

a) Hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng: Việc hạch toán được hệ thống tự động thực hiện thông qua cài đặt các tham số tại các chương trình, phân hệ nghiệp vụ (ví dụ như các giao dịch hạch toán dự thu lãi cho vay khách hàng, dự trả lãi tiền gửi khách hàng…). Theo đó, các giao dịch tự động từ các chương trình sẽ được cập nhật vào các tài khoản tổng hợp thích hợp được khai báo trong tham số hạch toán tương ứng;

b) Hạch toán thủ công từ các phân hệ: Người dùng nhập trực tiếp hoặc sử dụng các bảng khai trên các chương trình, phân hệ nghiệp vụ làm phát sinh các bút toán hạch toán vào tài khoản tổng hợp.

Điều 9. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước

Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ (vàng được coi là một loại ngoại tệ), đơn vị đo lường là gram.

2. Các giao dịch phát sinh theo loại tiền tệ nào được hạch toán theo loại tiền tệ đó.

3. Các bút toán hạch toán ngoại tệ phải được hạch toán trên cặp tài khoản đối ứng và đảm bảo cân đối theo từng loại ngoại tệ.

4. Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.

5. Đối với các khoản thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán vào thu nhập, chi phí.

6. Tỷ giá hạch toán

a) Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ;

b) Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ khác như thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ, điều chuyển và hoán đổi giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:

(i) Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố tại ngày hạch toán;

(ii) Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá được quy đổi thông qua tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố và tỷ giá giữa các loại ngoại tệ niêm yết trên màn hình Reuters hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày hạch toán.

c) Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

7. Định kỳ (ngày, tháng, quý, năm) khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán quy đổi theo từng loại ngoại tệ và Bảng cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hệ thống tự động quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong kỳ báo cáo của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Tỷ giá quy đổi cụ thể như sau:

a) Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(i) khoản 6 Điều này tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán;

b) Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(ii) khoản 6 Điều này tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán;

c) Đối với các khoản mục phi tiền tệ; khoản mục ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước: tỷ giá bằng tỷ giá hạch toán tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại);

d) Số chênh lệch do quy đổi số dư cuối ngày, tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán chuyển vào Tài khoản 503001 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

8. Kết quả mua bán ngoại tệ được tính bằng chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng hạch toán vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí theo quy định.

9. Cuối năm tài chính, số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ (nếu có) hạch toán vào tài khoản 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản (tài khoản cấp III thích hợp).

10. Để phân biệt đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng NHNN sử dụng thống nhất Bảng mã tiền tệ theo quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.

Điều 10. Danh mục hệ thống tài khoản tổng hợp

Loại TK

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Tên Tài khoản

1

Tiền và tài sản thanh khoản

101

Tiền tại quỹ phát hành

101001

Quỹ dự trữ phát hành

10100101

Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100102

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100103

Tiền đình chỉ lưu hành

10100104

Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

10100105

Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển

101002

Quỹ nghiệp vụ phát hành

10100201

Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100202

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100203

Tiền đình chỉ lưu hành

10100204

Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành

10100205

Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển

102

Tiền mặt

102001

Tiền mặt bng đng Việt Nam

102002

Tiền mặt ngoại tệ

10200201

Ngoại tệ tại quỹ

10200202

Ngoại tệ đang vận chuyển

103

Vàng

103001

Vàng vật cht tại kho

103002

Vàng vật cht gửi ở nước ngoài

103003

Vàng tài khoản ở nước ngoài

103004

Vàng đang vận chuyển

103005

Vàng mang đi gia công

104

Chứng từ có giá trị ngoại tệ

104001

Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ

104002

Chứng từ có giá trị ngoại tệ gi đnhờ thu

104003

Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển

105

Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ

105001

Tài sản quyn rút vn đặc biệt tại IMF

105002

Tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tin tệ khác

10500201

Tiền gửi không kỳ hạn

10500202

Tiền gửi có kỳ hạn

10500299

Tiền gửi khác

105003

Tiền gửtại ngân hàng nước ngoài

10500301

Tiền gửi không kỳ hạn

10500302

Tiền gửi có kỳ hạn

10500399

Tiền gửi khác

106

Tiền gửi khác

107

Đầu tư chứng khoán ở nước ngoài

107001

Chứng khoán kinh doanh

10700101

Chứng khoán chính phủ

10700102

Chứng khoán của NHTW

10700103

Chứng khoán của NHTM

10700199

Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

107002

Chứng khoán đầu tư sn sàng đ bán

10700201

Chứng khoán chính phủ

10700202

Chứng khoán của NHTW

10700203

Chứng khoán của NHTM

10700299

Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

107003

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

10700301

Chứng khoán chính phủ

10700302

Chứng khoán của NHTW

10700303

Chứng khoán của NHTM

10700399

Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

108

Lãi phải thu từ vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài

108001

Lãi phải thu từ vàng gửi ở nước ngoài

108002

Lãi phải thu từ tài sản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

108003

Lãi phải thu từ tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

108004

Lãi phải thu từ tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

108006

Lãi phải thu từ chứng khoán sn sàng để bán

10800601

Lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư

10800602

Lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư

108007

Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hn

10800701

Lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư

10800702

Lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư

108999

Lãi phải thu khác

109

Dự phòng rủi ro vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài

109001

Dự phòng rủi ro vàng gửi ở nước ngoài

109003

Dự phòng rủi ro tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

109004

Dự phòng rủi ro tiền gửi tạngân hàng nước ngoài

109005

Dự phòng rủi ro chng khoán kinh doanh

109006

Dự phòng ri ro chứng khoán sẵn sàng để bán

109007

Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

2

Cho vaymua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

201

Cho vay tổ chức tín dụng trong nước

201001

Cho vay qua đêm

20100101

Nợ trong hạn

20100102

Nợ quá hạn

201002

Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá

20100201

Nợ trong hạn

20100202

Nợ quá hạn

201003

Chiết khu giy tờ có giá

20100301

Nợ trong hạn

20100302

Nợ quá hạn

201004

Chvay lại theo hồ sơ tín dụng

20100401

Nợ trong hạn

20100402

Nợ quá hạn

201005

Cho vay đặc biệt

20100501

Nợ trong hạn

20100502

Nợ quá hạn

201006

Cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ

20100601

Nợ trong hạn

20100602

Nợ quá hạn

201007

Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

20100701

Nợ trong hạn

20100702

Nợ quá hạn

201008

Trả thay bảo lãnh

20100801

Nợ trong hạn

20100802

Nợ quá hạn

201009

Cho vay được khoanh

201999

Cho vay khác trong nước

20199901

Nợ trong hạn

20199902

Nợ quá hạn

202

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

202001

Mua bán Giy tờ có giá của Chính phủ

20200101

Nợ trong hạn

20200102

Nợ quá hạn

202002

Mua bán lại Giấy tờ có giá của NHNN

20200201

Nợ trong hạn

20200202

Nợ quá hạn

202999

Mua bán Giấy tờ có giá khác

20299901

Nợ trong hạn

20299902

Nợ quá hạn

203

Mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ

204

Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

204001

Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước

204002

Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ

204003

Sử dụng tiền cung ng theo mục đích chỉ định

20400301

Cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp

20400302

Cung ứng tiền để sử dụng vào mục đích khác

204004

Thanh toán khác với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

20400401

Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước

20400402

Chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước

20400499

Các khoản thanh toán khác

205

Cho vay trên thị trường quốc tế

205001

Cho vay qua đêm

20500101

Nợ trong hạn

20500102

Nợ quá hạn

205002

Cho vay ngn hn

20500201

Nợ trong hạn

20500202

Nợ quá hạn

205003

Cho vay trung và dài hạn

20500301

Nợ trong hạn

20500302

Nợ quá hạn

206

phải thu cho vay

206001

Lãi phải thu cho vay tổ chức tín dụng trong nước

206002

Lãi phải thu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

206003

Lãi phải thu từ mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ

206004

Lãi phải thu cho vay trên thị trường quốc tế

206999

Lãi phải thu khác

207

Dự phòng rủi ro

207001

Dự phòng rủi ro cho vay tổ chức tín dụng trong nước

207002

Dự phòng rủi ro từ hoạt động nghiệp vụ thị trường m

207004

Dự phòng rủi ro chvay trên thị trường quốc tế

207999

Dự phòng rủi ro khác

3

Tài sản cố định và tài sản Có khác

301

Kim loại quý, Đá quý

301001

Kim loại quý

30100101

Bạc

30100102

Kim loại quý khác trong kho

30100103

Kim loại quý đang vận chuyển

301002

Đá quý

30100201

Đá quý trong kho

30100202

Đá quý đang vận chuyển

302

Ủy thác

302001

y thác cho vay

302002

y thác đu tư

302999

y thác khác

303

Góp vốn

303001

Góp vn vào các t chc trong nước

303002

Góp vn vào các tổ chức quốc tế

30300201

Góp vốn vào IMF

30300202

Góp vốn vào tổ chức quốc tế khác

304

Tài sản cố định

304001

Tài sản c đnh hữu hình

30400101

Nhà cửa, vật kiến trúc

30400102

Máy móc, thiết bị

30400103

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

30400104

Thiết bị, dụng cụ quản lý

30400199

Tài sản cố định hữu hình khác

304002

Tài sản c đnh vô hình

30400201

Quyền sử dụng đất

30400202

Chương trình phần mềm

30400299

Tài sản cố định vô hình khác

304003

Tài sản cố định thuê tài chính

304004

sản cố định thuộc chương trình d án

304005

Hao mòn tài sản cố định

30400501

Hao mòn tài sản cố định hữu hình

30400502

Hao mòn tài sản cố định vô hình

30400503

Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính

304006

Hao mòn tài sản cố định thuộc chương trình dự án

305

Tài sản khác trong kho

305001

Công cụ, dụng cụ

305002

Vt liu

305999

Tài sản khác

313

Tạm ứng về xây dựng cơ bn, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định

313001

Mua sắm tài sản cố định

313002

Sửa chữa ln tài sản cố định

31300201

Sửa chữa lớn tài sản cố định

31300202

Sửa chữa lớn công trình xây dựng cơ bản

313003

Xây dựng cơ bản dở dang

31300301

Chi phí công trình

31300399

Chi phí khác

313004

Các khoản phải thu về xây dng cơ bản

31300401

Phải thu vốn đầu tư xây dựng cơ bản

31300402

Tạm ứng vốn xây dựng cơ bản cho bên B

31300499

Các khoản phải thu khác về xây dựng cơ bản

314

Các khoản phải thu khách hàng

314001

Ký quỹ, cm c

314002

Các khon tham ô, lợi dụng

314999

Các khoản phải thu khách hàng khác

315

Các khoản phải thu nội bộ

315001

Tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị

315002

Tạm ng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

315003

Tạm ứng tilương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên

315004

Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

315005

Các khoản phbồi thường của cán bộ, nhân viên

315999

Các khoản phải thu ni bộ khác

316

Các khoản phải thu đi vi các đơn vị sự nghiệp

317

Các khoản tạm ứng và phải thu Ngân sách Nhà nước

317001

Tạm ứng nộp Ngân sách nhà nước

317999

Phải thu khác

318

Các khoản chi phí chờ phân bổ

318001

Lãi trả trước chờ phân b

318002

Chi phí in đúc tin chờ phân b

318003

Phí mua quyền chọn

318999

Chi phí khác chờ phân b

319

Phải thu từ giao dịch ngoại tệ, công cụ tài chính phái sinh và kinh doanh vàng tài khoản

319001

Phải thu từ giao dịch giao ngay

319002

Phải thu từ công cụ tài chính phái sinh

31900201

Phải thu từ các giao dịch hoán đổi

31900202

Phải thu từ các giao dịch kỳ hạn

31900203

Phải thu từ các giao dịch tương lai

31900204

Phải thu từ các giao dịch quyền chọn

31900299

Phải thu từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

319003

Phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

320

Phải thu từ hoạt động ủy thác

320001

Phải thu lãi từ hoạt động ủy thác

320999

Phải thu khác từ hoạt động ủy thác

321

Phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ

327

Dự phòng các khoản phải thu

327001

Dự phòng rủi ro hoạđộng ủy thác

327002

Dự phòng rủi ro hoạt động góp vn

327999

Dự phòng các khoản phải thu khác

328

Chi về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án

328001

Chhoạt động sự nghiệp

32800101

Năm trước

32800102

Năm nay

32800103

Năm sau

328002

Chi chương trình, dự án

32800201

Chi quản lý dự án

32800202

Chi thực hiện dự án

4

Phát hành tin và nợ phải trả

401

Phát hành tiền

401001

Tiền giấy phát hành

40100101

Tiền cotton phát hành

40100102

Tiền polymer phát hành

401002

Tin kim loại phát hành

402

Các cam kết trả nợ của NHNN

402001

Tín phiếu NHNN

402999

Các cam kết trả nợ khác của NHNN

403

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và vốn tài trợ, ủy thác nhận của Chính phủ

403001

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

403002

Vốn tài trợ; ủy thác nhận của Chính phủ

404

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam

404001

Tiền gửi không kỳ hạn

404002

Tiền gửi khác

405

Nhận ký quỹ

405001

Ký quỹ tham gia nghiệp vụ thị trường mở

405002

Ký quỹ đu thu vàng

405003

Ký quỹ cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng

405004

Ký quỹ bo lãnh

405999

Ký quỹ khác

406

Tiền gửi của tổ chức quốc tế và pháp nhân nước ngoài

406001

Tiền gửi của IMF

406002

Tiền gửi của các tổ chức quốc tế khác

40600201

Tiền gửi không kỳ hạn

40600202

Tiền gửi có kỳ hạn

40600203

Tiền gửi chuyên dùng

406003

Tiền gửi của pháp nhân nước ngoài

40600301

Tiền gửi không kỳ hạn

40600302

Tiền gửi có kỳ hạn

40600303

Tiền gửi chuyên dùng

407

SDK đã phân b

408

Vay các tổ chức quốc tế

408001

Vay ngn hạn

40800101

Nợ trong hạn

40800102

Nợ quá hạn

408002

Vay trung và dài hạn

40800201

Nợ trong hạn

40800202

Nợ quá hạn

409

Vay Chính phủ nước ngoài

409001

Vay ngắn hạn

40900101

Nợ trong hạn

40900102

Nợ quá hạn

409002

Vay trung và dài hạn

40900201

Nợ trong hạn

40900202

Nợ quá hạn

410

Vay pháp nhân nước ngoài

410001

Vay ngắn hạn

41000101

Nợ trong hạn

41000102

Nợ quá hạn

410002

Vay trung và dài hạn

41000201

Nợ trong hạn

41000202

Nợ quá hạn

411

Vốn tài trợ, nhận ủy thác của Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế

412

Thanh toán với pháp nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế

413

Các khoản phải trả về xây dựng cơ bản, tài sản cố định

413001

Vốn Ngân sách Nhà nước cp

413002

Tin bảo hành chưa đến hạn trả

41300201

Công trình xây dựng cơ bản

41300202

Tài sản cố định

413004

Phải trả v xây dng cơ bản

41300401

Tiền nhận giữ (quản lý) hộ Ban quản lý Dự án

413999

Các khoản phải trả khác

414

Các khoản phải trả khách hàng

414001

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng

414002

Tin giữ hộ và đi thanh toán

414999

Các khoản phải trả bên ngoài khác

415

Các khoản phải trả nội bộ

415001

Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý

415002

Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên NHNN

415999

Các khoản phải trả nội bộ khác

416

Các khoản phải trả đối với các đơn vị sự nghiệp

417

Các khoản phải trả Ngân sách Nhà nước

417001

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

417002

Trả thay thuế nhà thầu nước ngoài

417999

Các khoản phải trả khác

418

Thu nhập chờ phân bổ

419

Phải trả từ giao dịch ngoại tệ, công cụ tài chính phái sinh và kinh doanh vàng tài khoản

419001

Phải trả từ giao dịch giao ngay

419002

Phải trả từ công cụ tài chính phái sinh

41900201

Phải trả từ giao dịch hoán đổi

41900202

Phải trả từ giao dịch kỳ hạn

41900203

Phải trả từ giao dịch tương lai

41900204

Phải trả từ giao dịch quyền chọn

41900299

Phải trả từ giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

419003

Phải trả từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

420

Phải trả từ hoạt động ủy thác

421

Phí phải trả

422

Lãi phải trả

422001

Lãi phải trả tín phiếu NHNN

422002

Lãi phải trả tiền gửi

422003

Lãi phải trả tin vay

422999

Lãi phải trả khác

423

Các khoản chờ thanh toán khác

424

Dự trữ ngoại hối chính thức

424001

Quỹ dự trữ ngoại hối

42400101

Quỹ dự trữ ngoại hối

42400102

Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

424002

Quỹ bình n tỷ giá và quản lý thị trường vàng

42400201

Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

42400202

Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

425

Thanh toán dự trữ ngoại hối Nhà nước

425001

Thanh toán dự trữ ngoại hối Nhà nước bng ngoại tệ

425002

Thanh toán dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng đng Vit Nam

426

Giao dịch phái sinh

426001

Giao dịch hoán đổi

42600101

Cam kết giao dịch hoán đổi

42600102

Giá trị giao dịch hoán đổi

426002

Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi

426003

Giao dịch kỳ hạn

42600301

Cam kết giao dịch kỳ hạn

42600302

Giá trị giao dịch kỳ hạn

426004

Thanh toán đi với giao dịch kỳ hạn

426005

Giao dịch tương lai

42600501

Cam kết giao dịch tương lai

42600502

Giá trị giao dịch tương lai

426006

Thanh toán đi với giao dịch tương lai

426007

Giao dịch quyn chọn

42600701

Cam kết giao dịch quyền chọn

42600702

Giá trị giao dịch quyền chọn

426008

Thanh toán đi với giao dịch quyền chọn

426998

Giao dịch phái sinh khác

42699801

Cam kết giao dịch phái sinh khác

42699802

Giá trị giao dịch phái sinh khác

426999

Thanh toán đối với giao dịch phái sinh khác

427

Khoản dự phòng rủi ro

428

Nguồn kinh phí sự nghiệp và chương trình, dự án

428001

Ngun kinh phí sự nghiệp

42800101

Năm trước

42800102

Năm nay

42800103

Năm sau

428002

Nguồn kinh phí chương trình, dự án

42800201

Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp

42800202

Nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại

42800299

Nguồn kinh phí khác

428003

Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản c đnh

428004

Thu chưa qua Ngân sách

5

Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NHNN

501

Vốn của NHNN

501001

Vn được cấp

501002

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định

501003

Vn do đánh giá lạtài sản

50100301

Đánh giá lại ngoại tệ

50100302

Đánh giá lại giá vàng

50100303

Đánh giá lại chứng khoán

50100399

Đánh giá lại các loại tài sản khác

501999

Vn khác

502

Quỹ của NHNN

502001

Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia

502002

Quỹ dự phòng tài chính

502003

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

502999

Quỹ khác

503

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

503001

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

50300101

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

50300102

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

50300103

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ

503002

Chênh lệch đánh giá lại giá vàng

50300201

Chênh lệch đánh giá lại giá vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

50300202

Chênh lệch đánh giá lại giá vàng thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

50300203

Chênh lệch đánh giá lại giá vàng của các khoản mục vàng khác

503003

Chênh lệch đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh

50300301

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch hoán đổi tiền tệ

50300302

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch kỳ hạn tiền tệ

50300303

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch tương lai tiền tệ

50300304

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch quyền chọn tiền tệ

50300399

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của các công cụ tài chính phái sinh khác

599

Chênh lệch thu, chi

599001

Chênh lệch thu, chi năm nay

599002

Chênh lệch thu, chi năm trước

6

Tài khoản trung gian

601

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

601001

Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

601002

Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

602

Thanh toán giữa các đơn vị NHNN

602001

Ngun hình thành tài sản cố định

602002

Tạm ứng kinh phí hoạđộng

602003

Tạm ứng, nhận tạm ứng vn

60200301

Tạm ứng, nhận tạm ứng cho mua sắm tài sản cố định

60200302

Tạm ứng, nhận tạm ứng cho xây dựng cơ bản

602004

Thanh toán liên chi nhánh

602999

Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

603

Thanh toán cho tổ chức tín dụng có mô hình thanh toán tập trung

7

Thu nhập

701

Thu về nghiệp vụ cho vay tổ chức tín dụng trong nước

701002

Thu lãi cho vay

701999

Thu khác

702

Thu về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay trên thị trường quốc tế

702001

Thu lãi tiền gửi

702002

Thu lãi cho vay

702999

Thu khác

703

Thu về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá

703001

Thu lãi giấy tờ có giá

703002

Thu v mua bán giy tờ có giá

703999

Thu khác

704

Thu về nghiệp vụ đầu tư chng khoán

704001

Thu lãi từ đầu tư chứng khoán

704002

Thu về mua bán chứng khoán

704999

Thu khác

705

Thu về nghiệp vụ góp vn, ủy thác

705001

Thu từ góp vn vào các tổ chức quốc tế

705002

Thu từ góp vn vào doanh nghiệp

705003

Thu từ thanh lý khoản vốn góp

705004

Thu lãi từ hoạt động ủy thác

705005

Thu thanh lý từ hoạt động ủy thác

705999

Thu khác

706

Thu về hoạt động ngoại hối

706001

Thu v mua bán vàng

706002

Thu v mua bán ngoại tệ

706999

Thu khác về giao dịch ngoại hối

70699901

Thu khác về vàng

70699902

Thu khác về ngoại tệ

707

Thu về các công cụ tài chính phái sinh

707001

Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tin tệ

707999

Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh khác

708

Thu về dịch vụ Ngân hàng

708001

Thu dịch vụ thanh toán

708002

Thu dịch vụ ngân quỹ

708999

Thu dch vụ khác

70899901

Thu về hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế

70899902

Thu về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ

70899999

Thu khác từ dịch vụ ngân hàng

709

Thu về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

715

Thoái chi lãi phải trả không đúng niên độ

799

Các khoản thu khác

799001

Thu từ tiêu hủy tiền

799002

Thu v cp giy phép hoạđộng

799003

Thu về thanh lý tài sản

79900301

Thu về thanh lý tài sản cố định

79900302

Thu về thanh lý tài sản khác

799004

Thu từ hoàn nhập dự phòng

799999

Thu khác

8

Chi phí

801

Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng trong nước

801001

Chi trả i tigửi

801002

Chtrả lãi tín phiếu NHNN phát hành

801999

Chi khác

802

Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế

802001

Chi trả lãi tiền gửi

802002

Chi trả lãi tin vay

802999

Chi khác

803

Chi về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá

803001

Chi về mua bán giy tờ có giá

803999

Chi khác

804

Chi về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

804001

Chvề mua bán chứng khoán

804999

Chi khác

805

Chi về nghiệp vụ góp vốn, ủy thác

805001

Chi thanh lý khoản vn góp

805002

Chi thanh lý hoạt động ủy thác

805999

Chi khác

806

Chi về hoạt động ngoại hối

806001

Chi v mua bán vàng

806002

Chi về mua bán ngoại tệ

806999

Chi khác về giao dịch ngoại hối

80699901

Chi khác về vàng

80699902

Chi khác về ngoại tệ

807

Chi về các công cụ tài chính phái sinh

807001

Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền t

807999

Chi về các công c tài chính phái sinh khác

808

Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền

808001

Chphí in, đúc tiền, giấy tờ có giá

80800101

Chi phí in, đúc tiền

80800102

Chi phí in giấy tờ có giá của NHNN

80800199

Chi phí khác

808002

Chi phí tuyển chọn, bảo quản, vận chuyn, tiêu hủy tiền, giy tờ có giá

80800201

Chi phí bảo quản tiền, giấy tờ có giá

80800202

Vận chuyển, bốc xếp

80800203

Tuyển chọn, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền

80800204

Bảo vệ tiền

80800205

Chi phí về tiêu hủy

80800299

Chi phí khác

809

Chi cho các hoạt động nghiệp vụ khác

809001

Chi cho các hoạt động phòng, chống rửa tiền

80900101

Chi về hoạt động nghiên cứu, củng cố hệ thống phòng chống rửa tiền

80900102

Chi nộp phí thành viên

80900103

Chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền

809002

Chi về dịch vụ thanh toán, thông tin

80900201

Chi về dịch vụ thanh toán

80900202

Cước phí bưu điện về mạng viễn thông

80900203

Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán

80900299

Chi khác về dịch vụ thanh toán, thông tin

809999

Chhoạt động nghiệp vụ khác

80999901

Chi về hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế

80999902

Chi về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ

80999999

Chi khác về hoạt động nghiệp vụ

810

Chi cho cán bộ, công chức và nhân viên

810001

Lương và phụ cp

81000101

Lương và phụ cấp lương cho cán bộ, công chức và nhân viên

81000102

Phụ cấp độc hại

81000103

Phụ cấp công vụ

810002

Chi ăn trưa

810003

Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động

810004

Chi khen thưởng, phúc lợi

810005

Các khoản chi đ đóng góp theo lương

81000501

Nộp bảo hiểm xã hội

81000502

Nộp bảo hiểm y tế

81000503

Nộp kinh phí công đoàn

81000504

Nộp bảo hiểm thất nghiệp

81000599

Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ

810006

Chi trợ cp

81000601

Trợ cấp khó khăn

81000602

Trợ cấp thôi việc

810007

Chi công tác xã hội

810999

Chi khác cho cán bộ công nhân viên

811

Chi về tài sản

811001

Khu hao cơ bản tài sản cố định

811002

Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

811003

Chi v thanh lý tài sản

81100301

Chi về thanh lý tài sản cố định

81100302

Chi về thanh lý tài sản khác

811004

Chi về mua sm công cụ, dụng cụ

811005

Chi đầu tư phát trin kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng

811006

Chi thuê tài sản

812

Chi cho hoạt động quản lý và công vụ

812001

Chi v vt liệu và giy t in

81200101

Vật liệu văn phòng

81200102

Giấy tờ in thông thường

81200103

Vật mang tin

81200104

Xăng dầu

81200199

Vật liệu khác

812002

Chi công tác phí

812003

Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

812004

Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

812005

Chi bưu phí và điện thoại

812006

Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyn, quảng cáo

812007

Chi l tân, khánh tiết

812008

Chvề điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan

812009

Chi nộp thuế, phí và lệ phí

812999

Các khoản chi phí quản lý khác

81299901

Chi phí cho thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NHNN

81299902

Chi hội nghị, tập huấn ngắn ngày

81299903

Chi mua tài liệu, sách báo

81299999

Các khoản chi hoạt động quản lý và công vụ khác

813

Chi trích lập khoản dự phòng rủi ro

814

Chi về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

815

Thoái thu lãi phải thu không đúng niên độ

899

Các khoản chi khác

899001

Các khoản tn thất

899002

Chi bi dưỡng quyết toán

899003

Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán

899004

Chi khen thưởng cho tập th, cá nhân ngoài ngành

899005

Chi h trợ hoạđộng của Đảng, Đoàn th

899006

Chi cho cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

899999

Các khoản chi khác

9

Các cam kết ngoài bảng

901

Cam kết bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài

902

Cam kết giao dịch ngoại hối

902001

Cam kết Mua ngoại tệ giao ngay

902002

Cam kết Bán ngoại tệ giao ngay

902003

Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn

902004

Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn

902005

Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Mua tiền tệ

902006

Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Bán tiền tệ

902007

Cam kết hoán đi

902008

Cam kết tương lai

903

Cam kết giao dịch mua bán chứng khoán

903001

Cam kết mua chứng khoán kỳ hạn

903002

Cam kết bán chứng khoán kỳ hạn

904

Cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế bằng hối phiếu nhận nợ của Bộ Tài chính

904001

Cam kết góp vn vào IMF

904002

Cam kết góp vn vào tổ chức quốc tế khác

905

Cam kết bảo lãnh nhận được từ khách hàng

906

Cam kết đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước

907

Cam kết từ hoạt động tín dụng

999

Cam kết khác

0

Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng

001

Tiền cotton, tiền polymer và tiền kim loại

001001

Tin chưa công bố lưu hành

001002

Tin đã công bố lưu hành

001003

Tiđang vận chuyển

00100301

Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển

00100302

Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển

001004

Tin không có giá trị lưu hành

00100401

Tiền mẫu

00100402

Tiền lưu niệm

00100403

Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý

00100404

Tiền giả

00100405

Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá

001005

Tin giao đi tiêu hủy

001006

Tin đã tiêu hủy

002

Giấy tờ có giá mẫu

002001

Tín phiếu NHNN mu

002002

Chứng khoán chính phủ mẫu

002003

Séc mu

002999

Giy tờ có giá mu khác

003

Lãi phải thu và nợ đã xử lý

003001

Lãi phải thu chưa thu được

003002

Nợ khó đòi đã xử lý

00300201

Nợ gốc cho vay khó đòi đã xử lý

00300202

Nợ lãi cho vay khó đòi đã xử lý

00300203

Nợ khó đòi khác đã xử lý

004

Giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký

004001

Giy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại NHNN

00400101

Lưu ký thông thường

00400102

Lưu ký cho mục đích cầm cố

00400103

Lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

004002

Giy tờ có giá của khách hàng lưu ký trên tài khon của NHNN tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

00400201

Lưu ký thông thường

00400202

Lưu ký cho mục đích cầm cố

00400203

Lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

005

Giấy tờ có giá của NHNN

005001

Giy tờ có giá của NHNN lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

005002

Giy tờ có giá của NHNN đang quản lý

006

Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

006001

Các chng từ có giá trị khác của khách hàng

00600101

Các chứng từ có giá trị khác nhận cầm cố

00600102

Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

006002

Các chứng từ có giá trị khác của NHNN

00600201

Ấn chỉ quan trọng

00600202

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất

00600299

Các chứng từ có giá trị khác

007

Chứng khoán cho vay trên thị trường quốc tế

008

Hạn mức SDR được phân bổ

009

Tài sản giữ hộ, thuê ngoài

009001

Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ h

00900101

Kim loại quý, đá quý giữ hộ

00900199

Tài sản khác giữ hộ

009002

Tài sản thuê ngoài

010

Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

011

Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý

011001

Ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại

011002

Ngoại tệ giả

012

Dự toán kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, sử dụng theo mục đích chỉ định

012001

Dự toán kinh phí hoạt động

012002

Dự toán kinh phí dự án

013

Ngân phiếu thanh toán

013001

Ngân phiếu thanh toán mu

013002

Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy

014

Cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định

Điều 11. Nội dung, kết cu tài khoản tổng hợp

Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản

Loại tài khoản này phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động về tiền và tài sản thanh khoản của NHNN, bao gồm: tiền mặt (đồng Việt Nam và ngoại tệ), vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài.

Tài khoản 101 – Tiền ti quỹ phát hành

Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Khi tiến hành nhập, xuất của Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành phải có phiếu nhập/ xuất kho, phiếu thu, phiếu chi và chứng từ có liên quan hợp pháp, hợp lệ theo quy định nghiệp vụ và chế độ kế toán nghiệp vụ giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi tiền.

2. Việc xuất tiền từ Quỹ dự trữ phát hành phải thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN.

3. Định kỳ theo quy định, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế; tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ và sổ kế toán. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân. Việc xử lý số chênh lệch thực hiện theo quy định hiện hành.

Tài khoản 101001- Quỹ d trữ phải hành.

Tài khoản này phản ánh tiền đã công bố lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành được bảo quản tại các kho tiền NHNN.

Tài khoản 101001 có các tài khoản cấp III sau:

10100101- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100102- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100103- Tiền đình chỉ lưu hành

10100104- Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

10100105- Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển

Tài khoản 10100101– Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Tài khoản này dùng để hạch toán tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành.

Bên Nợ:– Số tiền nhập từ các Nhà máy in tiền, từ Quỹ nghiệp vụ phát hành, từ các kho tiền khác chuyển đến;
Bên Có:– Số tiền xuất sang Quỹ nghiệp vụ phát hành;
– Số tiền chuyển đi kho tiền khác theo lệnh;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền NHNN.

Tài khoản 10100102- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đã công bố lưu hành nhưng không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành, như tiền rách, nát hư hỏng…

Bên Nợ:– Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành chuyển sang, từ các kho tiền khác chuyển đến;
Bên Có:– Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông điều chuyển đi Kho khác theo lệnh;
– Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông xuất giao đi tiêu hủy;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền NHNN.

Tài khon 10100103- Tiền đình chỉ lưu hành

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đã đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành của NHNN.

Nội dung hạch toán tài khoản 10100103 giống nội dung hạch toán tài khoản 10100102.

Tài khoản 10100104- Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

Tài khoản dùng để phản ánh tiền đã công bố lưu hành bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành.

Bên Nợ:– Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành chuyển sang, từ các kho tiền khác chuyển đến;
Bên Có:– Số tiền bị phá hoại điều chuyển đi kho tiền khác theo lệnh;
– Số tiền bị phá hoại xuất giao đi tiêu hủy;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền NHNN.

Tài khoản 10100105- Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành điều chuyển tới các kho tiền NHNN khác nhưng đang vận chuyển trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận tiền đến nhận trực tiếp tại đơn vị mình thì không phải theo dõi hạch toán vào tài khoản này mà được báo Nợ luôn cho đơn vị nhận tiền.

Bên Nợ:– Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền;
Bên Có:– Số tiền chuyển đi, đơn vị nhận đã nhận được (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền);
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển trên đường.

Tài khoản 101002- Quỹ nghiệp vụ phát hành

Tài khoản này dùng để phản ánh tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành được bảo quản tại các kho tiền NHNN.

Tài khoản 101002 có các tài khoản cấp III sau:

10100201- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100202- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

10100203- Tiền đình chỉ lưu hành

10100204- Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành

10100205- Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển

Tài khoản 10100201- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt đang lưu hành thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Bên Nợ:– Số tiền chuyển từ Quỹ dự trữ phát hành;
 – Số tiền thu từ khách hàng;
Bên Có:– Số tiền chuyển vào Quỹ dự trữ phát hành;
– Số tiền chi cho khách hàng;
– Số tiền chuyển sang tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
– Số tiền chuyển sang tiền đình chỉ lưu hành;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền mặt hiện có ở Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Tài khoản 10100202– Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đã lưu hành thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành nhưng không đủ tiêu chuẩn lưu thông (tiền rách, nát, hư hỏng…).

Bên Nợ:– Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông NHNN thu vào từ tiền đang lưu hành (qua chọn lọc);
Bên Có:– Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chuyển sang tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành hiện có ở các đơn vị NHNN.

Tài khoản 10100203- Tiền đình chỉ lưu hành

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đã đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành đang bảo quản ở các kho tiền của NHNN.

Nội dung hạch toán tài khoản 10100203 giống nội dung hạch toán tài khoản 10100202.

Tài khoản 10100204- Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành tại các kho tiền của NHNN.

Bên Nợ:– Phản ánh số tiền bị phá hoại NHNN thu vào;
Bên Có:– Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành điều chuyển sang Quỹ dự trữ phát hành;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành đang bảo quản trong kho tiền NHNN.

Tài khoản 10100205- Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành điều chuyển tới các kho tiền NHNN khác nhưng đang vận chuyển trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận tiền đến nhận trực tiếp tại đơn vị mình thì không phải theo dõi hạch toán vào tài khoản này mà được báo Nợ luôn cho đơn vị nhận tiền.

Bên Nợ:– Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền;
Bên Có:– Số tiền chuyển đi, đơn vị nhận đã nhận được (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền);
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển trên đường.

Tài khoản 102- Tiền mt

Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại các đơn vị NHNN không quản lý Quỹ nghiệp vụ phát hành; phản ánh tình hình về ngoại tệ tại quỹ hay đang vận chuyển tại các đơn vị NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Khi tiến hành nhập, xuất của quỹ tiền mặt phải có phiếu nhập/ xuất kho, phiếu thu, phiếu chi và chứng từ có liên quan hợp pháp, hợp lệ theo quy định của chế độ kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.

2. Tại bộ phận quỹ, thủ quỹ mở sổ quỹ theo dõi theo từng loại tiền tệ để hạch toán các khoản thu, chi trong ngày và tồn quỹ cuối ngày.

Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ) thực tế; tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ và sổ kế toán tương ứng. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân. Việc xử lý số chênh lệch thực hiện theo quy định hiện hành.

Tài khoản 102 có các tài khoản cấp II sau:

102001- Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

102002- Tiền mặt ngoại tệ

Tài khoản 102001– Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại các đơn vị NHNN không quản lý Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Bên Nợ:            – Số tiền mặt thu vào quỹ;

Bên Có:            – Số tiền mặt chi ra từ quỹ;

Số dư Nợ:        – Phản ánh số tiền mặt hiện có ở quỹ.

Tài khoản 102002- Tiền mt ngoi t

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ của đơn vị NHNN.

Tài khoản 102002 có các tài khoản cấp III sau:

10200201- Ngoại tệ tại quỹ

10200202- Ngoại tệ đang vận chuyển

Tài khoản 10200201- Ngoại tệ tại quỹ.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ tại quỹ của đơn vị NHNN.

Bên N:            – Giá trị ngoại tệ nhập quỹ;

Bên Có:            – Giá trị ngoại tệ xuất quỹ;

Số dư Nợ:        – Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ.

Tài khoản 10200202- Ngoại tệ đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận ngoại tệ đến nhận trực tiếp tại đơn vị mình thì đơn vị đó không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.

Bên Nợ:– Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận ngoại tệ);
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.

Tài khon 103- Vàng

Tài khoản này phản ánh giá trị vàng hiện có và tình hình sử dụng vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước do NHNN quản lý.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Hạch toán vào tài khoản này đối với vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định hiện hành. Kế toán tài khoản này tương tự như kế toán tài khoản ngoại tệ.

2. Khi tiến hành nhập, xuất vàng tại kho phải có phiếu nhập/ xuất kho, phiếu thu, phiếu chi và chứng từ có liên quan hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

3. Việc quản lý, theo dõi, kiểm kê, đối chiếu số liệu với sổ sách kế toán được thực hiện theo quy định. Nếu có chênh lệch, kế toán, thủ quỹ và/ hoặc các bộ phận có liên quan phải kiểm tra để xác định nguyên nhân. Việc xử lý số chênh lệch thực hiện theo quy định hiện hành.

Tài khoản 103 có các tài khoản cấp II sau:

103001 – Vàng vật chất tại kho

103002- Vàng vật chất gửi ở nước ngoài

103003- Vàng tài khoản ở nước ngoài

103004- Vàng đang vận chuyển

103005- Vàng mang đi gia công

Tài khoản 103001- Vàng vật chất tại kho

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng hiện có và tình hình nhập, xuất vàng vật chất đang bảo quản trong kho.

Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định sau:

Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số vàng tồn quỹ thực tế; tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ và sổ kế toán tương ứng. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân. Việc xử lý số chênh lệch thực hiện theo quy định hiện hành.

Bên Nợ:– Giá trị vàng vật chất nhập kho;
Bên Có:– Giá trị vàng vật chất xuất kho;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng vật chất tồn kho.

Tài khoản 103002- Vàng vật chất gửi ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng hiện có và tình hình sử dụng vàng vật chất của NHNN đang gửi ở nước ngoài.

Bên Nợ:– Giá trị vàng đem gửi ở nước ngoài;
Bên Có:– Giá trị vàng gửi ở nước ngoài mang về hoặc lấy ra sử dụng;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng đang gửi ở nước ngoài.

Tài khoản 103003- Vàng tài khoản ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị vàng của NHNN được gửi trên tài khoản ở nước ngoài.

Bên Nợ:– Giá trị vàng tài khoản mua vào;
Bên Có:– Giá trị vàng tài khoản chuyển đổi sang vàng vật chất;
– Giá trị vàng tài khoản bán ra (nếu có);
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng trên tài khoản của NHNN ở nước ngoài.

Tài khoản 103004- Vàng đang vận chuyn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng chuyển từ nước ngoài về hoặc điều chuyển giữa các đơn vị NHNN đang trên đường đi. Trường hợp điều chuyển vàng giữa các đơn vị NHNN mà đơn vị nhận vàng đến nhận trực tiếp tại đơn vị mình thì không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.

Bên Nợ:  – Giá trị vàng đang vận chuyển đến đơn vị nhận;
Bên Có:– Giá trị vàng đã vận chuyển đến kho của đơn vị nhận;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng của NHNN, đơn vị NHNN đang vận chuyển trên đường.

Tài khoản 103005- Vàng mang đi gia công

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng hiện có và tình hình sử dụng vàng mang đi gia công.

Bên Nợ: – Giá trị vàng xuất kho mang đi gia công;
Bên Có:– Giá trị vàng nhập kho sau khi hoàn thành gia công;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vàng đang mang đi gia công.

Tài khon 104- Chng từ có giá trị ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ, đang vận chuyển hay đang gửi các ngân hàng khác để nhờ thu.

Tài khoản 104 có các tài khoản cấp II sau:

104001- Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ

104002- Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu

104003- Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển

Tài khoản 104001- Chng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của chứng từ tại quỹ NHNN.

Bên Nợ:– Giá trị ngoại tệ của chứng từ nhập quỹ;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ của chứng từ xuất quỹ;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ của chứng từ hiện có tại quỹ.

Tài khoản 104002- Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của chứng từ gửi đi ngân hàng khác để nhờ thu.

Bên Nợ: – Giá trị ngoại tệ của chứng từ gửi đi nhờ thu;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ của chứng từ đã được thu;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ của chứng từ đang gửi đi nhờ thu.

Tài kho104003- Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của chứng từ chuyển cho ngân hàng khác đang trên đường đi. Trường hợp đơn vị đến nhận chứng từ có giá trị ngoại tệ trực tiếp tại đơn vị mình thì không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.

Bên Nợ:– Giá trị ngoại tệ của chứng từ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ của chứng từ chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận ngoại tệ);
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ của chứng từ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.

Tài khoản 105- Tiền gửi ti ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ của NHNN gửi tại ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của đối tác kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…).

2. Khi nhận được chứng từ của đối tác gửi về, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của đối tác thì phải thông báo cho đối tác đó để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của đối tác. Số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 314999- “Các khoản phải thu khách hàng khác” (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của bên đối tác) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 414999- “Các khoản phải trả bên ngoài khác” (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của bên đối tác). Sau đó, phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.

Tài khoản 105 có các tài khoản cấp II sau:

105001- Tài sản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

105002- Tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

105003- Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

Tài khoản 105001– Tàsản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

Tài khoản này dùng để hạch toán số SDR (quyền rút vốn đặc biệt- Special Drawing Rights) Việt Nam đang nắm giữ tại IMF.

Bên Nợ:–  Tăng số SDR Việt Nam nắm giữ từ SDR Việt Nam được phân bổ;
– Tăng số SDR Việt Nam nắm giữ do NHNN mua SDR từ các nước thành viên IMF khác;
– Tăng số SDR Việt Nam nắm giữ từ các giao dịch khác;
Bên Có:– Giảm số SDR Việt Nam nắm giữ do trả nợ vốn vay hoặc do góp vốn vào IMF;
– Giảm số SDR Việt Nam nắm giữ do bán SDR cho các nước thành viên IMF để mua ngoại tệ khác;

– Giảm số SDR Việt Nam nắm giữ từ các giao dịch khác;

S dư Nợ:– Phản ánh số SDR Việt Nam đang nắm giữ.

Tài khoản 105002- Tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của NHNN gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác.

Tài khoản 105002 có tài khoản cấp III sau:

10500201- Tiền gửi không kỳ hạn

10500202- Tiền gửi có kỳ hạn

10500299- Tiền gửi khác

Tài khoản 10500201- Tiền gửi không kỳ hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của NHNN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác.

Bên Nợ:–  Giá trị ngoại tệ NHNN gửi vào ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ NHNN lấy ra;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị ngoại tệ của NHNN đang gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác.

Tài khoản 10500202- Tiền gửi có kỳ hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của NHNN gửi có kỳ hạn tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác.

Nội dung hạch toán tài khoản 10500202 giống nội dung hạch toán tài khoản 10500201.

Tài khoản 10500299- Tiền gửi khác

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ của NHNN gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác ngoài nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản 10500201, 10500202.

Nội dung hạch toán tài khoản 10500299 giống nội dung hạch toán tài khoản 10500201.

Tài khoản 105003- Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của NHNN gửi tại ngân hàng nước ngoài.

10500301- Tiền gửi không kỳ hạn

10500302- Tiền gửi có kỳ hạn

10500399- Tiền gửi khác

Nội dung hạch toán tài khoản 10500301, 10500302, 10500399 giống nội dung hạch toán tài khoản 10500201, 10500202, 10500299.

Tài khon 106- Tiền gửi khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi khác của NHNN ngoài những nội dung đã được hạch toán vào tài khoản thích hợp.

Bên Nợ:            – Số tiền đem đi gửi;

Bên Có:            – Số tiền gửi đã lấy ra;

Số dư Nợ:        – Phản ánh số tiền gửi khác hiện có.

Tài khoản 107– Đầu tư chứng khoán  nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán ở nước ngoài do NHNN đã đầu tư theo quy định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc tính, hạch toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với chứng khoán ở nước ngoài được thực hiện theo quy định.

Tài khoản 107 có các tài khoản cấp II sau:

107001- Chứng khoán kinh doanh

107002- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

107003- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 107001- Chứng khoán kinh doanh

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán NHNN mua vào, bán ra để hưởng chênh lệch giá theo quy định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

1. Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

2. Tiền lãi của chứng khoán nhận được trong thời gian nắm giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.

Tài khoản 107001 có các tài khoản cấp III sau:

10700101- Chứng khoán Chính phủ

10700102- Chứng khoán của Ngân hàng Trung ương

10700103- Chứng khoán của Ngân hàng thương mại

10700199- Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

Bên Nợ:            – Giá trị chứng khoán tăng;

Bên Có:            – Giá trị chứng khoán giảm;

Số dư Nợ:        – Phản ánh giá trị chứng khoán NHNN đang đầu tư.

Tài khoản 107002- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà NHNN đang đầu tư sẵn sàng để bán, không thuộc loại mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi.

Tài khoản 107002 có các tài khoản cấp III sau:

10700201 – Chứng khoán Chính phủ

10700202- Chứng khoán của Ngân hàng Trung ương

10700203- Chứng khoán của Ngân hàng thương mại

10700299- Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

1. Kế toán phải theo dõi chi tiết theo mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của từng loại chứng khoán, trong đó:

– Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có).

– Giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

+ Lãi nhận trước chờ phân bổ: là phần lãi đã được tổ chức phát hành thanh toán cho người đầu tư nắm giữ chứng khoán tính trên cơ sở thời gian đầu tư, mệnh giá và mức lãi suất của chứng khoán.

+ Lãi dồn tích trước khi mua: là lãi cộng dồn chưa được tổ chức phát hành thanh toán của chứng khoán nợ loại trả lãi sau, phát sinh trong giai đoạn trước khi NHNN đầu tư.

– Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

– Khi lên Bảng cân đối kế toán, chứng khoán đầu tư được trình bày theo giá trị thuần = Mệnh giá chứng khoán (-) Giá trị chiết khấu (+) Giá trị phụ trội.

– Giá trị phụ trội hoặc giá trị chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán đầu tư.

– Nếu thu được tiền lãi từ đầu tư chứng khoán Nợ bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi NHNN mua lại khoản đầu tư đó, NHNN phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của thời gian sau khi NHNN đã mua chứng khoán này mới được ghi nhận là thu nhập lãi, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi NHNN mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

2. Trong trường hợp quy định và điều kiện công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực (lãi suất thực là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền sẽ nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng), kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi giá mua, giá trị điều chỉnh chứng khoán đầu tư của từng loại chứng khoán để phản ánh giá trị hợp lý của chứng khoán đầu tư tại thời điểm lập báo cáo.

Tài khoản Mệnh giá chng khoán đầu tư:

Bên Nợ:–  Mệnh giá chứng khoán đầu tư;
Bên Có:– Tất toán mệnh giá chứng khoán đầu tư được bán ra hoặc khi đến hạn được bên phát hành thanh toán;
S dư Nợ:– Tổng mệnh giá chứng khoán đầu tư NHNN đang đầu tư, sở hữu.

Tài khoản Chiết khu chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ:–  Phân bổ giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư trong kỳ;
– Tất toán giá trị chiết khấu chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;
Bên Có:– Giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư;
S dư Nợ:– Tổng giá trị chiết khấu của chứng khoán đầu tư NHNN đang đầu tư, sở hữu.

Tài khoản Phụ trội chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ:–  Giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư;
Bên Có:– Phân bổ giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư trong kỳ;
– Tất toán giá trị phụ trội chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;
S dư Nợ:– Tổng giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư NHNN đang đầu tư, sở hữu.

Tài khoản 107003- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà NHNN đang đầu tư, có chiến lược giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).

Tài khoản 107003 có các tài khoản cấp III sau:

10700301- Chứng khoán Chính phủ

10700302- Chứng khoán của Ngân hàng Trung ương

10700303- Chứng khoán của Ngân hàng thương mại

10700399- Chứng khoán của tổ chức quốc tế khác

Nội dung hạch toán tài khoản 10700301, 10700302, 10700303, 10700399 giống nội dung hạch toán tài khoản 10700201, 10700202, 10700203, 10700299.

Tài khoản 108- Lãi phải thu từ vàng, tiền gửi và đầu tư chng khoán ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi NHNN phải thu dồn tích từ vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài mà NHNN chưa được thanh toán.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

1. Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải thu thể hiện số lãi tính dồn tích mà NHNN đã hạch toán vào thu nhập; Lãi dồn tích trước đầu tư đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn nhưng chưa được thanh toán.

Tài khoản 108 có các tài khoản cấp II sau:

108001- Lãi phải thu từ vàng gửi ở nước ngoài

108002- Lãi phải thu từ tài sản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

108003- Lãi phải thu từ tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

108004- Lãi phải thu từ tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

108006- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

108007- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

108999- Lãi phải thu khác

Tài khoản 108001- Lãi phải thu từ vàng gửi ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ vàng gửi ở nước ngoài mà NHNN chưa được thanh toán.

Bên Nợ:–  Số tiền lãi phải thu từ vàng gửi ở nước ngoài;
Bên Có:– Số tiền lãi đã hạch toán phải thu được thanh toán;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền lãi từ vàng gửi ở nước ngoài đã hạch toán phải thu chưa được thanh toán.

Tài khoản 108002- Lãi phải thu từ tài sản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ số SDR mà Việt Nam đang nắm giữ trên tài khoản Tài sản quyền rút vốn đặc biệt tại IMF mà chưa được thanh toán.

Nội dung hạch toán tài khoản 108002 giống nội dung hạch toán tài khoản 108001.

Tài khoản 108003- Lãi phải thu từ tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác mà NHNN chưa được thanh toán.

Nội dung hạch toán tài khoản 108003 giống nội dung hạch toán tài khoản 108001.

Tài khoản 108004- Lãi phảthu từ tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài.

Nội dung hạch toán tài khoản 108004 giống nội dung hạch toán tài khoản 108001.

Tài khoản 108006- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán mà NHNN chưa được thanh toán.

Tài khoản 108006 có các tài khoản cấp III sau:

10800601- Lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư

10800602- Lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư

Tài khoản 10800601- Lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán nhưng chưa được thanh toán.

Bên Nợ:–  Số tiền lãi phải thu giai đoạn trước đầu tư;
Bên Có:– Số tiền lãi phải thu giai đoạn trước đầu tư được thanh toán;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền lãi phải thu giai đoạn trước đầu tư chưa được thanh toán.

Tài khon 10800602- Lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa được thanh toán.

Bên Nợ:–  Số tiền lãi phải thu tính từ thời điểm đầu tư;
Bên Có:– Số tiền lãi phải thu tính từ thời điểm đầu tư được thanh toán;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền lãi phải thu tính từ thời điểm đầu tư chưa được thanh toán.

Tài khoản 108007- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngàđáo hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn mà NHNN chưa được thanh toán.

Tài khoản 108007 có các tài khoản cấp III sau:

10800701- Lãi dồn tích giai đoạn trước đầu tư

10800702- Lãi dồn tích tính từ thời điểm đầu tư

Nội dung hạch toán tài khoản 10800701, 10800702 giống nội dung hạch toán tài khoản 10800601, 10800602.

Tài khoản 108999- Lãi phải thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh lãi phải thu dồn tích từ các khoản khác ngoài các khoản đã hạch toán vào tài khoản thích hợp.

Nội dung hạch toán tài khoản 108999 giống nội dung hạch toán tài khoản 108001.

Tài khoản 109- D phòng rủi ro vàng, tiền gửi và đầu tư chng khoán  nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro đối với tiền gửi, vàng và chứng khoán đầu tư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

1. Việc tính, hạch toán trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro được thực hiện theo Chế độ tài chính của NHNN.

2. Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với tiền gửi, vàng và chứng khoán đầu tư phải thực hiện theo từng khoản mục tài sản hiện có của NHNN.

3. Mức tính, trích lập dự phòng rủi ro cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN về việc xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của NHNN.

Tài khoản 109 có các tài khoản cấp II sau:

109001- Dự phòng rủi ro vàng gửi ở nước ngoài

109003- Dự phòng rủi ro tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác

109004- Dự phòng rủi ro tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

109005- Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh

109006- Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

109007- Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 109001- Dự phòng rủi ro vàng gửi ở nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro đối với vàng gửi ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

Bên Nợ:–  Số dự phòng được trích lập vào chi phí;
Bên Có:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định;
S dư Nợ:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 109003- Dự phòng rủi ro tiền gửi tại ngân hàng quc tế, tổ chức tiền tệ khác

Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng quốc tế, tổ chức tiền tệ khác theo quy định hiện hành.

Nội dung hạch toán tài khoản 109003 giống nội dung hạch toán tài khoản 109001.

Tài khoản 109004- Dự phòng rủi ro tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện hành.

Nội dung hạch toán tài khoản 109004 giống nội dung hạch toán tài khoản 109001.

Nội dung hạch toán các tài khoản:

Tài khoản 109005- Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh

Tài khoản 109006- Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư sn sàng đ bán

Tài khoản 109007- Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Các tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập khoản dự phòng đối với chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn theo quy định hiện hành.

Nội dung hạch toán tài khoản 109005, 109006, 109007 giống nội dung hạch toán tài khoản 109001.

Loại 2: Cho vay, mua bán giy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

Loại tài khoản này phản ánh việc NHNN thực hiện nghiệp vụ cho vay các TCTD trong nước, cho vay trên thị trường quốc tế, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 201- Cho vay tổ chức tín dụng trong nước

Tài khoản này phản ánh tình hình NHNN cho các TCTD trong nước vay thông qua các hình thức như cho vay qua đêm, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đặc biệt…. theo quy định của pháp luật.

Tài khoản 201 có các tài khoản cấp II sau:

201001- Cho vay qua đêm

201002- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá

201003- Chiết khấu giấy tờ có giá

201004- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

201005- Cho vay đặc biệt

201006- Cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ

201007- Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

201008- Trả thay bảo lãnh

201009- Cho vay được khoanh

201999- Cho vay khác trong nước

Tài khoản 201001- Cho vay qua đêm

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho các TCTD trong nước vay qua đêm theo quy định hiện hành.

Tài khoản 201001 có các tài khoản cấp III sau:

20100101- Nợ trong hạn

20100102- Nợ quá hạn

Tài khoản 20100101 Nợ trong hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay qua đêm còn trong hạn trả nợ theo quy định.

Bên Nợ:–  Số tiền cho vay qua đêm;
Bên Có:– Số tiền cho vay qua đêm được hoàn trả;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền cho vay qua đêm còn trong hạn.

Tài khoản 20100102- Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay qua đêm đã quá hạn trả nợ.

Bên Nợ:–  Số tiền cho vay qua đêm đã quá hạn;
Bên Có:– Số tiền cho vay qua đêm được hoàn trả;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền cho vay qua đêm đã quá hạn.

Tài khoản 201002- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN tái cấp vốn cho TCTD trong nước theo hình thức đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá thuộc quyền sở hữu của TCTD để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

Tài khoản 201002 có các tài khoản cấp III sau:

20100201 – Nợ trong hạn

20100202- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100201, 20100202 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201003- Chiết khấu giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN tái cấp vốn cho TCTD trong nước theo hình thức chiết khấu giấy tờ có giá.

Tài khoản 201003 có các tài khoản cấp III sau:

20100301- Nợ trong hạn

20100302- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100301, 20100302 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201004- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay bằng hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

Tài khoản 201004 có các tài khoản cấp III sau:

20100401- Nợ trong hạn

20100402- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100401, 20100402 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201005– Cho vay đặc biệt

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay bằng hình thức cho vay đặc biệt trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống, TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác… theo quy định của pháp luật.

Tài khoản 201005 có các tài khoản cấp III sau:

20100501 – Nợ trong hạn

20100502- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100501, 20100502 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201006- Cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ.

Tài khoản 201006 có các tài khoản cấp III sau:

20100601- Nợ trong hạn

20100602- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100601, 20100602 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201007- Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay để bù đắp thiếu hụt vốn trong hoạt động thanh toán bù trừ.

Tài khoản 201007 có các tài khoản cấp III sau:

20100701 – Nợ trong hạn

20100702- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100701, 20100702 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201008- Trả thay bảo lãnh

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN bảo lãnh trả thay TCTD trong nước (TCTD vay vốn nước ngoài) trong trường hợp TCTD được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

Tài khoản 201008 có các tài khoản cấp III sau:

20100801- Nợ trong hạn

20100802- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20100801, 20100802 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 201009- Cho vay được khoanh

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho các TCTD trong nước vay đã được Chính phủ chấp thuận cho khoanh nợ.

Bên Nợ:– Số tiền cho vay đã được khoanh;
Bên Có:– Số tiền cho vay được khoanh TCTD trả nợ;
– Số tiền được Chính phủ chấp thuận cho xử lý;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền cho vay đã được khoanh.

Tài khoản 201999- Cho vay khác trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho TCTD trong nước vay ngoài các nội dung đã hạch toán vào tài khoản cho vay thích hợp.

Tài khoản 201999 có các tài khoản cấp III sau:

20199901 – Nợ trong hạn

20199902 – Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20199901, 20199902 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 202- Hoạt đng nghiệp v th trường mở

Tài khoản này phản ánh tình hình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở của NHNN thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Giấy tờ có giá được hạch toán theo giá thực tế mua/bán giấy tờ có giá (giá gốc), bao gồm giá mua/bán cộng (+) các chi phí mua/bán (nếu có).

2. Chênh lệch giữa số tiền được thanh toán (giá mua/bán lại, số tiền thanh toán khi đến hạn) và giá mua trên hợp đồng, NHNN tính và hạch toán vào các tài khoản thu nhập/chi phí theo nguyên tắc cơ sở dồn tích. Tổng số lãi phải thu/phải trả cộng dồn đến thời điểm thanh toán (bán/mua lại, thanh toán khi đến hạn) của giấy tờ có giá phải bằng chênh lệch giữa giá mua lại và số tiền được thanh toán.

3. Nếu quy định cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, giấy tờ có giá được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập (đưa vào Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động).

Tài khoản 202 có các tài khoản cấp II sau:

202001- Mua bán giấy tờ có giá của Chính phủ

202002- Mua bán lại giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước

202999- Mua bán giấy tờ có giá khác

Tài khoản 202001 Mua bán giấy tờ có giá của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại giấy từ có giá của Chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ….) qua nghiệp vụ thị trường mở.

Tài khoản 202001 có các tài khoản cấp III sau:

20200101- Nợ trong hạn

20200102- Nợ quá hạn

Tài khoản 20200101 Nợ trong bạn

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại giấy tờ có giá của Chính phủ qua nghiệp vụ thị trường mở còn trong hạn theo quy định.

Bên Nợ:– Giá trị thực tế giấy tờ có giá mua vào;
Bên Có:– Giá trị giấy tờ có giá bán ra;
– Giá trị giấy tờ có giá được tổ chức phát hành thanh toán;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị giấy tờ có giá trong hạn.

Tài khoản 20200102– Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại giấy tờ có giá của Chính phủ qua nghiệp vụ thị trường mở đã quá hạn trả.

Bên Nợ:– Số tiền bị chuyển sang nợ quá hạn trong giao dịch mua bán giấy từ có giá của Chính phủ;
Bên Có:– Số tiền được hoàn trả trong giao dịch mua bán giấy tờ có giá của Chính phủ;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
Số dư N:– Phản ánh số tiền nợ quá hạn trong giao dịch mua bán giấy tờ có giá của Chính phủ.

Tài khoản 202002– Mua bán lại giấy t có giá ca Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các giấy tờ có giá NHNN đã phát hành mà NHNN mua vào để thực thi chính sách tiền tệ.

Tài khoản 202002 có các tài khoản cấp III sau:

20200201- Nợ trong hạn

20200202- Nợ quá hạn

Tài khoản 20200201– Nợ trong hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại giấy tờ có giá NHNN đã phát hành mà NHNN mua vào để thực thi chính sách tiền tệ còn trong hạn theo quy định.

Bên Nợ:– Giá trị thực tế giấy tờ có giá mua vào;
Bên Có:– Giá trị giấy tờ có giá bán ra;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị giấy tờ có giá trong hạn.

Tài khoản 20200202 N quá hn

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại giấy tờ có giá NHNN đã phát hành mà NHNN mua vào để thực thi chính sách tiền tệ đã quá hạn trả.

Bên Nợ:– Số tiền bị chuyển sang nợ quá hạn trong giao dịch mua bán lại giấy tờ có giá của NHNN;
Bên Có:– Số tiền được hoàn trả trong giao dịch mua bán lại giấy tờ có giá của NHNN;
– Chuyển sang tài khoản thích hợp;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền nợ quá hạn trong giao dịch mua bán lại giấy tờ có giá của NHNN.

Tài khoản 202999– Mua bán giấy tờ có giá khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các giấy tờ có giá khác trong nước mà NHNN mua vào.

Tài khoản 202999 có các tài khoản cấp III sau;

20299901- Nợ trong hạn

20299902- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20299901, 20299902 giống nội dung hạch toán tài khoản 20200101, 20200102.

Tài khoản 203 Mua trực tiếp chung khoán Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình NHNN mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ từ nhà phát hành theo quy định của Nhà nước.

1. Giấy tờ có giá được hạch toán theo giá thực tế mua/bán giấy tờ có giá (giá gốc), bao gồm giá mua/bán cộng (+) các chi phí mua/bán (nếu có).

2. Chênh lệch giữa số tiền được thanh toán (giá mua/bán lại, số tiền thanh toán khi đến hạn) và giá mua trên hợp đồng, NHNN tính và hạch toán vào các tài khoản thu nhập/chi phí theo nguyên tắc cơ sở dồn tích. Tổng số lãi phải thu/phải trả cộng dồn đến thời điểm thanh toán (bán/mua lại, thanh toán khi đến hạn) của giấy tờ có giá phải bằng chênh lệch giữa giá mua lại và số tiền được thanh toán.

3. Nếu quy định cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, giấy tờ có giá được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập (đưa vào Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động).

Bên Nợ:– Tăng giá trị chứng khoán Chính phủ;
Bên Có:– Giảm giá trị chứng khoán Chính phủ;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị chứng khoán Chính phủ mà NHNN đang nắm giữ.

Tài khoản 204 Thanh toán vi Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh tài sản Có của NHNN qua việc NHNN tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước, cung ứng tiền cho nền kinh tế theo các mục đích chỉ định, các khoản thanh toán khác với Nhà nước…

Tài khoản 204 có các tài khoản cấp II:

204001- Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước

204002- Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ

204003- Sử dụng tiền cung ứng theo các mục đích chỉ định

204004- Thanh toán khác với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

Tài khoản 204001- Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước.

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền Ngân sách Nhà nước trả nợ;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền Ngân sách Nhà nước đang còn nợ NHNN.

Tài khoản 204002– Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thuộc dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ.

Bên Nợ:– Số tiền đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ;
Bên Có:– Số tiền thu hồi lại Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền chi sử dụng theo lệnh của Chính phủ chưa thu hồi.

Tài khoản 204003– Sử dụng tiền cung ứng theo mục đích chỉ định

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền cung ứng sử dụng vào các mục đích chỉ định của Nhà nước.

Tài khoản 204003 có các tài khoản cấp III sau:

20400301- Cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp

20400302- Cung ứng tiền để sử dụng vào mục đích khác

Bên Nợ:– Tăng tiền cung ứng để sử dụng vào các mục đích chỉ định;
Bên Có:– Giảm tiền cung ứng cho các mục đích chỉ định;
S dư Nợ:– Phản ánh số tiền cung ứng đang sử dụng theo các mục đích chỉ định.

Tài khoản 204004– Thanh toán khác với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản thanh toán khác giữa NHNN với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước phát sinh trong quá trình giao dịch, bao gồm các khoản nợ cũ của Ngân sách Nhà nước, chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước và các khoản thanh toán khác với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 204004 có các tài khoản cấp III sau:

20400401- Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước

20400402- Chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước

20400499- Các khoản thanh toán khác

Tài khoản 20400401– Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền phát hành cho Ngân sách Nhà nước sử dụng vào các mục đích theo lệnh của Chính phủ, bao gồm phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để cân đối Ngân sách Nhà nước và sử dụng mục đích khác.

Bên Nợ:– Số tiền phát hành cho Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền thu hồi để giảm phát hành cho Ngân sách Nhà nước;
Số dư N:– Phản ánh số tiền đã phát hành cho cân đối Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 20400402– Chuyển vn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền vay các tổ chức quốc tế, Chính phủ nước ngoài và pháp nhân nước ngoài do NHNN thay mặt Chính phủ ký vay và chuyển sang cho Ngân sách Nhà nước quản lý theo cơ chế.

Bên Nợ:– Số tiền vay nước ngoài, NHNN chuyển sang Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền Ngân sách Nhà nước chuyển lại NHNN;
Số dư N:– Phản ánh số tiền NHNN vay nước ngoài còn giữ tại Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 20400499 – Các khoản thanh toán khác

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản thanh toán khác (ngoài những khoản thanh toán nêu trên) giữa NHNN với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước phát sinh trong quá trình giao dịch.

Bên N:– Số tiền phải thu của Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
– Số tiền trả cho Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền phải trả cho Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
– Số tiền Nhà nước và Ngân sách Nhà nước trả;
Số dư N:– Phản ánh số tiền còn phải thu của Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả cho Nhà nước và Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 205 Cho vay trên thị trường quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho các đối tác nước ngoài vay trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 205 có các tài khoản cấp II sau:

205001- Cho vay qua đêm

205002- Cho vay ngắn hạn

205003- Cho vay trung và dài hạn

Tài khoản 205001- Cho vay qua đêm

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN cho các đối tác nước ngoài vay qua đêm theo quy định.

Tài khoản 205001 có các tài khoản cấp III sau:

20500101- Nợ trong hạn

20500102- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20500101, 2050102 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 205002– Cho vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay ngắn hạn (ngoại trừ cho vay qua đêm) đối với các đối tác nước ngoài trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 205002 có các tài khoản cấp III sau:

20500201- Nợ trong hạn

20500202- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20500201, 20500202 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 205003 Cho vay trung và dàhạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay trung và dài hạn đối với các đối tác nước ngoài trên thị trường quốc tế.

Tài khoản này 205003 có các tài khoản cấp III sau:

20500301- Nợ trong hạn

20500302- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 20500301, 20500302 giống nội dung hạch toán tài khoản 20100101, 20100102.

Tài khoản 206 Lãi phi thu cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên số tiền NHNN cho TCTD và đối tác nước ngoài vay mà NHNN sẽ thu được khi đến hạn.

Tài khoản 206 có các tài khoản cấp II sau:

206001- Lãi phải thu cho vay tổ chức tín dụng trong nước

206002- Lãi phải thu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

206003- Lãi phải thu từ mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ

206004- Lãi phải thu cho vay trên thị trường quốc tế

206999- Lãi phải thu khác

Bên Nợ:– Số lãi phải thu tính cộng dồn;
Bên Có:– Số lãi phải thu đã thanh toán;
Số dư Nợ:– Phản ánh số lãi NHNN còn phải thu.

Tài khoản 207– Dự phòng ri ro

Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật đối với hoạt động cho vay trong nước và quốc tế, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để xử lý rủi ro đối với khoản cho vay của NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

1. Việc tính, hạch toán trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro được thực hiện theo Chế độ tài chính của NHNN.

2. Mức tính, trích lập dự phòng rủi ro cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN về việc xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của NHNN.

Tài khoản 207 có các tài khoản cấp II sau:

207001- Dự phòng rủi ro cho vay tổ chức tín dụng trong nước

207002- Dự phòng rủi ro từ hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

207004- Dự phòng rủi ro cho vay trên thị trường quốc tế

207999- Dự phòng rủi ro khác

Bên Có:         – Số dự phòng rủi ro được trích lập;
Bên Nợ:– Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý;
– Hoàn nhập số dự phòng rủi ro đã trích lập;
Số dư Có:– Phản ánh số dự phòng rủi ro hiện có cuối kỳ.

Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác

Loại tài khoản này phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động các loại tài sản cố định và tài sản Có khác của NHNN.

Tài khoản 301 Kim loi quý, Đá quý

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý trong kho của NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:

Giá trị kim loại quý, đá quý (bao gồm cả vàng không thuộc dự trữ ngoại hối như vàng trang sức…) hạch toán trên tài khoản này như sau:

– Giá nhập kho, bao gồm giá mua thực tế, thuế (nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc xếp… (nếu có);

– Giá xuất kho xác định theo phương pháp tính theo giá đích danh.

Tài khoản 301 có các tài khoản cấp II sau:

301001- Kim loại quý

301002- Đá quý

Tài khoản 301001– Kim loại q

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị kim loại quý hiện có và tình hình xuất, nhập kho kim loại quý của NHNN.

Tài khoản này 301001 có các tài khoản cấp III sau:

30100101- Bạc

30100102- Kim loại quý khác trong kho

30100103- Kim loại quý đang vận chuyển

Tài khoản 30100101– Bạc

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị bạc và tình hình xuất, nhập kho bạc của NHNN.

Bên Nợ:– Giá trị bạc nhập kho;
Bên Có:– Giá trị bạc xuất kho;
Sơ dư Nợ:– Phản ánh giá trị bạc tồn kho.

Tài khoản 30100102– Kim loại quý khác trong kho

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị kim loại quý khác và tình hình xuất, nhập kho kim loại quý khác của NHNN.

Nội dung hạch toán tài khoản 30100102 giống nội dung hạch toán tài khoản 30100101.

Tài khoản 30100103– Kim loại quý đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị bạc và kim loại quý khác chuyển cho đơn vị nhận đang trên đường đi. Trường hợp giao nhận trực tiếp không hạch toán vào tài khoản này.

Bên Nợ:– Giá trị bạc, kim loại quý khác xuất quỹ chuyển đến đơn vị nhận;
Bên Có:– Giá trị bạc, kim loại quý khác đã chuyển đến cho đơn vị nhận (căn cứ vào biên bản giao nhận hoặc giấy báo để hạch toán);
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị bạc, kim loại quý khác chuyển cho các đơn vị đang vận chuyển.

Tài khoản 301002 Đá q

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị đá quý hiện có và tình hình xuất, nhập kho đá quý của NHNN.

Tài khoản 301002 có các tài khoản cấp III sau:

30100201- Đá quý trong kho

30100202- Đá quý đang vận chuyển

Nội dung hạch toán tài khoản 30100201, 30100102 giống nội dung hạch toán tài khoản 30100101, 30100103.

Tài khon 302– Ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác để thực hiện cho vay, đầu tư theo nội dung đã thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác đã ký kết theo quy định.

Tài khoản 302 có các tài khoản cấp II sau:

302001- Ủy thác cho vay

302002- Ủy thác đầu tư

302999- Ủy thác khác

Bên Nợ:– Số tiền chuyển cho tổ chức nhận ủy thác;
Bên Có:– Số tiền tổ chức nhận ủy thác thanh toán theo hợp đồng;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác.

Tài khoản 303– Góp vốn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN góp vốn cổ phần vào tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

Tài khoản 303 có các tài khoản cấp II, cấp III sau:

303001- Góp vốn vào các tổ chức trong nước

303002- Góp vốn vào các tổ chức quốc tế

30300201- Góp vốn vào IMF

30300202- Góp vốn vào tổ chức quốc tế khác

Bên Nợ:– Số tiền góp vốn vào tổ chức trong nước và quốc tế;
Bên Có:– Số tiền rút vốn tại tổ chức trong nước và quốc tế;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang góp vốn cổ phần vào các tổ chức trong nước và quốc tế.

Tài khoản 304 Tài sn cố đnh

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định của NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của Nhà nước.

2. Việc quản lý các tài sản cố định hữu hình, các đơn vị NHNN tuân thủ theo đúng quy trình tại phân hệ FA.

Tài khoản 304 có các tài khoản cấp II sau:

304001- Tài sản cố định hữu hình

304002- Tài sản cố định vô hình

304003- Tài sản cố định thuê tài chính

304004- Tài sản cố định thuộc chương trình dự án

304005- Hao mòn tài sản cố định

304006- Hao mòn tài sản cố định thuộc chương trình dự án

Tài khoản 304001– Tài sản cố định hữu hình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của NHNN theo nguyên giá.

Tài khoản 304001 có các tài khoản cấp III sau:

30400101- Nhà cửa, vật kiến trúc

30400102- Máy móc, thiết bị

30400103- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

30400104- Thiết bị, dụng cụ quản lý

30400199- Tài sản cố định hữu hình khác

Bên Nợ:– Nhập tài sản cố định (do mua sắm, xây dựng, nơi khác điều chuyển đến…) ghi theo nguyên giá;
– Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định;
Bên Có:– Xuất tài sản cố định (do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác…) ghi theo nguyên giá;
– Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định;
Số dư Nợ:– Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có.

Tài khoản 304002– Tài sản cố định vô hình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định vô hình của NHNN.

Tài khoản 304002 có các tài khoản cấp III sau:

30400201- Quyền sử dụng đất

30400202- Chương trình phần mềm

30400299- Tài sản cố định vô hình khác

Bên Nợ:– Nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng;
Bên Có:– Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm;
Số dư Nợ:– Phản ánh nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có.

Tài khoản 304003– Tài sản cố định thuê tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của NHNN.

Bên N:– Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính tăng;
Bên Có:– Nguyên giá của tài sản cố định thuê giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành tài sản cố định của NHNN;
Số dư Nợ:– Phản ánh nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính hiện có.

Tài khoản 304004– Tài sản cố định thuộc chương trình d án

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biển động toàn bộ tài sản cố định thuộc chương trình dự án của NHNN.

Bên N:– Nguyên giá tài sản cố định thuộc chương trình dự án tăng;
Bên Có:– Nguyên giá tài sản cố định thuộc chương trình dự án giảm;
Số dư Nợ:– Phản ánh nguyên giá tài sản cố định thuộc chương trình dự án hiện có.

Tài khoản 304005– Hao mòn tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định của NHNN.

Tài khoản 304005 có các tài khoản cấp III sau:

30400501- Hao mòn tài sản cố định hữu hình

30400502- Hao mòn tài sản cố định vô hình

30400503- Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính

Bên Có:– Số khấu hao cơ bản tài sản cố định hàng tháng;
– Tăng giá trị hao mòn khi tăng nguyên tài sản cố định;
Bên Nợ:– Giảm giá trị hao mòn khi giảm nguyên tài sản cố định;
– Tất toán giá trị hao mòn của tài sản cố định đã xuất khỏi tài sản của đơn vị NHNN (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác);
Số dư Có:– Phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có.

Tài khoản 304006– Hao mòn tài sản cố định thuộc chương trình dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định thuộc chương trình dự án của NHNN.

Nội dung hạch toán tài khoản 304006 giống nội dung hạch toán tài khoản 304005.

Tài khoản 305 Tài sn khác trong kho

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các tài sản khác trong kho của NHNN.

Tài khoản 305 có các tài khoản cấp II sau:

305001- Công cụ, dụng cụ

305002- Vật liệu

305999- Tài sản khác

Tài khoản 305001- Công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ trong kho của NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Giá trị công cụ, dụng cụ hạch toán trên tài khoản này như sau:

– Giá nhập kho, bao gồm giá mua thực tế, thuế (nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc xếp… (nếu có);

– Giá xuất kho xác định theo phương pháp tính theo giá đích danh.

2. Việc xác định giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ vào chi phí thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của NHNN.

Bên Nợ:– Giá trị công cụ, dụng cụ nhập kho;
Bên Có:– Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho.

Tài khoản 305002- Vật liệu

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật liệu trong kho của NHNN như giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế, xăng, dầu…

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế và thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.

2. Việc tính trị giá của vật liệu xuất kho được thực hiện theo phương pháp thực tế đích danh.

3. Không phản ánh vào tài khoản này đối với vật liệu không thuộc quyền sở hữu của NHNN (như nhận giữ hộ….).

Bên Nợ:– Giá trị vật liệu nhập kho;
Bên Có:– Giá trị vật liệu xuất kho;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị vật liệu tồn kho.

Tài khoản 305999- Tài sản khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tài sản khác trong kho của NHNN ngoài công cụ, dụng cụ và vật liệu.

Kế toán theo dõi quản lý việc nhập, xuất, tồn các tài sản khác này thực hiện tương tự như kế toán theo dõi quản lý việc nhập, xuất, tồn công cụ, dụng cụ và vật liệu.

Nội dung hạch toán tài khoản 305999 giống nội dung hạch toán tài khoản 305001.

Tài khon 313- Tm ứng về xây dng  bn, mua sắm và sửa cha lớn tài sản cố định

Tài khoản này phản ánh chi phí thực hiện dự án đầu tư (bao gồm chi phí mua sắm mới tài sản cố định, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị NHNN có tiến hành công tác mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Tài khoản 313 có các tài khoản cấp II sau:

313001- Mua sắm tài sản cố định

313002- Sửa chữa lớn tài sản cố định

313003- Xây dựng cơ bản dở dang

313004- Các khoản phải thu về xây dựng cơ bản

Tài khoản 313001- Mua sm tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí mua sắm tài sản cố định và tình hình quyết toán chi phí mua sắm tài sản cố định trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua tài sản cố định mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm tài sản cố định về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.

Bên Nợ:– Chi phí mua sắm tài sản cố định phát sinh;
Bên Có:– Giá trị mua sắm tài sản cố định đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
Số dư Nợ:– Phản ánh số chi về mua sắm tài sản cố định chưa được duyệt quyết toán hoặc chưa bàn giao đưa vào sử dụng.

Tài khoản 313002- Sữa chữa lớn tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

Hạch toán tài khoản này phải thc hiện theo các quy định sau:

– Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí trong kỳ.

– Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh được tập hợp vào bên Nợ tài khoản này và được theo dõi chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa tài sản cố định.

– Đối với công trình sửa chữa không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Khi công trình hoàn thành, kế toán ghi nhận vào tài khoản chi phí hoặc tài khoản 318999- “Chi phí khác chờ phân bổ” và phân bổ dần vào chi phí theo quy định.

– Trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Khi công trình hoàn thành, kế toán ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.

Tài khoản 313002 có các tài khoản cấp III sau:

31300201- Sửa chữa lớn tài sản cố định

31300202- Sửa chữa lớn công trình xây dựng cơ bản

Bên Nợ:– Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh;
– Chi phí cải tạo, nâng cấp tài sản cố định;
Bên Có:– Giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
S dư Nợ:– Phản ánh giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 313003- Xây dựng cơ bản dở dang

Tài khoản này phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Tài khoản 313003 có các tài khoản cấp III sau:

31300301- Chi phí công trình

31300399- Chi phí khác

Bên Nợ:– Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh;
Bên Có:– Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
– Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt y;
Số dư Nợ:– Phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang hay giá trị công trình xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 313004- Các khoản phải thu về xây dựng cơ bản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu về xây dựng cơ bản phát sinh trong quá trình hoạt động.

Tài khoản 313004 có các tài khoản cấp III sau:

31300401- Phải thu vốn đầu tư xây dựng cơ bản

31300402- Tạm ứng vốn xây dựng cơ bản cho bên B

31300499- Các khoản phải thu khác về xây dựng cơ bản

Tài khoản 31300401- Phải thu vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Ban Quản lý dự án đang gửi tại ngân hàng.

Bên N:– Số tiền được tạm cấp để xây dựng cơ bản, Ban Quản lý dự án gửi tại ngân hàng;
Bên Có:– Số tiền lấy ra sử dụng cho xây dựng cơ bản;
Số dư N:– Phản ánh số tiền để xây dựng cơ bản, Ban Quản lý dự án hiện còn đang gửi tại ngân hàng.

Tài khoản 31300402- Tạm ứng vốn xây dựng cơ bản cho bên B

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền các đơn vị NHNN/Ban Quản lý dự án đã tạm ứng cho khách hàng (bên B) trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng;
Bên Có:– Số tiền thu hồi tạm ứng;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang tạm ứng cho khách hàng.

Tài khoản 31300499- Các khoản phải thu khác về xây dựng cơ bản

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải thu khác về xây dựng cơ bản phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu;
Bên Có:– Số tiền thu được;
– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền các đơn vị NHNN còn phải thu.

Tài khoản 314- Các khoản phải thu khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu khách hàng của NHNN như ký quỹ, cầm cố, các khoản tham ô, lợi dụng…

Tài khoản 314 có các tài khoản cấp II sau:

314001- Ký quỹ, cầm cố

314002- Các khoản tham ô, lợi dụng

314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Tài khoản 314001- Ký quỹ, cầm c

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản (tín phiếu, trái phiếu….) và tiền của NHNN mang đi ký quỹ, cầm cố tại các đối tác có quan hệ kinh tế như ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế…

Bên N:– Giá trị tài sản mang cầm cố;
– Số tiền đã ký quỹ;
Bên Có:– Giá trị tài sản cầm cố và số tiền ký quỹ đã nhận lại hoặc đã thanh toán;
– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị tài sản còn đang gửi cầm cố và số tiền còn đang ký quỹ.

Tài khoản 314002- Các khoản tham ô, lợi dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền bị khách hàng tham ô, lợi dụng trong quá trình giao dịch với NHNN hay số tiền bị thiếu qua kiểm đếm tiền điều chuyển từ các TCTD.

Bên N:– Số tiền khách hàng tham ô, lợi dụng;
Bên Có:– Số tiền đã thu hồi được hoặc được phép xử lý;
Số dư Nợ:– Số tiền còn phải thu khách hàng.

Tài khoản 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản NHNN phải thu của khách hàng phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu khách hàng;
Bên Có:– Số tiền đã thu hồi được hoặc được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu khách hàng.

Tài khon 315- Các khoản phải thu ni bộ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng, khoản phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong NHNN. Các quan hệ thanh toán của NHNN với các khách hàng bên ngoài, không phản ánh vào tài khoản này.

2. Từng đơn vị cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản tạm ứng, phải thu nội bộ trong niên độ kế toán.

3. Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư các tài khoản 315 “Các khoản phải thu nội bộ” và 415 “Các khoản phải trả nội bộ” với các đơn vị, cá nhân có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.

4. Việc quản lý các khoản phải thu nội bộ của NHNN, các đơn vị NHNN tuân thủ theo đúng quy trình tại phân hệ AP, AR.

Tài khoản 315 có các tài khoản cấp II sau:

315001- Tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị

315002- Tạm ứng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

315003- Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên

315004- Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên

315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

Nội dung hạch toán các tài khoản tạm ứng cho hoạt động nội bộ NHNN:

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng;
Bên Có:– Số tiền thu hồi tạm ứng;
– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang tạm ứng để phục vụ hoạt động nội bộ.

Nội dung hạch toán các tài khoản phải thu nội bộ khác:

Bên Nợ:– Số tiền phải thu nội bộ;
Bên Có:– Số tiền phải thu nội bộ thu được;
– Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu nội bộ.

Tài khon 316- Các khoản phải thu đối với các đơn vị sự nghip

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu của NHNN đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN phát sinh trong hoạt động.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu các đơn vị sự nghiệp;
Bên Có:– Số tiền phải thu được thanh toán hoặc xử lý chuyên vào tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu các đơn vị sự nghiệp.

Tài khoản 317- Các khoản tm ứng và phải thu Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng và phải thu của NHNN đối với Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 317 có các tài khoản cấp II sau:

317001- Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước

317999- Phải thu khác

Tài khoản 317001- Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN tạm ứng để nộp chênh lệch thu, chi cho Ngân sách Nhà nước.

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng để nộp cho Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền được thanh toán hoặc xử lý chuyển vào tài khoản thích hợp;
S dư N:– Phản ánh số tiền NHNN đã tạm ứng nộp cho Ngân sách Nhà nước chưa được thanh toán.

Tài khoản 317999- Phải thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN phải thu Ngân sách Nhà nước ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu Ngân sách Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền phải thu được thanh toán hoặc xử lý chuyển vào tài khoản thích hợp khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 318- Các khoản chi phí ch phân b

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động nhiều kỳ kế toán và việc phân bổ khoản chi phí này vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán sau của NHNN nhằm phù hợp với quy định tại chế độ tài chính của NHNN.

Tài khoản 318 có các tài khoản cấp II sau:

318001- Lãi trả trước chờ phân bổ

318002- Chi phí in đúc tiền chờ phân bổ

318003- Phí mua quyền chọn

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Tài khoản 318001– Lãi trả trước chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi trả trước của NHNN thực tế đã phát sinh và việc phân bổ lãi trả trước vào chi phí trong từng kỳ của NHNN.

Bên Nợ:– Các khoản lãi trả trước phát sinh chờ phân bổ;
Bên Có:– Số tiền được phân bổ dần vào chi phí;
Số dư N:– Phản ánh các khoản lãi trả trước còn chờ phân bổ.

Tài khoản 318002- Chi phí in đúc tiền chờ phân b

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ của NHNN. Các khoản chi phí in, đúc tiền của NHNN không được hạch toán ngay vào chi phí mà được phân bổ dần vào chi phí theo quy định.

Bên N:– Các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ;
Bên Có:– Chi phí in, đúc tiền được phân bổ vào chi phí trong kỳ;
S dư Nợ:– Phản ánh số chi phí in, đúc tiền còn lại chờ phân bổ.

Tài khoản 318003- Phí mua quyền chọn

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản phí mua quyền chọn đã trả cho đối tác nước ngoài và việc phân bổ phí mua quyền chọn vào chi phí trong kỳ của NHNN trong thời gian mua quyền chọn.

Bên Nợ:– Phí mua quyền chọn phát sinh;
Bên Có:– Phí mua quyền chọn được phân bổ vào chi phí trong kỳ;
S dư N:– Phí mua quyền chọn chưa phân bổ vào chi phí.

Tài khoản 318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chi phí khác thực tế đã phát sinh và việc phân bổ chi phí này vào chi phí trong từng kỳ của NHNN.

Bên Nợ:– Các khoản chi phí khác phát sinh chờ phân bổ;
Bên Có:– Số tiền được phân bổ dần vào chi phí;
S dư N:– Phản ánh các khoản chi phí khác còn chờ phân bổ.

Tài khoản 319- Phi thu từ giao dịch ngoi tệ, công cụ tài chính phái sinh và kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu của NHNN đối với đối tác nước ngoài trong các giao dịch ngoại tệ, giao dịch tài chính phái sinh và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản.

Tài khoản 319 có các tài khoản cấp II sau:

319001- Phải thu từ giao dịch giao ngay

319002- Phải thu từ công cụ tài chính phái sinh

319003- Phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản 319001- Phải thu từ giao dịch giao ngay

Tài khoản này dùng để phản ánh chênh lệch (lãi) do đánh giá lại theo giá trị thị trường hợp đồng giao ngay tại ngày NHNN chưa thực hiện hợp đồng.

Bên N:– Tăng phải thu từ giao dịch giao ngay;
Bên Có:– Giảm phải thu từ giao dịch giao ngay;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu từ giao dịch giao ngay.

Tài khoản 319002- Phải thu từ công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải thu từ công cụ tài chính phái sinh mà NHNN tham gia.

Tài khoản 319002 có các tài khoản cấp III sau:

31900201- Phải thu từ các giao dịch hoán đổi

31900202- Phải thu từ các giao dịch kỳ hạn

31900203- Phải thu từ các giao dịch tương lai

31900204- Phải thu từ các giao dịch quyền chọn

31900299- Phải thu từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

Bên Nợ:– Tăng phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;
Bên Có:– Giảm phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;
S dư Nợ:– Phản ánh tổng số tiền còn phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh.

Tài khoản 319003- Phải thu hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản của NHNN trên thị trường quốc tế.

Bên Nợ:– Tăng phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản;
Bên Có:– Giảm phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng số tiền còn phải thu từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản.

Tài khon 320- Phi thu từ hot đng ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền phải thu từ hoạt động ủy thác của NHNN.

Tài khoản 320 có các tài khoản cấp II sau:

320001- Phải thu lãi từ hoạt động ủy thác

320999- Phải thu khác từ hoạt động ủy thác

Bên Nợ:– Số tiền phải thu từ hoạt động ủy thác của NHNN;
Bên Có:– Số tiền phải thu đã được khách hàng thanh toán;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu khách hàng từ hoạt động ủy thác.

Tài khoản 321- Phi thu từ hoạt động cung cấp dịch v

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của NHNN cho khách hàng trong quá trình hoạt động.

Hạch toán trên tài khoản này cần phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Số tiền phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của NHNN như: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán… được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số thực tế phải thu từng kỳ.

2. Số tiền phải thu thể hiện số tiền dồn tích mà NHNN đã hạch toán vào thu nhập trong kỳ nhưng chưa được khách hàng thanh toán.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của NHNN (hạch toán đối ứng vào tài khoản thu nhập của NHNN);
Bên Có:– Số tiền phải thu đã được khách hàng thanh toán;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu khách hàng từ hoạt động dịch vụ.

Tài khoản 327- Dự phòng các khoản phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHNN trích lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu đối với hoạt động ủy thác, góp vốn…. để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hạch toán trên tài khoản này cần phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Việc tính, hạch toán trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro được thực hiện theo Chế độ tài chính của NHNN.

2. Mức tính, trích lập dự phòng rủi ro cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN về việc xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của NHNN.

Tài khoản 327 có các tài khoản cấp II sau:

327001- Dự phòng rủi ro hoạt động ủy thác

327002- Dự phòng rủi ro hoạt động góp vốn

327999- Dự phòng các khoản phải thu khác

Bên Có:– Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí;
Bên Nợ:– Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định;
S dư Có:– Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 328- Chi về hot đng s nghip và chương trình, d án

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt đối với hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án tại NHNN.

Tài khoản 328 có các tài khoản cấp II sau:

28001- Chi hoạt động sự nghiệp

328002- Chi chương trình, dự án

Tài khoản 328001- Chi hoạt động sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt. Kế toán theo dõi chi tiết theo nội dung nguồn kinh phí (thường xuyên, viện trợ….) theo yêu cầu quản lý.

Tài khoản 328001 có các tài khoản cấp III sau:

32800101- Năm trước

32800102- Năm nay

32800103- Năm sau

Bên Nợ:– Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị NHNN;
Bên Có:– Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi;
– Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt;
Số dư Nợ:– Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 328002- Chi chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. Tài khoản này được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán và bàn giao sử dụng. Kế toán theo dõi chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau).

Tài khoản 328002 có các tài khoản cấp III sau:

32800201- Chi quản lý dự án

32800202- Chi thực hiện dự án

Bên Nợ:– Chi thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án;
Bên Có:– Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi;
– Số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí dự án;
Số dư Nợ:– Số chi chương trình, dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Loại 4: Phát hành tiền và Nợ phải trả

Loại tài khoản này dùng để phản ánh tài sản Nợ của NHNN bao gồm lượng tiền cotton, tiền polymer, tiền kim loại và các phương tiện thanh toán được phép phát hành vào lưu thông; mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động mà ngân hàng phải trả, phải thanh toán cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài đơn vị NHNN, bao gồm các khoản nợ tiền vay, tiền gửi của các TCTD, tổ chức quốc tế, pháp nhân nước ngoài,… và các khoản phải thanh toán nội bộ.

Tài khoản 401- Phát hành tiền

Tài khoản này phản ánh số tiền cotton, tiền polymer, tiền kim loại đã công bố lưu hành để phát hành hoặc dã được phát hành vào lưu thông. Việc hạch toán các tài khoản này phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ và NHNN về phát hành tiền. Chênh lệch giữa số dư Có tài khoản này với số dư Nợ các tài khoản 101001; 101002 sẽ phản ánh số tiền mặt đang trong lưu thông tại thời điểm nhất định).

Tài khoản 401 có các tài khoản cấp II, cấp III sau:

401001- Tiền giấy phát hành

40100101- Tiền cotton phát hành

40100102- Tiền polymer phát hành

401002- Tiền kim loại phát hành

Bên Có:– Số tiền nhận từ nhà in về được nhập quỹ dự trữ phát hành (đối ứng với tài khoản quỹ dự trữ phát hành);
– Tiền phát hiện thừa khi kiểm đếm đối với tiền mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;
Bên Nợ:– Số tiền xuất từ Quỹ dự trữ phát hành giao đi tiêu hủy (ghi đối ứng tài khoản Quỹ dự trữ phát hành);
– Tiền phát hiện thiếu khi kiểm đếm đối với tiền mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;
– Tất toán số tiền bị phá hoại, số tiền mất trong lưu thông (xác định được khi loại trên đã đình chỉ lưu hành) khi có lệnh;
Số dư Có:– Phản ánh khối lượng tiền phát hành NHNN sử dụng cho phát hành.

Tài khon 402- Các cam kết tr nợ của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu được từ phát hành các cam kết trả nợ của NHNN.

Tài khoản 402 có các tài khoản cấp II sau:

402001- Tín phiếu NHNN

402999- Các cam kết trả nợ khác của NHNN

Tài khoản 402001- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu được do phát hành Tín phiếu NHNN (bao gồm cả tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) của TCTD cầm cố cho TCTD khác để vay vốn và bên nhận cầm cố (bên TCTD cho vay) yêu cầu NHNN phong tỏa để đảm bảo nợ).

Bên Có:–  Số tiền thu về phát hành Tín phiếu NHNN;
Bên Nợ:– Số tiền chi trả các Tín phiếu NHNN đã đến kỳ hạn thanh toán;
– Số tiền chi trả các Tín phiếu NHNN mà NHNN mua lại trước hạn;
S dư Có:– Phản ánh số tiền của các Tín phiếu NHNN chưa thanh toán cho người mua.

Tài khon 402999- Các cam kết trả nợ khác của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu được do phát hành các cam kết trả nợ khác của NHNN.

Bên Có:– Số tiền thu về phát hành các cam kết trả nợ khác của NHNN;
Bên N:– Số tiền chi trả các cam kết trả nợ khác của NHNN đã đến kỳ hạn thanh toán;
– Số tiền chi trả các cam kết trả nợ khác của NHNN mà NHNN mua lại trước hạn;
S dư Có:– Phản ánh số tiền của các cam kết trả nợ khác của NHNN chưa thanh toán cho người mua.

Tài khoản 403- Tiền gửi của Kho bc Nhà nước và vốn tài trợ, ủy thác nhn của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của Kho Bạc Nhà nước gửi tại NHNN và các khoản vốn tài trợ, ủy thác mà Chính phủ giao cho NHNN để thực hiện các dự án theo các mục đích chỉ định.

Tài khoản 403 có các tài khoản cấp II sau:

403001- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

403002- Vốn tài trợ, ủy thác nhận của Chính phủ

Tài khoản 403001– Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

Bên Có:– Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền Kho bạc Nhà nước lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi tại NHNN.

Tài khoản 403002- Vốn tài trợ, ủy thác nhận của Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ giao cho NHNN để thực hiện các dự án theo các mục đích chỉ định.

Bên Có:– Số vốn của Chính phủ giao cho để thực hiện các dự án theo mục đích chỉ định;
Bên Nợ:– Số vốn chuyển trả lại Chính phủ;
S dư Có:– Phản ánh số vốn tài trợ ủy thác nhận của Chính phủ do NHNN đang quản lý.

Tài khoản 404– Tiền gửi của các tổ chức tín dng, tổ chức tài chính hođộng ti Vit Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh tiền gửi của các TCTD, tổ chức tài chính trong nước gửi tại NHNN.

Tài khoản 404 có các tài khoản cấp II sau:

404001- Tiền gửi không kỳ hạn

404002- Tiền gửi khác

Tài khoản 404001– Tiền gửi không kỳ hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của các TCTD, tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam gửi không kỳ hạn tại NHNN.

Bên Có:– Số tiền các tổ chức gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền các tổ chức rút ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền các tổ chức đang gửi không kỳ hạn tại NHNN.

Tài khoản 404002– Tiền gửi khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của các TCTD, tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam gửi cho các mục đích khác như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng,… tại NHNN.

Bên Có:– Số tiền các tổ chức gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền các tổ chức rút ra;
S dư Có:– Phản ánh số tiền các tổ chức đang gửi tại NHNN.

Tài khoản 405- Nhn ký quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà NHNN nhận ký quỹ của khách hàng để bảo đảm cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng được thực hiện đúng hợp đồng, cam kết đã ký.

Tài khoản 405 có các tài khoản cấp II sau:

405001- Ký quỹ tham gia nghiệp vụ thị trường mở

405002- Ký quỹ đấu thầu vàng

405003- Ký quỹ cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng

405004- Ký quỹ bảo lãnh

405999- Ký quỹ khác

Tài khoản 405001- Ký quỹ tham gia nghiệp vụ thị trường mở

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký quỹ của các TCTD gửi tại NHNN để tham gia nghiệp vụ thị trường mở: đấu thầu mua tín phiếu, chứng khoán Chính phủ…

Bên Có:– Số tiền các TCTD gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền các TCTD lấy ra;
S dư Có:– Phản ánh số tiền ký quỹ để tham gia thị trường mở của các TCTD đang gửi tại đơn vị.

Tài khoản 405002- Ký quỹ đu thầu vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký quỹ của các TCTD và doanh nghiệp gửi tại NHNN để đăng ký tham gia đấu thầu vàng.

Bên Có:– Số tiền các TCTD và doanh nghiệp gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền các TCTD và doanh nghiệp lấy ra;
S dư Có:– Phản ánh số tiền ký quỹ để tham gia đấu thầu vàng của các TCTD và doanh nghiệp đang gửi tại NHNN.

khoản 405003- Ký quỹ cấp giấy phép thành lp và hoạt động ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký quỹ của các tổ chức, cá nhân gửi tại NHNN để xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, và hoạt động kinh doanh vàng …theo quy định của pháp luật.

Bên Có:– Số tiền các tổ chức, cá nhân gửi vào;
Bên N:– Số tiền các tổ chức, cá nhân lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép hoạt động của các tổ chức, cá nhân đang gửi tại NHNN.

Tài khoản 405004- Ký quỹ bảo lãnh

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký quỹ bảo lãnh của các TCTD bảo lãnh (đối với loại hình TCTD phải ký quỹ bảo lãnh) gửi tại NHNN.

Bên Có:– Số tiền ký quỹ bảo lãnh nộp vào NHNN;
Bên Nợ:– Số tiền ký quỹ bảo lãnh lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền ký quỹ bảo lãnh đang gửi tại NHNN.

Tài khon 405999- Ký quỹ khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký quỹ của các TCTD gửi tại NHNN để tham gia các hoạt động khác ngoài các hoạt động nêu trên.

Bên Có:– Số tiền các TCTD gửi vào;
Bên N:– Số tiền các TCTD lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền ký quỹ để tham gia hoạt động khác của các TCTD đang gửi tại NHNN.

Tài khoản 406- Tin gửcủa tổ chức quốc tế và pháp nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của tổ chức quốc tế và pháp nhân nước ngoài gửi tại NHNN.

Tài khoản 406 có các tài khoản cấp II sau:

406001- Tiền gửi của IMF

406002- Tiền gửi của các tổ chức quốc tế khác

406003- Tiền gửi của pháp nhân nước ngoài

Tài khoản 406001– Tiền gửi của IMF

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền IMF gửi tại NHNN (bao gồm cả số tiền Nhà nước góp vốn cổ phần hội viên vào IMF) nhằm mục đích sử dụng cho các giao dịch của IMF (thanh toán đăng ký, thanh toán nguồn lực IMF vay mượn, …), chi phí quản lý của Văn phòng IMF và các khoản tiền nhận được khác: ấn phẩm, báo chí,…

Bên Có:– Tăng số tiền gửi của IMF;
Bên Nợ:– Giảm số tiền gửi của IMF;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền IMF đang gửi ở NHNN.

Tài khoản 406002- Tiền gửi của các tổ chức quốc tế khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của các tổ chức quốc tế khác gửi tại NHNN,

Tài khoản 406002 có các tài khoản cấp III sau:

40600201- Tiền gửi không kỳ hạn

40600202- Tiền gửi có kỳ hạn

40500203- Tiền gửi chuyên dùng

Bên Có:– Số tiền tổ chức quốc tế khác gửi vào;
Bên Nợ:– Số tiền tổ chức quốc tế khác lấy ra;
S dư Có:– Phản ánh số tiền tổ chức quốc tế khác đang gửi ở NHNN.

Tài khoản 406003- Tiền gửi của pháp nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của pháp nhân nước ngoài gửi tại NHNN.

Tài khoản 406003 có các tài khoản cấp III sau:

40600301- Tiền gửi không kỳ hạn

40600302- Tiền gửi có kỳ hạn

40600303- Tiền gửi chuyên dùng

Bên Có:– Số tiền pháp nhân nước ngoài gửi vào;
Bên N:– Số tiền pháp nhân nước ngoài lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền pháp nhân nước ngoài đang gửi ở NHNN.

Tài khoản 407- SDR đã phân b

Tài khoản này dùng để phản ánh số SDR (quyền rút vốn đặc biệt- Special Drawing Rights) IMF đã phân bổ và chuyển vào tài khoản của NHNN tại IMF.

Bên Có:– Tăng số SDR IMF đã phân bổ;
Bên Nợ:– Giảm số SDR IMF đã phân bổ;
Số dư Có:– Số SDRIMF đã phân bổ hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 408- Vay các tổ chc quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay tại các tổ chức quốc tế.

Tài khoản 408 có các tài khoản cấp II sau:

408001- Vay ngắn hạn

408002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản 408001- Vay ngắn hn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay ngắn hạn các tổ chức quốc tế.

Tài khoản 408001 có các tài khoản cấp III sau:

40800101- Nợ trong hạn

40800102- Nợ quá hạn

Tài khoản 40800101- Nợ trong hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền NHNN vay của các tổ chức quốc tế còn trong hạn theo hợp đồng tín dụng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được tổ chức quốc tế gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên Có:– Số tiền vay các tổ chức quốc tế;
Bên Nợ:– Số tiền trả nợ cho các tổ chức quốc tế;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn tại các tổ chức quốc tế.

Tài khoản 40800102- Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền NHNN vay các tổ chức quốc tế đã quá hạn trả.

Bên Có:– Số tiền vay đã quá hạn trả;
Bên Nợ:– Số tiền trả nợ cho các tổ chức quốc tế;
S dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN vay đã quá hạn trả.

Tài khoản 408002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay trung và dài hạn các tổ chức quốc tế.

Tài khoản 408002 có các tài khoản cấp III sau:

40800201- Nợ trong hạn

40800202- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 40800201, 40800202 giống nội dung hạch toán tài khoản 40800101, 40800102.

Tài khoản 409- Vay Chính phủ nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay Chính phủ nước ngoài.

Tài khoản 409 có các tài khoản cấp II sau:

409001- Vay ngắn hạn

409002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản 409001– Vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay ngắn hạn Chính phủ nước ngoài.

Tài khoản 409001 có các tài khoản cấp III sau:

40900101- Nợ trong hạn

40900102- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 40900101, 40900102 giống nội dung hạch toán tài khoản 40800101, 40800102.

Tài khoản 409002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay trung và dài hạn Chính phủ nước ngoài.

Tài khoản 409002 có các tài khoản cấp III sau:

40900201- Nợ trong hạn

40900202- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 40900201, 40900202 giống nội dung hạch toán tài khoản 40800101, 40800102.

Tài khon 410- Vay pháp nhân nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay pháp nhân nước ngoài.

Tài khoản 410 có các tài khoản cấp II sau:

410001- Vay ngắn hạn

410002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản 410001– Vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay ngắn hạn các pháp nhân nước ngoài.

Tài khoản 410001 có các tài khoản cấp III sau:

41000101- Nợ trong hạn

41000102- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 41000101, 41000102 giống nội dung hạch toán tài khoản 40800101, 40800102.

Tài khon 410002- Vay trung và dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN vay trung và dài hạn các pháp nhân nước ngoài.

Tài khoản 410002 có các tài khoản cấp III sau:

41000201- Nợ trong hạn

41000202- Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 41000201, 41000202 giống nội dung hạch toán tài khoản 40800101, 40800102.

Tài khoản 411- Vốn tài tr, nhân ủy thác của Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn tài trợ, ủy thác đầu tư NHTNN nhận từ Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án theo Hợp đồng ủy thác.

Bên Có:– Số vốn nhận ủy thác từ Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế;
Bên N:– Số vốn chuyển trả lại Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế;
S dư Có:– Phản ánh số vốn tài trợ ủy thác, đầu tư nhận của Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế do NHNN đang quản lý.

Tài khon 412- Thanh toán với pháp nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu, chi hộ giữa NHNN với các pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo hợp đồng đại lý và ủy nhiệm.

Bên N:– Số tiền chi hộ cho pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế;
– Số tiền pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế thu hộ;
– Thanh toán số tiền chênh lệch phải trả cho pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế;
Bên Có:– Số tiền thu hộ cho pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế;
– Số tiền pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế chi hộ;
– Thanh toán số tiền chênh lệch phải thu pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế;
S dư N:– Phản ánh số tiền chi hộ nhiều hơn thu hộ pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế;
S dư Có:– Phản ánh số tiền thu hộ nhiều hơn chi hộ pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Tài khon 413- Các khoản phải trả về xây dng cơ bản, tài sn cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả về xây dựng cơ bản, tài sản cố định phát sinh trong quá trình hoạt động của NHNN.

Tài khoản 413 có các tài khoản cấp II sau:

413001- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

413002- Tiền bảo hành chưa đến hạn trả

413004- Phải trả về xây dựng cơ bản

413999- Các khoản phải trả khác

Tài khoản 413001- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

Tài khoản này dùng để hạch toán, theo dõi số vốn xây dựng cơ bản đã được Ngân sách Nhà nước cấp phát, thanh toán theo giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành.

Bên Có:– Sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cấp phát vào xây dựng cơ bản;
Bên Nợ:– Thanh toán vốn Ngân sách Nhà nước cấp đầu tư xây dựng cơ bản với NHNN khi công trình hoàn thành được duyệt quyết toán;
Số dư Có:– Phản ánh số vốn Ngân sách Nhà nước đã cấp phát, để thanh toán cho công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành chưa được quyết toán.

Tài khoản 413002- Tiền bảo hành chưa đến hạn trả

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền bảo hành công trình xây dựng cơ bản của đơn vị nhận thầu công trình và tài sản cố định.

Tài khoản 413002 có các tài khoản cấp III sau:

41300201- Công trình xây dựng cơ bản

41300202-Tài sản cố định

Bên Có:– Số tiền bảo hành mà đơn vị NHNN giữ lại;
Bên Nợ:– Số tiền bảo hành mà đơn vị NHNN đã trả;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền bảo hành mà đơn vị NHNN giữ lại chưa đến hạn trả.

Tài khoản 413004- Phải trả về xây dựng cơ bản

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền vốn xây dựng cơ bản, đơn vị NHNN đang nhận giữ (quản lý) hộ Ban Quản lý Dự án.

Tài khoản 413004 có 01 tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 41300401- Tiền nhận giữ (quản lý) hộ Ban Quản lý Dự án

Bên Có:– Tăng số tiền vốn xây dựng cơ bản nhận giữ (quản lý) hộ;
Bên Nợ:– Giảm số tiền vốn xây dựng cơ bản nhận giữ (quản lý) hộ;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền vốn xây dựng cơ bản còn đang nhận giữ (quản lý) hộ.

Tài khoản 413999- Các khoản phải trả khác

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải trả khác về xây dựng cơ bản phát sinh trong quá trình hoạt động, ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Có:– Số tiền phải trả;
Bên Nợ:– Số tiền đã trả hoặc được xử lý chuyển vào tài khoản khác;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền mà đơn vị NHNN còn phải trả.

Tài khoản 414- Các khoản phải tr khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của NHNN cho khách hàng.

Tài khoản 414 có các tài khoản cấp II sau:

414001- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng

414002- Tiền giữ hộ và đợi thanh toán

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

Tài khoản 414001– Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý mà NHNN cần phải thanh toán với khách hàng.

Bên Có:– Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông NHNN chưa thanh toán cho khách hàng;
Bên Nợ:– Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã được NHNN thanh toán với khách hàng;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông NHNN chưa thanh toán cho khách hàng.

Tài khoản 414002- Tiền giữ hộ và đợi thanh toán

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền phải quản lý theo quy định của Nhà nước như tiền quản lý trong thu đổi và các khoản tiền đang chờ thanh toán, xử lý của các cơ quan, đơn vị gửi NHNN để nhờ giữ hộ.

Bên Có:– Số tiền phải quản lý nộp vào NHNN;
– Số tiền gửi vào NHNN nhờ giữ hộ;
Bên Nợ:– Số tiền lấy ra;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN đang giữ hộ và đợi thanh toán.

Tài khoản 414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải trả khác cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị không bao gồm những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản phải trả (tài khoản 414001 và 414002).

Bên Có:– Số tiền NHNN phải trả khách hàng;
Bên Nợ:– Số tiền NHNN đã trả hoặc được xử lý chuyển vào tài khoản khác;
S dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN còn phải trả khách hàng.

Tài khon 415- Các khoản phải trả ni b

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ NHNN.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong NHNN. Các quan hệ thanh toán của NHNN với các khách hàng bên ngoài, không phản ánh vào tài khoản này.

2. Cuối kỳ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu các tài khoản 315- “Các khoản phải thu nội bộ” và tài khoản 415- “Các khoản phải trả nội bộ” với các đơn vị, cá nhân có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.

Tài khoản 415 có các tài khoản cấp II sau:

415001- Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý

415002- Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên NHNN

415999- Các khoản phải trả nội bộ khác

Bên Có:– Số tiền NHNN phải trả;
Bên Nợ:– Số tiền NHNN đã trả hoặc được xử lý chuyển vào tài khoản khác;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN còn phải trả.

Tài khon 416- Các khoản phi trả đối với các đơn vị sự nghip

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả của NHNN đối với đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN phát sinh trong quá trình hoạt động.

Bên Có:– Số tiền phải trả của NHNN;
Bên N:– Số tiền phải trả của NHNN đã trả hoặc được xử lý chuyển vào tài khoản khác;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả của NHNN.

Tài khon 417- Các khon phải trả Ngân sách Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả của NHNN với Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 417 có các tài khoản cấp II sau:

417001- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

417002- Trả thay thuế nhà thầu nước ngoài

417999- Các khoản phải trả khác

Tài khoản 417001- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa NHNN và Ngân sách Nhà nước về các khoản thuế thu nhập cá nhân của cán bộ thuộc NHNN.

Bên Có:– Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp;
Bên Nợ:– Số tiền NHNN đã nộp;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN còn phải nộp.

Tài khoản 417002- Trả thay thuế nhà thầu nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN phải trả Ngân sách Nhà nước về số thuế trả thay nhà thầu nước ngoài.

Bên Có:– Số tiền thuế trả thay NHNN phải trả;
Bên Nợ:– Số tiền NHNN đã trả;
S dư Có:– Phản ánh số tiền thuế trả thay NHNN còn phải trả.

Tài khoản 417999- Các khoản phải trả khác

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải trả khác cho Ngân sách Nhà nước ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Bên Có:– Số tiền NHNN phải trả cho Ngân sách Nhà nước;
Bên Nợ:– Số tiền NHNN đã trả hoặc được xử lý chuyển vào tài khoản khác;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN còn phải trả Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 418- Thu nhp chờ phân b

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập chờ phân bổ (chưa phân bổ vào thu nhập) của NHNN trong kỳ kế toán. Thu nhập chờ phân bổ bao gồm: các khoản lãi nhận trước khi mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…) và các khoản thu khác có tính chất, nội dung tương tự.

Bên Có:– Số thu nhập chờ phân bổ phát sinh trong kỳ;
Bên N:– Số thu nhập chờ phân bổ được kết chuyển vào tài khoản thu nhập trong kỳ;
Số dư Có:– Phản ánh tổng thu nhập chờ phân bổ còn lại ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

Tài khoản 419- Phi trả từ giao dch ngoi t, công cụ tài chính phái sinh và kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả của NHNN trong giao dịch ngoại tệ, giao dịch phái sinh và giao dịch kinh doanh vàng tài khoản.

Tài khoản 419 có các tài khoản cấp II sau:

419001- Phải trả từ giao dịch giao ngay

419002- Phải trả từ công cụ tài chính phái sinh

419003- Phải trả từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản 419001- Phải trả từ giao dịch giao ngay

Tài khoản này dùng để phản ánh chênh lệch (lỗ) do đánh giá lại theo giá trị thị trường hợp đồng giao ngay tại ngày NHNN chưa thực hiện hợp đồng.

Bên Có:– Tăng số phải trả từ giao dịch giao ngay;
Bên Nợ:– Giảm số phải trả từ giao dịch giao ngay;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả từ giao dịch giao ngay.

Tài khoản 419002- Phải trả từ công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải trả từ công cụ tài chính phái sinh mà NHNN tham gia.

Tài khoản 419002 có các tài khoản cấp III sau:

41900201- Phải trả từ giao dịch hoán đổi

41900202- Phải trả từ giao dịch kỳ hạn

41900203- Phải trả từ giao dịch tương lai

41900204- Phải trả từ giao dịch quyền chọn

41900299- Phải trả từ giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

Bên Có:– Tăng số tiền phải trả từ công cụ tài chính phái sinh;
Bên Nợ:– Giảm số tiền phải trả từ công cụ tài chính phái sinh;
S dư Có:– Phản ánh số tiền phải trả, chưa thanh toán.

Tài khoản 419003- Phải trả từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản

Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả phát sinh từ hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Bên Có:– Tăng số tiền phải trả từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản;
Bên Nợ:– Giảm số tiền phải trả từ hoạt động kinh doanh vàng tài khoản;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền phải trả, chưa thanh toán.

Tài khon 420- Phi trả từ hoạt động ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả của NHNN phát sinh từ hoạt động ủy thác.

Bên Có:– Tăng số tiền phải trả từ hoạt động ủy thác;
Bên Nợ:– Giảm số tiền phải trả từ hoạt động ủy thác;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả từ giao dịch ủy thác.

Tài khoản 421- Phí phải tr

Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải trả khi NHNN sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp (bao gồm các khoản phí do sử dụng SDR).

Hạch toán trên tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Số phí phải trả cho các nhà cung cấp được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí phải trả thực tế trong kỳ.

2. Phí phải trả theo dõi trên tài khoản này thể hiện số phí mà NHNN đã tính và hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa chi trả cho nhà cung cấp.

Bên Có:– Số phí phải trả cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ (hạch toán đối ứng vào tài khoản chi phí của NHNN);
Bên Nợ:– Số phí phải trả đã thực hiện chi trả cho nhà cung cấp;
S dư Có:– Phản ánh số phí còn phải trả cho các nhà cung cấp.

Tài khoản 422- Lãi phi trả

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn của các khoản nợ mà NHNN sẽ phải trả khi đến hạn.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải trả cho các khoản nợ được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải trả cho các khoản nợ thể hiện số lãi dồn tích mà NHNN đã tính và hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả.

Tài khoản 422 có các tài khoản cấp II sau:

422001- Lãi phải trả tín phiếu NHNN

422002- Lãi phải trả tiền gửi

422003- Lãi phải trả tiền vay

422999- Lãi phải trả khác

Tài khoản 422001- Lãi phải trả tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn dự trả tính trên tín phiếu NHNN mà NHNN sẽ phải trả khi đến hạn.

Bên Có:– Tăng số tiền lãi tính cộng dồn;
Bên N:– Giảm số tiền lãi tính cộng dồn;
S dư Có:– Phản ánh số tiền lãi NHNN chưa thanh toán.

Tài khoản 422002- Lãi phải trả tiền gửi

Tài khoản này phản ánh số lãi cộng dồn dự trả tính trên các khoản tiền gửi mà NHNN sẽ phải trả khi đến hạn.

Nội dung hạch toán tài khoản 422002 giống nội dung hạch toán tài khoản 422001.

Tài khoản 422003- Lãi phải trả tin vay

Tài khoản này phản ánh số lãi cộng dồn dự trả tính trên các khoản nợ nước ngoài mà NHNN sẽ phải trả khi đến hạn.

Nội dung hạch toán tài khoản 422003 giống nội dung hạch toán tài khoản 422001.

Tài khoản 422999- Lãi phải trả khác

Tài khoản này phản ánh số lãi cộng dồn dự trả của các khoản phải trả khác ngoài các khoản lãi phải trả đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp (từ tài khoản 422001 đến tài khoản 422003).

Nội dung hạch toán tài khoản 422999 giống nội dung hạch toán tài khoản 422001.

Tài khon 423- Các khoản chờ thanh toán khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền NHNN đang chờ thanh toán phái sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp (từ tài khoản 411 đến tài khoản 422).

Bên Có:– Số tiền chưa được thanh toán;
Bên Nợ:– Số tiền đã được thanh toán;
S dư Có:– Phản ánh số tiền NHNN đang chờ thanh toán.

Tài khoản 424- D tr ngoi hi chính thức

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại hối thuộc Dự trữ ngoại hối chính thức NHNN đang quản lý.

Tài khoản 424 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 424001- Quỹ dự trữ ngoại hối

Tài khoản 424002- Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản 424001- Quỹ dự trữ ngoi hi

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Định kỳ hàng tháng (vào ngày cuối tháng), xác định số chênh lệch tăng, giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối trên cơ sở so sánh số dự giữa tài khoản 42400101- Quỹ dự trữ ngoại hối (sau khi đã đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này; đánh giá lại giá vàng theo giá do NHNN quy định) với số dư tài khoản 42400102- Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối để tìm ra số chênh lệch.

2. Nếu có chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư tài khoản 42400102 cho bằng số dư tài khoản 42400101 (quy ra đồng Việt Nam), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ tài khoản 503 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (ghi đối ứng với tài khoản 42400102).

3. Việc chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng; hoặc tạm ứng, cho vay và sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối phải căn cứ vào bản chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc NHNN. Kế toán chịu trách nhiệm lưu Bản chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tài khoản 424001 có các tài khoản cấp III sau:

42400101- Quỹ dự trữ ngoại hối

42400102- Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

Tài khoản 42400101- Quỹ dự trữ ngoại hi

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.

Bên Có:– Giá trị ngoại hối nhập vào Quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng chuyển sang;
+ Mua ngoại hối;
+ Thu hồi tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước;
Bên Nợ:– Giá trị ngoại hối xuất từ Quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Chuyển sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;
+ Bán ngoại hối;
+ Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước;
Số dư Có:– Phản ánh giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối, NHNN đang quản lý.

Tài khoản 42400102- Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.

Bên Nợ:– Số tiền đồng Việt Nam đã chi ra để mua ngoại hối;
– Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (tăng) tương ứng với giá trị ngoại hối được điều chuyển từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang hoặc được hoàn trả tạm ứng;
– Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá vào ngày cuối tháng quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này (đối ứng với tài khoản 503001 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái);
+ Đánh giá lại vàng theo giá do NHNN quy định (đối ứng với tài khoản 503002 – Chênh lệch đánh giá lại giá vàng).
Bên Có:– Số tiền đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hối;
– Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (giảm) tương ứng với giá trị ngoại hối chuyển sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng hoặc tạm ứng, sử dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá vào ngày cuối tháng quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này (đối ứng với tài khoản 503001 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái);
+ Đánh giá lại vàng theo giá do NHNN quy định (đối ứng với tài khoản 503002 – Chênh lệch đánh giá lại giá vàng).
Số dư Nợ:Phản ánh số tiền đồng Việt Nam đã chi ra mua ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối (đối ứng với số dư tài khoản 42400101 “Quỹ dự trữ ngoại hối”).

Tài khoản 424002- Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại hối NHNN mua vào, bán ra thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

Hạch toán tàkhoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Cuối kỳ kế toán, xác định số chênh lệch giữa doanh số ngoại hối bán ra (bng tng s tin tính bng đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hi trong kỳ, tính theo tỷ giá hoặc giá vàng thực tế bán ra) và doanh số ngoại hối mua vào tương ứng (bng tỷ giá hoặc giá vàng mua vào bình quân trong kỳ nhân với số ngoại hđã bán trong kỳ) để hạch toán khoản chênh lệch này vào tài khoản Thu nhập hay Chi phí về kinh doanh ngoại hối.

2. Cuối tháng, sau khi thực hiện bước 1 nêu trên, tiến hành xác định số chênh lệch tăng, tăng giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản 42400201- “Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng” (sau khi đã đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá vào ngày cui tháng quy định tại khoản 7 Điu 9 Thông tư này, đánh giá lại vàng theo giá do NHNN quy định) với số dư tài khoản 42400202- “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng”: để tìm ra số chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư tài khoản 42400202 cho bằng số dư tài khoản 42400201 (quy ra đng Việt Nam), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ tài khoản 503 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (ghi đối ứng với tài khoản 42400202).

Tài khoản 424002 có các tài khoản cấp III sau:

42400201- Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

42400202- Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản 42400201- Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

Bên Có:– Giá trị ngoại hối nhập vào Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
+ Từ Quỹ dự trữ ngoại hối chuyển sang;
+ Mua ngoại hối;
Bên Nợ:– Giá trị ngoại hối xuất từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
+ Chuyển sang Quỹ dự trữ ngoại hối;
+ Bán ngoại hối;
Số dư Có:– Phản ánh giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, NHNN đang quản lý.

Tài khoản 42400202- Mua bán và thanh toán ngoại hi thuộc Quỹ bình n tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

Bên Nợ:– Số tiền đồng Việt Nam đã chi ra để mua ngoại hối;
– Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (tăng) tương ứng với giá trị ngoại hối được điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang;
– Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá vào ngày cuối tháng quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này (đối ứng với tài khoản 503001 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái);
+ Đánh giá lại vàng theo giá do NHNN quy định (đối ứng với tài khoản 503002 – Chênh lệch đánh giá lại giá vàng);
– Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng tính theo tỷ giá bán thực tế lớn hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào thu nhập về mua, bán ngoại lệ hoặc thu nhập về mua, bán vàng;
Bên Có:– Số tiền đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hối;
– Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (giảm) tương ứng với giá trị ngoại hối chuyển sang Quỹ dự trữ ngoại hối;
– Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá vào ngày cuối tháng quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này (đối ứng với tài khoản 503001 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái);
+ Đánh giá lại vàng theo giá do NHNN quy định (đối ứng với tài khoản 503002 – Chênh lệch đánh giá lại giá vàng);
– Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng tính theo tỷ giá bán thực tế nhỏ hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào chi phí về mua, bán ngoại tệ hoặc chi phí về mua, bán vàng;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đồng Việt Nam đang chi ra mua ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (đối ứng với số dư tài khoản 42400201).

Tài khoản 425- Thanh toán dự trữ ngoi hi Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản thanh toán khác (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa NHNN với Nhà nước phát sinh trong quá trình giao dịch (để thực hiện các giao dịch trung gian thông qua tài khoản 2390.10.01 và tài khoản 2390.00.05 trước đây).

Tài khoản 425 có các tài khoản cấp II sau:

425001- Thanh toán dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng ngoại tệ

425002- Thanh toán dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng đồng Việt Nam

Bên Nợ:– Số tiền phải thu của Nhà nước;
– Số tiền trả cho Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền phải trả cho Nhà nước;
– Số tiền Nhà nước trả;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn phải thu của Nhà nước;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả cho Nhà nước.

Tài khoản 426- Giao dch phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết, các khoản phải thu, phải trả của các giao dịch phái sinh theo hợp đồng ký giữa NHNN và đối tác.

Tái khoản 426 có các tài khoản cấp II sau:

426001- Giao dịch hoán đổi

426002- Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi

426003- Giao dịch kỳ hạn

426004- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn

426005- Giao dịch tương lai

426006- Thanh toán đối với giao dịch tương lai

426007- Giao dịch quyền chọn

426008- Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn

426998- Giao dịch phái sinh khác

426999- Thanh toán đối với giao dịch phái sinh khác

Tài khoản 426001- Giao dịch hoán đổi

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết phải trả ra hoặc nhận về ngoại tệ và giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các hợp đồng hoán đổi đã ký giữa NHNN và đối tác.

Tài khoản 426001 có các tài khoản cấp III sau:

42600101- Cam kết giao dịch hoán đổi

42600102- Giá trị giao dịch hoán đổi

Tài khoản 42600101- Cam kết giao dịch hoán đổi

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các cam kết trả ra hoặc nhận về ngoại tệ khi đến hạn theo quy định tại hợp đồng hoán đổi đã ký giữa NHNN và đối tác.

Bên Nợ:– Giá trị ngoại tệ NHNN cam kết sẽ trả ra khi đến hạn;
– Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết nhận về ngày thanh toán;
Bên Có:– Giá trị ngoại tệ NHNN cam kết sẽ nhận về khi đến hạn;
– Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết trả ra ngày thanh toán;
S dư Có:– Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ NHNN sẽ nhận về lớn hơn số sẽ trả ra theo các hợp đồng hoán đổi chưa đáo hạn;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ NHNN sẽ trả ra lớn hơn số sẽ nhận về theo các hợp đồng hoán đổi chưa đáo hạn.

Tài khoản 42600102- Giá trị giao dịch hoán đổi

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các khoản trả ra và nhận về bằng ngoại tệ của hợp đồng hoán đổi theo dõi tại tài khoản 42600101- Cam kết giao dịch hoán đổi.

Bên Nợ:– Tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ sẽ nhận về (tính theo tỷ giá thực tế mua vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);
– Tiền Việt Nam thu về do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết trả ra vào ngày thanh toán;
– Số chênh lệch khi điều chỉnh tăng số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 42600101 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 503003 – Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh);
Bên Có:– Tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ sẽ trả ra (tính theo tỷ giá bán ra vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);
– Tiền Việt Nam trả ra do tất toán giá trị ngoại tệ dã cam kết nhận về ngày thanh toán;
– Số chênh lệch khi điều chỉnh giảm số dư Có cho bằng số dư tài khoản 42600101 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 503003 – Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh);
S dư Có:– Phản ánh tổng số tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ sẽ thu về theo các hợp đồng hoán đổi chưa đáo hạn;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng số tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ sẽ trả ra theo các hợp đồng hoán đổi chưa đáo hạn.

Tài khoản 426002- Thanh toán đối với giao dịch hoán đi

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, đồng Việt Nam) trong thời hạn thỏa thuận giữa NHNN và đối tác theo cam kết giao dịch hoán đổi đã ký giữa hai bên.

Bên Nợ:– Giá trị cam kết tiền tệ NHNN phải thu;
– Giá trị cam kết tiền tệ trả cho đối tác;
– Chênh lệch đánh giá tăng khoản phải thu từ giao dịch hoán đổi;
Bên Có:– Giá trị cam kết tiền tệ NHNN phải trả;
– Giá trị cam kết tiền tệ đối tác trả;
– Chênh lệch đánh giá tăng khoản phải trả từ giao dịch hoán đổi;
S dư Có:– Phản ánh giá trị cam kết NHNN còn phải trả cho đối tác;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị cam kết NHNN còn phải thu đối tác.

Tài khoản 426003- Giao dịch kỳ hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết phải trả ra hoặc nhận về ngoại tệ và giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các hợp đồng kỳ hạn đã ký giữa NHNN và đối tác.

Tài khoản 426003 có các tài khoản cấp III sau:

42600501- Cam kết giao dịch kỳ hạn

42600502- Giá trị giao dịch kỳ hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 42600301, 42600302 giống nội dung hạch toán tài khoản 42600101, 42600102.

Tài khoản 426004- Thanh toán đốvới giao dịch kỳ hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, đồng Việt Nam) trong thời hạn thỏa thuận giữa NHNN và đối tác theo cam kết giao dịch kỳ hạn đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản 426004 giống nội dung hạch toán tài khoản 426002.

Tài khoản 426005- Giao dịch tương lai

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết phải trả ra hoặc nhận về ngoại tệ và giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các hợp đồng tương lai đã ký giữa NHNN và đối tác.

Tài khoản 426005 có các tài khoản cấp III sau:

42600501- Cam kết giao dịch tương lai

42600502- Giá trị giao dịch tương lai

Nội dung hạch toán tài khoản 42600501, 42600502 giống nội dung hạch toán tài khoản 42600101, 42600102.

Tài khoản 426006- Thanh toán đi với giao dịch tương lai

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, đồng Việt Nam) trong thời hạn thỏa thuận giữa NHNN và đối tác theo cam kết giao dịch tương lai đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản 426006 giống nội dung hạch toán tài khoản 426002.

Tài khoản 426007- Giao dịch quyền chọn

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết phải trả ra hoặc nhận về ngoại tệ và giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các hợp đồng quyền chọn đã ký giữa NHNN và đối tác.

Tài khoản 426007 có các tài khoản cấp III sau:

42600701- Cam kết giao dịch quyền chọn

42600702- Giá trị giao dịch quyền chọn

Nội dung hạch toán tài khoản 42600701, 42600702 giống nội dung hạch toán tài khoản 42600101, 42600102,

Tài khoản 426008- Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, đồng Việt Nam) trong thời hạn thỏa thuận giữa NHNN và đối tác theo cam kết giao dịch quyền chọn đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản 426008 giống nội dung hạch toán tài khoản 426002.

Tài khoản 426998- Giao dịch phái sinh khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết phải trả ra hoặc nhận về ngoại tệ và giá trị đánh giá theo đồng Việt Nam của các hợp đồng phái sinh khác đã ký giữa NHNN và đối tác.

Tài khoản 426998 có các tài khoản cấp III sau:

42699801- Cam kết giao dịch phái sinh khác

42699802- Giá trị giao dịch phái sinh khác

Nội dung hạch toán tài khoản 42699801, 42699802 giống nội dung hạch toán tài khoản 42600101, 42600102.

Tài khoản 426999 Thanh toán đi với giao dch phái sinh khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, đồng Việt Nam) trong thời hạn thỏa thuận giữa NHNN và đối tác theo cam kết giao dịch phái sinh khác đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản 426999 giống nội dung hạch toán tài khoản 426002.

Tài khon 427- Khoản dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động của NHNN được trích lập từ chi phí theo chế độ tài chính của NHNN quy định.

Bên Có:– Số tiền trích lập dự phòng
Bên Nợ:– Số tiền sử dụng dự phòng
Số dư Có:– Phản ánh số tiền dự phòng rủi ro tín dụng còn lại chưa sử dụng

Tài khoản 428- Nguồn kinh phí s nghiệp và chương trình, d án.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án tại NHNN.

Tài khoản 428 có các tài khoản cấp II sau:

428001- Nguồn kinh phí sự nghiệp

428002- Nguồn kinh phí chương trình, dự án

428003- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

428004- Thu chưa qua Ngân sách

Tài khon 428001-Nguồn kinh phí sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị NHNN.

Tài khoản 428001 có các tài khoản cấp III sau:

42800101- Năm trước

42800102- Năm nay

42800103- Năm sau

Bên Có:– Số kinh phí đã nhận của Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên;
– Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động;
Bên Nợ– Số kinh phí hoạt động nộp lại Ngân sách Nhà nước hoặc nộp lại cho cấp trên;
– Kết chuyển số chi hoạt động viện trợ đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí hoạt động;
– Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động;
Số dư Có:– Số kinh phí được cấp cho năm sau (nếu có);
– Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.

Tài khoản 428002- Nguồn kinh phí chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc do các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa NHNN với nhà tài trợ nước ngoài. Kế toán theo dõi chi tiết cho nguồn kinh phí thuộc năm trước và nguồn kinh phí năm nay, trong trường hợp chương trình, dự án được thực hiện trong nhiều năm và trong thời gian xét duyệt báo cáo quyết toán.

Tài khoản này có có các tài khoản cấp III sau:

42800201- Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp

42800202- Nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại

42800299- Nguồn kinh phí khác

Bên Có:– Số kinh phí chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ;
– Khi Kho bạc Nhà nước thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí chương trình, dự án;
Bên Nợ:– Số kinh phí dự án sử dụng không hết nộp lại Nhà tài trợ hoặc nộp lại cho Ngân sách Nhà nước;
– Các khoản được phép chi ghi giảm nguồn kinh phí chương trình, dự án;
– Kết chuyển số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của từng chương trình, dự án;
– Đơn vị cấp trên kết chuyển số kinh phí dự án đã cấp trong kỳ cho đơn vị cấp dưới;
S dư Có:– Số kinh phí chương trình, dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 428003- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sn cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của dự án, đơn vị sự nghiệp bao gồm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định hữu hình và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định vô hình. Kế toán theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động sự nghiệp, từng chương trình, dự án.

Bên Có:– Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng do:
– Giá trị tài sản cố định mua sắm, xây dựng hoàn thành, bản giao đưa vào sử dụng;
– Giá trị tài sản cố định nhận của các đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng, viện trợ và các trường hợp tăng khác;
– Tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng);
Bên Nợ:– Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định giảm do:
– Phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ;
– Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các trường hợp giảm khác…
– Giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm);
Số dư Có:– Phản ánh tổng nguồn kinh phí còn lại đã hình thành tài sản cố định.

Tài khoản 428004- Thu chưa qua Ngân sách

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ không hoàn lại đã tiếp nhận phải nộp Ngân sách Nhà nước được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước. Kế toán theo dõi chi tiết cho từng chương trình, dự án.

Bên Có:– Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách;
Bên Nợ:– Ghi giảm thu chưa qua ngân sách, ghi tăng các nguồn kinh phí có liên quan về các khoản tiền, bằng viện trợ khi có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách;
S dư Có:– Phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận phải nộp Ngân sách nhưng chưa được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách chưa được kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí.

Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

Loại tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn, các quỹ và kết quả hoại động của NHNN.

Tài khoản 501– Vốn của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh vốn của NHNN bao gồm vốn được cấp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, vốn do đánh giá lại tài sản và vốn khác.

Tài khoản 501 có các tài khoản cấp II sau:

501001- Vốn được cấp

501002- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định

501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

501999- Vốn khác

Tài khoản 501001- Vốn được cấp

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn của NHNN được cấp.

Bên Có:– Nguồn vốn NHNN tăng;
Bên Nợ:– Nguồn vốn NHNN giảm;
Số dư Có:– Phản ánh nguồn vốn hiện có.

Tài khoản 501002- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sm tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn để xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN.

Bên Có:– Tăng vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ vốn của NHNN được cấp;
– Vốn đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng được trích từ chi phí;
– Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định;
Bên Nợ:– Chuyển vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định cho các đơn vị;
– Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định;
S dư Có:– Phản ánh vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hiện có.

Tài khoản 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn của NHNN được hình thành do đánh giá lại giá vàng, ngoại tệ, chứng khoán và tài sản khác theo chế độ quy định.

Tài khoản 501003 có các tài khoản cấp III sau:

50100301- Đánh giá lại ngoại tệ

50100302- Đánh giá lại giá vàng

50100303- Đánh giá lại chứng khoán

50100399- Đánh giá lại các loại tài sản khác

Bên Có:– Số vốn được hình thành;
Bên Nợ:– Số vốn đã sử dụng;
Số dư Có:– Phản ánh số vốn đánh giá lại tài sản hiện có.

Tài khoản 501999- Vốn khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các vốn khác của NHNN được hình thành trong quá trình hoạt động theo chế độ tài chính quy định.

Nội dung hạch toán tài khoản 501999 giống nội dung hạch toán tài khoản 501001.

Tài khoản 502- Quy của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các quỹ của NHNN bao gồm Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khác theo chế độ tài chính quy định.

Tài khoản 502 có các tài khoản cấp II sau:

502001- Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia

502002- Quỹ dự phòng tài chính

502003- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

502999- Quỹ khác

Bên Có:– Số tiền trích lập các quỹ hàng năm theo quy định của chế độ tài chính;
Bên Nợ:– Số tiền sử dụng quỹ;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền hiện có của quỹ.

Tài khon 503- Chênh lệch tỷ giá hi đoái

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và công cụ tài chính phái sinh.

Tài khoản 503 có các tài khoản cấp II sau:

503001- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

503002- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng

503003- Chênh lệch đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản 503001– Chênh lệch tỷ giá hi đoái

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền lệ có gốc ngoại tệ.

Tài khoản 503001 có các tài khoản cấp III sau:

50300101- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

50300102- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

50300103- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ

Tài khoản 50300101- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối. Cuối năm tài chính, số dư tài khoản này được xử lý theo quy định hiện hành.

Bên Có:– Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối;
– Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;
Bên Nợ:– Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối;
– Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;
S dư Có hoặc số dư Nợ:
– Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ Quỹ dự trữ ngoại hối phát sinh chưa được xử lý;

Tài khoản 50300102- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ thuộc Quỹ bình n tỷ giá và quản lý thị trường vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. Cuối năm tài chính, số dư tài khoản này được xử lý theo quy định hiện hành.

Nội dung hạch toán tài khoản 50300102 giống nội dung hạch toán tài khoản 50300101.

Tài khoản 50300103- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lạgiá trị các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam của tất cả số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của NHNN.

Bên Có:– Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh;
Bên Nợ:– Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh;
S dư Có hoặc số dư Nợ:
– Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ trong năm chưa xử lý.

Sau khi đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam số dư tất cả các tài khoản ngoại tệ, tài khoản này thông thường không có số dư vì số điều chỉnh tăng do đánh giá lại bằng số điều chỉnh giảm do đánh giá lại, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, NHNN có các khoản mục phi tiền tệ được lũy kế trên Bảng cân đối kế toán.

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 50300103 được xử lý theo quy định của Chun mực kế toán Việt Nam s 10 “nh hưởng của những thay đi về tỷ giá.

Tài khoản 503002- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi giá vàng khi đánh giá lại giá trị bằng đồng Việt Nam của vàng. Cuối năm tài chính, số dư tài khoản này được xử lý theo quy định hiện hành.

Tài khoản 503002 có các tài khoản cấp III sau:

50300201- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

50300202- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

50300203- Chênh lệch đánh giá lại giá vàng của các khoản mục vàng khác

Nội dung hạch toán tài khoản 50300201, 50300202, 50300203 giống nội dung hạch toán tài khoản 50300101, 50300102, 50300103.

Tài khon 503003- Chênh lệch do đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giá trị đồng Việt Nam do thay đổi tỷ giá ngoại tệ, giá vàng hoặc giá cả khác khi đánh giá lại giá trị công cụ tài chính phái sinh của NHNN. Cuối năm tài chính, số dư tài khoản này được xử lý theo quy định hiện hành.

Tài khoản 503003 có các tài khoản cấp III sau:

50300301- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch hoán đổi tiền tệ

50300302- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch kỳ hạn tiền tệ

50300304- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch tương lai tiền tệ

50300304- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của giao dịch quyền chọn tiền tệ

50300399- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá của các công cụ tài chính phái sinh khác

Nội dung hạch toán tài khoản 50300301, 50300302, 50300303, 50300304, 50300399 như sau:

Bên Có:– Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;
– Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;
Bên Nợ:– Số chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;
– Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp.
Số dư Có hoặc s dư N:
– Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ do đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam các công cụ tài chính phái sinh phát sinh trong năm chưa thực hiện, chưa được xử lý.

Tài khon 599- Chênh lch thu, chi

Tài khoản 599001– Chênh lệch thu, chi năm nay

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa thu và chi của NHNN.

Bên Có:– Số dư cuối năm của các tài khoản thu nhập của NHNN chuyển sang khi quyết toán;
Bên Nợ:– Số dư cuối năm của các tài khoản chi phí chuyền sang khi quyết toán;
Số dư Có:– Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi;
S dư Nợ:– Phản ánh số chênh lệch chi lớn hơn thu.

Đầu năm sau, số dư cuối năm của tài khoản 599001 được chuyển thành số dư đầu năm mới của tài khoản 599002- Chênh lệch thu, chi năm trước (không phải lập phiếu).

Tài khon 599002- Chênh lệch thu, chi năm trước.

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch thu, chi năm trước của NHNN và việc thanh toán số chênh lệch thu, chi đó.

Bên Có:– Chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu về Vụ Tài chính – Kế toán (các đơn vị NHNN);
– Chuyển số chênh lệch chi lớn hơn thu năm trước vào các tài khoản thích hợp để thanh toán (Vụ Tài chính – Kế toán);
Bên Nợ:– Chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi về Vụ Tài chính – Kế toán (các đơn vị NHNN);
– Chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi năm trước vào các tài khoản thích hợp để thanh toán (Vụ Tài chính Kế toán);
Số dư Có:– Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi năm trước chưa xử lý;
Số dư Nợ:– Phản ánh số chênh lệch chi lớn hơn thu năm trước chưa xử lý.

Sau khi báo cáo thu nhập, chi phí năm được duyệt, các đơn vị tất toán số dư Tài khoản 599002 để chuyển về NHNN (Vụ Tài chính – Kế toán).

Loại 6: Tài khoản trung gian

Loại tài khoản này phản ánh các hoạt động thanh toán giữa NHNN với các TCTD, giữa các đơn vị NHNN.

Tài khoản 601- Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán giữa NHNN với các TCTD. Tài khoản 601 có các tài khoản cấp II sau:

601001- Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

601002- Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản 601001- Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

Tài khoản này mở tại NHNN chủ trì thanh toán bù trừ dùng để phản ánh kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì đối với các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ.

Bên Có:– Số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải trả trong thanh toán bù trừ;
Bên Nợ:– Số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ.

Tài khoản này sau khi thanh toán bù trừ với ngân hàng thành viên phải hết số dư.

Tài khoản 601002- Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản này mở tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để phản ánh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác.

Bên Có:– Các khoản phải trả cho ngân hàng khác;

– Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ;

Bên Nợ:– Các khoản phải thu ngân hàng khác;

– Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ;

Số dư Có:– Thể hiện số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán hết;
Số dư Nợ:– Thể hiện số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán hết.

Tài khoản này sau khi thanh toán bù trừ với ngân hàng chủ trì phải hết số dư.

Tài khoản 602- Thanh toán giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán giữa các đơn vị NHNN.

Tài khoản 602 có các tài khoản cấp II sau:

602001- Nguồn hình thành tài sản cố định

602002- Tạm ứng kinh phí hoạt động

602003- Tạm ứng, nhận tạm ứng vốn

602004- Thanh toán liên chi nhánh

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản 602001– Nguồn hình thành tài sản cố định

Tài khoản này phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từ nguồn NHNN tại đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN phải theo dõi nguồn hình thành tài sản cố định theo quy định.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tài khoản này được mở tại NHNN Việt Nam để theo dõi nguồn hình thành tài sản cố định đã cấp cho đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN (luôn có số dư Nợ).

2. Tài khoản này được mở tại đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN để phản ánh nguồn hình thành tài sản cố định được cấp (luôn có số dư Có).

3. Khi lên Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN, tài khoản này có số dư Nợ bằng số dư Có.

Bên Nợ:– Nguồn hình thành tài sản cố định đã cấp cho đơn vị tăng;

– Nguồn hình thành tài sản cố định được cấp giảm;

Bên Có:– Nguồn hình thành tài sản cố định được cấp tăng;

– Nguồn hình thành tài sản cố định đã cấp cho đơn vị giảm;

Số dư Nợ:– Số dư nguồn hình thành tài sản cố định đã cấp cho đơn vị;
Số dư Có:– Số dư nguồn hình thành tài sản cố định được cấp tại đơn vị.

Tài khoản 602002- Tạm ứng kinh phí hoạt động

Tài khoản này phản ánh số kinh phí do NHNN cấp cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN phải theo dõi tạm ứng kinh phí hoạt động theo quy định.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tài khoản này được mở tại NHNN Việt Nam để theo dõi nguồn kinh phí hoạt động đã tạm ứng cho đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN (luôn có số dư Nợ).

2. Tài khoản này được mở tại đơn vị sự nghiệp, đơn vị khác thuộc NHNN để phản ánh nguồn kinh phí hoạt động đã nhận tạm ứng (luôn có số dư Có).

3. Khi lên Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN, tài khoản này có số dư Nợ bằng số dư Có.

Bên Nợ:– Nguồn kinh phí tạm ứng cho đơn vị;

– Kết chuyển kinh phí đã được duyệt quyết toán;

– Xử lý phần kinh phí chưa sử dụng hết trong năm theo quy định;

Bên Có:– Nguồn kinh phí đơn vị nhận tạm ứng;

– Kết chuyển kinh phí đã được duyệt quyết toán;

– Xử lý phần kinh phí chưa sử dụng hết trong năm theo quy định;

Số dư Nợ:– Nguồn kinh phí hiện đang tạm ứng cho đơn vị;
Số dư Có:– Nguồn kinh phí đơn vị đang nhận tạm ứng.

Tài khoản 602003- Tạm ứng, nhận tạm ứng vn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, nhận tạm ứng giữa NHNN và đơn vị NHNN cấp phục vụ cho mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tài khoản này được mở tại NHNN Việt Nam để theo dõi số vốn NHNN đã tạm ứng cho hoạt động mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản (luôn có số dư Nợ).

2. Tài khoản này được mở tại đơn vị NHNN để phản ánh số vốn nhận tạm ứng cho hoạt động mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản (luôn có số dư Có).

3. Khi lên Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN, tài khoản này có số dư Nợ bằng số dư Có.

Tài khoản 602003 có các tài khoản cấp III sau:

60200301- Tạm ứng, nhận tạm ứng vốn mua sắm tài sản cố định

60200302- Tạm ứng, nhận tạm ứng vốn xây dựng cơ bản

Tài khoản 60200301- Tạm ứng, nhận tạm ứng vốn mua sắm tài sản cố định

Tài khoản này đùng để phản ánh các khoản tạm ứng, nhận tạm ứng giữa NHNN và đơn vị NHNN trong quá trình mua sắm tài sản cố định tại NHNN.

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng;

– Kết chuyển số tạm ứng hình thành tài sản cố định đã bàn giao đưa vào sử dụng/ khi quyết toán theo quy định;

– Hoàn trả tiền tạm ứng không sử dụng hết;

Bên Có:– Số tiền nhận tạm ứng;

– Kết chuyển số tiền tạm ứng đã hình thành tài sản cố định vào tài khoản thích hợp sau khi quyết toán;

– Số tiền thu hồi tạm ứng;

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền hiện đang tạm ứng cho các đơn vị NHNN;
Số dư Có:– Phản ánh số tiền hiện đang nhận tạm ứng từ NHNN Việt Nam.

Tài khoản 60200302- Tạm ứng, nhận tạm ứng vốn xây dựng cơ bản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản NHNN tạm ứng và đơn vị nhận tạm ứng vốn xây dựng cơ bản.

Bên Nợ:– Số tiền tạm ứng;

– Thanh toán vốn xây dựng cơ bản với NHNN khi công trình hoàn thành được duyệt quyết toán;

Bên Có:– Số tiền nhận tạm ứng;

– Số tiền thu hồi tạm ứng;

Số dư N:– Phản ánh số tiền tạm ứng cho các đơn vị về xây dựng cơ bản;
S dư Có:– Phản ánh số tiền được tạm ứng để đầu tư xây dựng cơ bản chưa thanh toán với NHNN.

Tài khoản 602004- Thanh toán liên chi nhánh

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phát sinh về giao dịch thanh toán liên ngân hàng giữa các đơn vị trong hệ thống NHNN phát sinh trong quá trình giao dịch. Khi lên Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN, tài khoản này có số dư Nợ bằng số dư Có.

Bên Nợ:– Số tiền phải thu các đơn vị khác;

– Số tiền trả cho các đơn vị khác;

Bên Có:– Số tiền phải trả cho các đơn vị khác;

– Số tiền các đơn vị khác trả;

Số dư N:– Phản ánh số tiền còn phải thu các đơn vị khác;
S dư Có:– Phản ánh số tiền còn phải trả cho các đơn vị khác.

Tài khoản 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN phát sinh trong quá trình giao dịch ngoài các khoản thanh toán đã được phản ánh vào tài khoản thích hợp.

Nội dung hạch toán tài khoản 602999 giống nội dung hạch toán tài khoản 602004.

Tài khon 603- Thanh toán cho tổ chức tín dng có mô hình thanh toán tp trung

Tài khoản này được mở tại các NHNN chi nhánh tỉnh thành phố để phản ánh các khoản phải thu, phải trả cho các chi nhánh thuộc TCTD có mô hình thanh toán tập trung theo quy định của NHNN.

Bên Nợ:– Số tiền đã chi hộ (rút tiền mặt, chênh lệch được thu trong thanh toán bù trừ…) cho TCTD;

– Số tiền chênh lệch thu hộ lớn hơn chi hộ chuyển về Sở Giao dịch cuối ngày;

Bên Có:– Số tiền đã thu hộ (nộp tiền mặt, chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ…) cho TCTD;

– Số tiền chênh lệch chi hộ lớn hơn thu hộ chuyển về Sở Giao dịch cuối ngày.

Tài khoản này sau khi chuyển chênh lệch về tài khoản tiền gửi của TCTD tại Sở Giao dịch cuối ngày phải hết số dư.

Loại 7: Thu nhập

Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập của NHNN, bao gồm: Thu về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay, nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, đầu tư chứng khoán nước ngoài, góp vốn, hoạt động ngoại hối, dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ… các khoản thu khác trong hoạt động ngân hàng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của NHNN. Cuối năm tài chính, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 599001 – Chênh lệch thu, chi năm và không còn số dư.

2. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập của NHNN được thực hiện theo Chế độ tài chính của NHNN.

3. Đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ… chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ…), số lãi thu được …

4. Đối với khoản tiền lãi nhận được từ khoản đầu tư chứng khoán thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà NHNN mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi NHNN mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó (không ghi thu nhập).

Tài khoản loại 7 có các tài khoản cấp I sau:

701- Thu về nghiệp vụ cho vay tổ chức tín dụng trong nước

702- Thu về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay trên thị trường quốc tế

703- Thu về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá

704- Thu về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

705- Thu về nghiệp vụ góp vốn, ủy thác

706- Thu về hoạt động ngoại hối

707- Thu về các công cụ tài chính phái sinh

708- Thu về dịch vụ ngân hàng

709- Thu về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

715- Thoái chi lãi phải trả không đúng niên độ

799- Các khoản thu khác

Nội dung hạch toán các tài khoản thu nhập như sau:

Bên Có:– Các khoản thu trong năm;

– Số tiền thoái chi không đúng niên độ;

Bên Nợ:– Số tiền thoái thu trong năm;
Số dư Có:– Phản ánh các khoản thu trong năm của NHNN.

Chuyển số dư Có vào tài khoản 599001- Chênh lệch thu, chi năm nay khi quyết toán cuối năm và không có số dư.

Tài khoản 701- Thu về nghiệp vụ cho vay tổ chức tín dụng trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ cho vay đối với các TCTD trong nước.

Tài khoản 701 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 701002- Thu lãi cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu lãi cho vay đối với các TCTD tại thị trường trong nước.

Tài khoản 701999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu khác của NHNN ngoài khoản thu lãi cho vay trong nước.

Tài khoản 702- Thu về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay trên thị trường quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay với đối tác nước ngoài trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 702 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 702001– Thu lãi tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu lãi tiền gửi của NHNN trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 702002- Thu lãi cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu lãi cho vay trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 702999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu khác của NHNN ngoài khoản thu lãi cho vay từ nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay trên thị trường quốc tế.

Tài khoản 703- Thu về nghiệp vụ mua bán giấy t có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ thị trường mở đối với các TCTD và mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ.

Tài khoản 703 có tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 703001– Thu lãi giy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi của các kỳ mà NHNN được hưởng trong thời gian nắm giữ giấy tờ có giá và được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 703002- Thu về mua bán giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua giấy tờ có giá.

Tài khoản 703999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ thị trường mở.

Tài khoản 704- Thu về nghiệp vụ đầu tư chng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán.

Tài khoản 704 có tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 704001- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi của các kỳ mà NHNN được hưởng trong thời gian nắm giữ chứng khoán đang đầu tư và được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 704002- Thu về mua bán chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư.

Tài khoản 704999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán.

Tài khoản 705- Thu về nghiệp vụ góp vốn, ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ góp vốn của NHNN vào các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đặc thù theo quy định hiện hành.

Tài khoản 705 có tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 705001- Thu từ góp vốn vào các tổ chức quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu được từ việc góp vốn vào các tổ chức quốc tế.

Tài khon 705002- Thu từ góp vn vào doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu được từ góp vốn vào các doanh nghiệp đặc thù.

Tài khon 705003- Thu từ thanh lý khoản vốn góp

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ thanh lý các khoản vốn góp của NHNN.

Tài khoản 705004- Thu lãi từ hoạt đng ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi nhận được từ hoạt động ủy thác của NHNN.

Tài khoản 705005- Thu thanh lý hoạt động ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ thanh lý các khoản ủy thác của NHNN.

Tài khoản 705999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ góp vốn.

Tài khon 706- Thu về hot đng ngoi hối

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về hoạt động ngoại hối như mua bán vàng và ngoại tệ.

Tài khoản 706 có tài khoản cấp II sau:

khoản 706001– Thu về mua bán vàng: gồm các khoản thu về hoạt động kinh doanh vàng như lãi về mua bán vàng…

Tài khoản 706002- Thu về mua bán ngoại tệ: gồm các khoản thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như lãi về mua bán ngoại tệ…

khoản 706999- Thu khác về giao dịch ngoại hối: gồm các khoản thu của NHNN về hoạt động ngoại hối ngoài các khoản thu nói trên.

Tài khoản 706999 có các tài khoản cấp III sau:

70699901- Thu khác về vàng

70699902- Thu khác về ngoại tệ

Tài khoản 707- Thu về các công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về nghiệp vụ phái sinh.

Tài khoản 707 có tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 707001- Thu nhập từ các công cụ tàchính phái sinh tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Tài khoản 707999- Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất … khi cơ chế nghiệp vụ cho phép.

Tài khoản 708- Thu về dch vụ ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN về dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…).

Tài khoản 708 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 708001– Thu dịch vụ thanh toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu phí dịch vụ thanh toán của NHNN đối với khách hàng.

Tài khoản 708002- Thu dịch vụ ngân quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu làm dịch vụ ngân quỹ của NHNN đối với khách hàng.

Tài khoản 708999- Thu dch vụ khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu dịch vụ khác của NHNN ngoài khoản thu về dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ.

Tài khoản 708999 có các tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 70899901- Thu về hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế

Tài khoản này phản ánh các khoản phí dịch vụ NHNN được hưởng từ dịch vụ cho vay lại các ngân hàng thương mại theo hoạt động của dự án tín dụng quốc tế.

Tài khoản 70899902- Thu về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ

Tài khoản này phản ánh các khoản phí dịch vụ NHNN được hưởng từ nghiệp vụ đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ.

Tài khoản 70899999- Thu khác từ dịch vụ ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN ngoài các khoản thu nói trên về dịch vụ.

Tài khoản 709- Thu về hot đng của các đơn v sự nghiệp

Các tài khoản này dùng để phản ánh số tiền thu từ cho thuê tài sản, thanh lý công cụ, dụng cụ và thu từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.

Tài khoản 715- Thoái chi lãi phi trả không đúng niên độ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi lãi phải trả đã hạch toán vào chi phí nhưng đến kỳ hạn không phải trả (trong trường hợp khác niên độ kế toán).

Tài khoản 799- Các khon thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu khác của NHNN ngoài các khoản thu đã được hạch toán vào tài khoản thích hợp.

Tài khoản 799 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 799001- Thu từ tiêu hủy tiền: gồm các khoản thu từ việc tiêu hủy tiền.

Tài khoản 799002- Thu về cp giy phép hoạt động: gồm các khoản thu theo chế độ quy định trong việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, kinh doanh ngoại hối…

Tài khoản 799003- Thu về thanh lý tài sản: gồm các khoản thu từ thanh lý tài sản (tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật liệu và các tài sản khác).

Tài khoản 799003 có các tài khoản cấp III sau:

79900301- Thu về thanh lý tài sản cố định

79900302- Thu về thanh lý tài sản khác

Tài khoản 799004- Thu từ hoàn nhập dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng rủi ro hoàn theo quy định hiện hành của NHNN.

Tài khoản 799999- Thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của NHNN ngoài các khoản thu nói trên như thu tiền phạt, tiền thừa quỹ, thừa công cụ, dụng cụ, thu từ tiền bị phá hoại…

Loại 8: Chi phí

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của NHNN và bao gồm: Chi phí hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, chi phí quản lý chung…

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản chi phí của NHNN. Cuối năm tài chính, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 599001- Chênh lệch thu, chi năm và không còn số dư.

2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí của NHNN được thực hiện theo Chế độ tài chính của NHNN.

3. Đối với các khoản chi phí từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ… chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ…).

Tài khoản loại 8 có các tài khoản cấp I sau:

801- Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng trong nước

802- Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế

803- Chi về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá

804- Chi về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

805- Chi về nghiệp vụ góp vốn, ủy thác

806- Chi về hoạt động ngoại hối

807- Chi về các công cụ tài chính phái sinh

808- Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền

809- Chi cho các hoạt động nghiệp vụ khác

810- Chi cho cán bộ, công chức và nhân viên

811- Chi về tài sản

812- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ

813- Chi trích lập khoản dự phòng rủi ro

814- Chi về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

815- Thoái thu lãi phải thu không đúng niên độ

899- Các khoản chi khác

Nội dung hạch toán các tài khoản chi phí như sau:

Bên Nợ:– Các khoản chi phí của Ngân hàng;

– Số tiền thoái thu không đúng niên độ;

Bên Có:– Số tiền thu giảm chi trong năm;

– Chênh lệch thu, chi năm nay khi quyết toán cuối năm;

Số dư Nợ:– Phản ánh các khoản chi phí của NHNN trong năm.

Chuyển số dư Nợ vào tài khoản 599001- Chênh lệch thu, chi năm nay khi quyết toán cuối năm và không có số dư.

Tài khoản 801- Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dng trong nước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay TCTD trong nước (trả lãi tiền gửi, trả lãi tín phiếu …).

Tài khoản 801 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 801001- Chtrả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam cho các TCTD trong nước và các tổ chức quốc tế và pháp nhân trong nước.

Tài khoản 801002- Chi trả lãi tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành: gồm các khoản trả lãi tín phiếu NHNN phát hành.

Tài khoản 801999- Chi khác: gồm các khoản chi phí khác của NHNN về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay TCTD trong nước.

Tài khoản 802- Chi về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền t, ngân hàng quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

Tài khoản 802 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 802001– Chtrả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi cho các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

Tài khoản 802002- Chi trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

Tài khoản 802999- Chi khác: gồm các khoản chi phí khác của NHNN về nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

Tài khoản 803- Chi về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí của NHNN về nghiệp vụ giao dịch mua bán chứng khoán: phần chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá mua chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá…); các khoản chi phí khác về nghiệp vụ thị trường mở đối với TCTD và mua trực tiếp chứng khoán Chính phủ.

Tài khoản 803 có các tài khoản cấp II sau:

803001- Chi về mua bán giấy tờ có giá

803999- Chi khác

Tài khon 804- Chi về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán.

Tài khoản 804 có các tài khoản cấp II sau:

804001- Chi về mua bán chứng khoán

804999- Chi khác

Tài khoản 804001- Chi về mua bán chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư.

Tài khoản 804999- Chi khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN ngoài các khoản chi nêu trên về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán.

Tài khoản 805- Chi về nghip vụ góp vốn, ủy thác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về nghiệp vụ góp vốn, ủy thác của NHNN.

Tài khoản 805 có các tài khoản cấp II sau:

805001- Chi thanh lý khoản vốn góp

805002- Chi thanh lý hoạt động ủy thác

805999- Chi khác

Tài khon 806- Chi về hoạt đng ngoi hối

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh ngoại hối như lỗ về mua bán vàng, ngoại tệ, phí nhờ tiêu thụ ngoại tệ, phí dịch vụ thanh toán ngoại tệ, mua bán các bản tin phục vụ cho việc kinh doanh ngoại tệ, thuế nhập khẩu vàng, chi phí vận chuyển, đóng gói, chế tác, gia công và các chi phí khác liên quan đến quản lý vàng…

Tài khoản 806 có các tài khoản cấp II, cấp III sau:

806001- Chi về mua bán vàng

806002- Chi về mua bán ngoại tệ

806999- Chi khác về giao dịch ngoại hối

80699901- Chi khác về vàng

80699902- Chi khác về ngoại tệ

Tài khoản 807- Chi về các công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi từ công cụ tài chính phái sinh như công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất … và các công cụ tài chính phái sinh khác.

Tài khoản 807 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 807001- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Tài khoản 807999- Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất… khi cơ chế nghiệp vụ cho phép.

Tài khon 808- Chi phí in, đúc, bo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tu hủy tiền

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về tiền của NHNN như chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền.

Tài khoản 808 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 808001– Chphí in, đúc tiền, giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành: chi phí in, đúc tiền; chi phí in giấy tờ có giá của NHNN; chi phí khác…

Tài khoản 808001 có các tài khoản cấp III sau:

80800101- Chi phí in, đúc tiền

80800102- Chi phí in giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước

80800199- Chi phí khác

Tài khoản 808002- Chí phí tuyển chn, bảo quản, vn chuyển, tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành: Vận chuyển, tuyển chọn, bảo quản tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá…

Tài khoản 808002 có các tài khoản cấp III sau:

80800201- Chi phí bảo quản tiền, giấy tờ có giá

80800202- Vận chuyển, bốc xếp

80800203- Tuyển chọn, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền

80800204- Bảo vệ tiền

80800205- Chi phí về tiêu hủy

80800299- Chi phí khác

Tài khoản 809- Chi cho các hoạt đng nghiệp v khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN đối với các hoạt động nghiệp vụ khác ngoài các khoản chi đã hạch toán vào tài khoản thích hợp.

Tài khoản 809 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 809001- Chi cho các hoạt động phòng, chng rửa tiền

Tài khoản này phản ánh các khoản chi cho hoạt động phòng, chống rửa tiền: chi cho hoạt động nghiên cứu, củng cố hệ thống phòng chống rửa tiền, nộp phí thành viên và hoạt động của Ban chỉ đạo Phòng chống rửa tiền.

Tài khoản 809001 có các tài khoản cấp III sau:

80900101- Chi về hoạt động nghiên cứu, củng cố hệ thống phòng chống rửa tiền

80900102- Chi nộp phí thành viên

80900103- Chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền

Tài khoản 809002- Chi về dịch vụ thanh toán, thông tin

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông … phục vụ cho hoạt động thanh toán.

Tài khoản 809002 có các tài khoản cấp III sau:

80900201- Chi về dịch vụ thanh toán

80900202- Cước phí bưu điện về mạng viễn thông

80900203- Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán

80900299- Chi khác về dịch vụ thanh toán, thông tin

Tài khoản 809999- Chcho hoạt động nghiệp vụ khác

Tài khoản 809999 có các tài khoản cấp III sau:

80999901- Chi về hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế

80999902- Chi về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ

80999999- Chi khác về hoạt động nghiệp vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền chi khác về hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những khoản chi đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp (như: chi cho hoạt động đấu thu và thanh toán chng khoán Chính phủ, chi về hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế, chi trả phí dịch vụ ủy thác đầu tư, trả phí lưu ký chứng khoán…).

Tài khoản 810- Chi cho cán b, công chức và nhân viên

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN cho cán bộ, công chức và nhân viên.

Tài khoản 810 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 810001- Lương và phụ cấp: gồm các khoản chi lương và phụ cấp lương cho cán bộ, công chức và nhân viên, phụ cấp độc hại theo chế độ quy định.

Tài khoản 810001 có các tài khoản cấp III sau:

81000101- Lương và phụ cấp lương cho cán bộ, công chức và nhân viên

81000102- Phụ cấp độc hại

81000103- Phụ cấp công vụ

Tài khoản 810002- Chi ăn trưa

Tài khoản này phản ánh các khoản chi ăn trưa theo chế độ quy định.

Tài khoản 810003- Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về trang phục giao dịch hàng năm của cán bộ, công chức và các khoản chi bảo hộ lao động như khẩu trang, xà phòng,… cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước.

Tài khon 810004- Chkhen thưởng, phúc lợi

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, công chức và nhân viên theo cơ chế khoán.

Bên Nợ:– Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi theo cơ chế khoán thực sự phát sinh trong kỳ;
Bên Có:– Giảm chi (thoái chi) trong năm của các khoản chi khen thưởng, phúc lợi theo cơ chế khoán;

– Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Nợ:– Phản ánh các khoản chi khen thưởng, phúc lợi trong năm của NHNN.

Cuối năm tài chính, chuyển số dư Nợ vào tài khoản 599001- Chênh lệch thu, chi năm nay, tài khoản không có số dư.

Tài khoản 810005- Các khoản chđể đóng góp theo lương

Tài khoản này phản ánh các khoản chi nộp bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, nộp kinh phí công đoàn, nộp bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chi đóng góp khác theo chế độ.

Tài khoản 810005 có các tài khoản cấp III sau:

81000501- Nộp bảo hiểm xã hội

81000502- Nộp bảo hiểm y tế

81000503- Nộp kinh phí công đoàn

81000504- Nộp bảo hiểm thất nghiệp

81000599- Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ

Tài khoản 810006- Chi trợ cấp

Tài khoản này phản ánh các khoản chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc… theo quy định của Nhà nước.

Tài khoản 810006 có các tài khoản cấp III sau:

81000601-  Trợ cấp khó khăn

81000602- Trợ cấp thôi việc

Tài khon 810007- Chi công tác xã hội

Tài khoản này phản ánh các khoản chi công tác xã hội cho cán bộ, công chức và nhân viên theo quy định hiện hành.

Tài khoản 810999- Chi khác cho cán bộ công nhân viên

Tài khoản này phản ánh các khoản chi cho cán bộ, công chức và nhân viên ngoài các khoản chi đã đưa vào tài khoản thích hợp về chi cho cán bộ, công chức và nhân viên.

Tài khoản 811- Chi về tài sản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về tài sản của NHNN.

Tài khoản 811 có các tài khoản cấp II sau:

811001- Khấu hao cơ bản tài sản cố định

811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

811003- Chi về thanh lý tài sản

811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

811005- Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng

811006- Chi thuê tài sản

Tài khoản 811001– Khu hao cơ bản tài sản cố định

Tài khoản này phản ánh là số tiền trích khấu hao cơ bản tài sản cố định ở các đơn vị phân bổ vào chi phí.

Tài khoản 811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

Tài khoản này phản ánh các khoản chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua phụ tùng thay thế các bộ phận của tài sản bị hư hỏng, chi lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện nước cho các công trình đang sử dụng… Không hạch toán vào tài khoản này các khoản chi phí bảo trì, sửa chữa xe chuyên dùng chở tiền, xe ô tô hộ tống, xe nâng hàng và máy móc thiết bị an toàn kho quỹ, máy móc thiết bị dùng cho hoạt động thanh toán và chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp làm tăng nguyên giá tài sản cố định.

Tài khoản 811003- Chvề thanh lý tài sản

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật liệu và các tài sản khác theo Chế độ tài chính của NHNN.

Tài khoản 811003 có các tài khoản cấp III sau:

Tài khoản 81100301- Chi về thanh lý tài sản cố định

Tài khoản 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác

Tài khoản 811004- Chi về mua sm công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi mua sắm các tài sản thuộc đối tượng công cụ, dụng cụ theo quy định của Nhà nước và NHNN Việt Nam.

Tài khoản 811005- Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền được bổ sung vào vốn pháp định và sử dụng để đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định của NHNN theo chế độ tài chính của NHNN.

Tài khoản 811006- Chi thuê tài sản

Tài khoản này mở tại các đơn vị có thuê tài sản dùng để phản ánh số tiều chi thuê tài sản.

Tài khon 812- Chi cho hot đng quản lý và công v

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của NHNN cho hoạt động quản lý và công vụ.

Tài khoản 812 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 812001- Chvề vật liệu và giấy tờ in

Tài khoản này phản ánh các khoản chi mua sắm các loại vật liệu văn phòng, các tài sản rẻ tiền, mau hỏng (không thuộc phạm vi công cụ, dụng cụ), xăng dầu (trừ xăng dầu dùng cho vận chuyển tiền), giấy tờ in thông thường, vật mang tin (như băng từ, đĩa từ) …phục vụ cho hoạt động của NHNN.

Tài khoản 812001 có các tài khoản cấp III sau:

81200101 – Vật liệu văn phòng

81200102- Giấy tờ in thông thường

81200103- Vật mang tin

81200104- Xăng dầu

81200199- Vật liệu khác

Tài khoản 812002- Chcông tác phí

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về công tác phí cho cán bộ; công chức NHNN được cử đi công tác theo chế độ quy định.

Tài khoản 812003- Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về các khoản chi cho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công chức NHNN như chi phí tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ…

Tài khoản 812004- Chnghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về gồm các khoản chi nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các đề tài khoa học và công nghệ ngân hàng (trừ các khoản chi đã được chi từ Đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng), chi thuê dịch tài liệu nước ngoài…

Tài khoản 812005- Chi bưu phí và điện thoại

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về cước phí vận chuyển công văn, bưu phẩm, cước phí sử dụng máy điện thoại… trả cho cơ quan cung cấp dịch vụ.

Tài khoản 812006- Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo

Tài khoản này phản ánh các khoản chi về xuất bản tạp chí và các bản tin hoạt động ngân hàng, xuất bản các văn bản thể lệ chế độ của ngân hàng, chi phí cho các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng cáo về hoạt động ngân hàng, chi phí cho các cuộc họp với cơ quan thông tin đại chúng, các khách hàng để phổ biến chủ trương chính sách và chế độ nghiệp vụ Ngân hàng…

Tài khoản 812007- Chi lễ tân, khánh tiết

Tài khoản này phản ánh số tiền chi tiếp khách tới làm việc tại đơn vị, chi tổ chức các cuộc họp mặt nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm.

Tài khoản 812008- Chvề điện, nưc, y tế, vệ sinh cơ quan

Tài khoản này phản ánh số tiền chi về điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan theo quy định hiện hành.

Tài khoản 812009- Chi nộp thuế, phí và lệ phí

Tài khoản này phản ánh các khoản chi nộp thuế và các khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước như thuế đất, lệ phí giao thông các phương tiện vận tải…

Tài khoản 812999- Các khoản chphí quản lý khác

Tài khoản này phản ánh số tiền chi về quản lý khác phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp và thực hiện theo quy định hiện hành (như: Chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NHNN; Chi hội nghị, tập huấn ngắn ngày; Chi mua tài liệu, sách báo; Các khoản chi hoạt động quản lý và công vụ khác…).

Tài khoản 812009 có các tài khoản cấp III sau:

81299901- Chi phí cho thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước

81299902- Chi hội nghị, tập huấn ngắn ngày

81299903- Chi mua tài liệu, sách báo

81299999- Các khoản chi hoạt động quản lý và công vụ khác

Tài khoản 813- Chi trích lp khoản dự phòng rủi ro

Tài khoản này phản ánh khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro của NHNN theo chế độ quy định.

Tài khoản 814- Chi về hot đng của các đơn v sự nghiệp

Tài khoản này phản ánh các khoản chi xuất bản Thời báo Ngân hàng; chi xuất bản Tạp chí Ngân hàng,…

Tài khon 815- Thoái thu lãi phi thu không đúng niên đ

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu nhập phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được (nếu khác kỳ kế toán).

Tài khon 899- Các khon chi khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi khác ngoài khoản chi đã được hạch toán vào tài khoản thích hợp.

Tài khoản 899 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 899001- Các khoản tổn thất

Tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại NHNN Việt Nam (Vụ Tài chính – Kế toán) và sau khi đã được Thống đốc NHNN phê duyệt bằng văn bản.

Tài khoản 899002- Chi bồi dưỡng quyết toán

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền chi bồi dưỡng quyết toán.

Tài khoản 899003- Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền chi để bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán.

Tài khoản 899004- Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành

Tài khoản này phản ánh số tiền cho khen thưởng cho các đơn vị, tập thể, cá nhân ngoài NHNN. Việc hạch toán vào tài khoản này phải thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN.

Tài khoản 899005- Chi hỗ trợ hoạt động của Đảng, Đoàn thể

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền chi hỗ trợ theo quy định cho các tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ. Chi cho hoạt động, tuyên truyền giáo dục, chính trị tư tưởng, văn hóa, hoạt động phong trào văn thể, hội thao, hội diễn….

Tài khoản 899006- Chi cho cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi cho cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng Việt Nam để đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tập thể theo quy định của Luật Công đoàn.

Tài khoản 899999- Các khoản chi khác

Tài khoản này phản ánh các khoản chi ngoài những khoản chi đã nêu trên và theo chế độ quy định.

Loại 9: Các cam kết ngoài bảng

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các cam kết mà NHNN sẽ phải thực hiện hoặc nhận được theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng. Căn cứ hạch toán vào các tài khoản này là hợp đồng đã ký kết.

Việc hạch toán trên các tài khoản này được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có) với một tài khoản đối ứng, cụ thể: khi kế toán ghi nợ hoặc có vào một tài khoản dưới đây thì phần mềm nghiệp vụ sẽ tự động ghi có hoặc nợ (đối ứng) với một tài khoản hệ thống tương ứng.

Tài khoản 901- Cam kết bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền NHNN bảo lãnh cho các TCTD vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bên Nợ:– Số tiền bảo lãnh;
Bên Có:– Số tiền chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn hoặc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền còn đang bảo lãnh vay vốn.

Tài khoản 902- Cam kết giao dch ngoi hối

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng giao dịch hối đoái đã thỏa thuận. Các cam kết này sẽ được hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Tài khoản 902 có các tài khoản cấp II sau:

902001- Cam kết Mua ngoại tệ giao ngay

902002- Cam kết Bán ngoại tệ giao ngay

902003- Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn

902004- Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn

902005- Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Mua tiền tệ

902006- Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Bán tiền tệ

902007- Cam kết hoán đổi

902008- Cam kết tương lai

Tài khoản 902001– Cam kết Mua ngoại tệ giao ngay

Tài khoản 902002- Cam kết Bán ngoại tệ giao ngay

Hai tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Mua hoặc bán ngoại tệ thanh toán ngay để Mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, việc thanh toán này được người bán thực hiện tại thời điểm trong tương lai (theo quy định trong vòng 2 ngày kể từ ngày giao dịch).

Tài khoản 902003- Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn

Tài khoản 902004- Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn

Hai tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Mua hoặc bán ngoại tệ thanh toán có kỳ hạn để Mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, việc thanh toán này được người bán thực hiện tại thời điểm trong tương lai (theo quy định nhiều hơn 2 ngày kể từ ngày giao dịch).

Tài khoản 902005- Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Mua tiền tệ

Tài khoản 902006- Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Bán tiền tệ

Hai tài khoản này dùng để phản ánh những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện (Mua hoặc Bán) theo cam kết Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn Mua hay Bán tiền tệ đã thỏa thuận với khách hàng. Các cam kết hợp đồng này sẽ hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Tài khoản 902007- Cam kết giao dịch hoán đi

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo cam kết Hợp đồng giao dịch hoán đổi đã thỏa thuận với khách hàng. Các cam kết hợp đồng này sẽ hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Tài khoản 902008- Cam kết giao dịch tương lai

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo cam kết Hợp đồng giao dịch tương lai đã thỏa thuận với khách hàng. Các cam kết hợp đồng này sẽ hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Nội dung hạch toán tài khoản 902 như sau:

Bên Nợ:– Số tiền cam kết thanh toán;
Bên Có:– Số tiền cam kết đã thanh toán hoặc đã hủy cam kết hợp đồng giao dịch;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết còn phải thanh toán với khách hàng.

Tài khoản 903- Cam kết giao dch mua bán chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản cam kết trong giao dịch mua bán chứng khoán của NHNN.

Tài khoản này 903 có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 903001- Cam kết mua chứng khoán có kỳ hạn

Tài khoản 903002- Cam kết bán chứng khoán có kỳ hạn

Hai tài khoản này dùng để phản ánh những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện (Mua hoặc Bán) theo cam kết Hợp đồng Mua hay Bán chứng khoán có kỳ hạn đã thỏa thuận với khách hàng. Các cam kết hợp đồng này sẽ hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Nội dung hạch toán tài khoản 903 như sau:

Bên Nợ:– Số tiền cam kết mua hoặc bán chứng khoán;
Bên Có:– Số tiền cam kết mua hoặc bán chứng khoán đã thực hiện hoặc đã bị hủy bỏ;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết mua hoặc bán chứng khoán còn phải thực hiện với khách hàng.

khoản 904- Cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế bằng hối phiếu nhn nợ của B Tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền góp vốn vào các tổ chức quốc tế (IMF, ADB, WB,…) bằng hối phiếu nhận nợ của Bộ Tài chính.

Tài khoản 904 có các tài khoản cấp II sau:

904001- Cam kết góp vốn vào IMF

904002- Cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế khác

Bên Nợ:– Tăng số tiền cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế bằng hối phiếu nhận nợ của Bộ Tài chính;
Bên Có:– Giảm số tiền cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế bằng hối phiếu nhận nợ của Bộ Tài chính;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết góp vốn vào các tổ chức quốc tế bằng hối phiếu nhận nợ của Bộ Tài chính.

Tài khoản 905- Cam kết bảo lãnh nhn được từ khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh cam kết bảo lãnh nhận được từ khách hàng.

Bên Nợ:– Số tiền cam kết bảo lãnh nhận được từ khách hàng;
Bên Có:– Số tiền cam kết bảo lãnh nhận được từ khách hàng đã thực hiện hoặc chấm dứt;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết bảo lãnh nhận được từ khách hàng còn được thực hiện.

Tài khoản 906- Cam kết đu thầu tín phiếu Kho bc Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh cam kết đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước và NHNN.

Bên Nợ:– Số tiền cam kết đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước;
Bên Có:– Số tiền cam kết đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đã thực hiện hoặc chấm dứt;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước còn thực hiện.

Tài khoản 907- Cam kết từ hoạt đng tín dng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cam kết từ hoạt động tín dụng của NHNN đối với TCTD.

Bên Nợ:– Số tiền cam kết từ hoạt động tín dụng của NHNN đối với TCTD;
Bên Có:– Số tiền cam kết từ hoạt động tín dụng của NHNN đối với TCTD đã thực hiện hoặc chấm dứt;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền cam kết từ hoạt động tín dụng của NHNN đối với TCTD còn thực hiện.

Tài khoản 999- Cam kết khác

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản thanh toán mà NHNN sẽ thực hiện theo các cam kết khác đã thỏa thuận ngoài các cam kết nêu trên. Các cam kết này sẽ được hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.

Nội dung hạch toán tài khoản 999 giống nội dung hạch toán tài khoản 901.

Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng

Loại tài khoản này dùng để phản ánh tiền chưa công bố lưu hành, các chứng khoán của NHNN… và những tài sản hiện có ở ngân hàng nhưng không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng như: tài sản nhận giữ hộ,…

Việc hạch toán trên các tài khoản được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có) với một tài khoản đối ứng, cụ thể: khi kế toán ghi Nợ hoặc Có vào một tài khoản dưới đây thì phần mềm nghiệp vụ sẽ tự động ghi Có hoặc Nợ (đối ứng) với một tài khoản hệ thống tương ứng.

Việc xác định giá trị tài sản để hạch toán vào các tài khoản này được căn cứ vào hợp đồng, biên bản giao nhận tài sản hoặc các chứng từ có liên quan khác.

Tài khoản 001- Tiền cotton, tiền polymer và tiền kim loi

Tài khoản 001001- Tiền chưa công b lưu hành

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền cotton, tiền polymer, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại các kho tiền NHNN nhưng chưa được phép lưu hành.

Bên Nợ:– Số tiền nhập vào kho;
Bên Có:– Số tiền xuất kho hoặc được chuyển sang kho tiền dự trữ phát hành đã công bố lưu hành;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền dự trữ chưa công bố lưu hành của Nhà nước đang bảo quản.

Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 001002- Tiền đã công bố lưu hành

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền các loại đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông.

Bên Nợ:– Số tiền nhập từ Tài khoản “Tiền chưa công bố lưu hành”;
Bên Có:– Số tiền xuất kho chuyển vào Quỹ dự trữ phát hành;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông.

Các tài khoản này hạch toán theo giá trị nhập, xuất tiền (Mệnh giá x Số lượng).

Tài khoản 001003- Tiền đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền chưa công bố lưu hành và số tiền đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông đang vận chuyển.

Tài khoản 001003 có các tài khoản cấp III sau:

00100301- Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển

00100302- Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Giá trị hạch toán trên tài khoản 001003- “Tiền đang vận chuyển”

– Đối với các loại tiền mới chưa công bố lưu hành: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 1 đồng (một đồng).

– Khi tiền mới đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông thì phải hạch toán theo mệnh giá.

Bên Nợ:– Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến kho tiền khác;
Bên Có:– Số tiền đã vận chuyển đến kho tiền nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền);
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.

Tài khoản 001004- Tiền không có giá trị lưu hành

Tài khoản 00100401- Tiền mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tiền mẫu đang bảo quản.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quđịnh sau:

Giá trị hạch toán trên tài khoản 00100401 “Tiền mẫu”:

– Đối với các loại tiền mới chưa công bố lưu hành: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 1 đồng (một đồng).

– Khi tiền mới đã công bố lưu hành thì phải hạch toán theo mệnh giá.

– Trường hợp có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các đơn vị NHNN phải mở sổ theo dõi từng loại tiền mẫu giao cho từng người bảo quản.

Bên Nợ:– Mệnh giá tiền mẫu đơn vị nhận về;
Bên Có:– Mệnh giá tiền mẫu chuyển giao đi;
Số dư Nợ:– Phản ánh mệnh giá tiền mẫu đang bảo quản ở đơn vị.

Tài khoản 00100402– Tiền lưu niệm

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tiền lưu niệm đang bảo quản tại kho, quỹ của NHNN.

Bên Nợ:– Số tiền lưu niệm nhập kho, nhập quỹ;
Bên Có:– Số tiền lưu niệm xuất kho, xuất quỹ;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền lưu niệm đang còn bảo quản trong kho, trong quỹ.

Tài khoản 00100403- Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Giá trị hạch toán trên tài khoản 00100403: Tài khoản này được hạch toán theo mệnh giá.

Bên Nợ:– Số tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại nhập kho;
Bên Có:– Số tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại xuất kho;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại đang còn bảo quản trong kho.

Tài khoản 00100404- Tiền giả

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tiền giả thu ở khách hàng.

Giá trị hạch toán trên tài khoản 00100404: Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tiền giả là 1 đồng (một đồng).

Nội dung hạch toán tài khoản 00100404 giống nội dung hạch toán tài khoản 00100403.

Tài khoản 00100405- Tiền bị phá hoại không xác định đưc mệnh giá

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá thu ở khách hàng.

Giá trị hạch toán trên tài khoản 00100405: Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá là 1 đồng (một đồng).

Nội dung hạch toán tài khoản 00100405 giống nội dung hạch toán tài khoản 00100403.

Tài khoản 001005- Tiền giao đi tiêu hủy

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy.

Bên Nợ:– Số tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy (theo biên bản nhận tiền của Hội đồng tiêu hủy);
Bên Có:– Số tiền đã tiêu hủy (theo biên bản tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy);

– Số tiền không tiêu hủy nhập lại kho;

Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền Hội đồng tiêu hủy đang bảo quản để tiêu hủy.

Các tài khoản này hạch toán theo giá trị nhập, xuất tiền (Mệnh giá x Số lượng).

i khoản 001006- Tiền đã tiêu hủy

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền rách nát, hư hỏng (thuộc tiền đang lưu hành) đã tiêu hủy.

Bên Nợ:– Số tiền đã tiêu hủy (theo biên bản tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy);
Bên Có:– Tất toán số dư khi thu đổi tiền mới;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền đang lưu hành đã tiêu hủy.

Các tài khoản này hạch toán theo giá trị nhập, xuất tiền (Mnh giá x Số lượng).

Tài khon 002- Giấy tờ có giá mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại giấy tờ có giá mẫu (Tín phiếu NHNN, chứng khoán chính phủ, séc …) đơn vị NHNN đang bảo quản.

Tài khoản 002 có các tài khoản cấp II sau:

002001-  Tín phiếu NHNN mẫu

002002- Chứng khoán Chính phủ mẫu

002003- Séc mẫu

002999- Giấy tờ có giá mẫu khác

Tài khoản 002001- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nưc mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại tín phiếu NHNN mẫu đơn vị NHNN đang bảo quản.

Bên Nợ:– Giá trị của tín phiếu NHNN mẫu đơn vị nhận về.
Bên Có:– Giá trị của tín phiếu NHNN mẫu đơn vị chuyển giao đi.
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị của tín phiếu NHNN mẫu đang bảo quản ở đơn vị NHNN.

Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tín phiếu NHNN mẫu là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 002002– Chứng khoán Chính phủ mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại chứng khoán Chính phủ mẫu (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,..,) đơn vị đang bảo quản.

Bên Nợ:– Giá trị của các chứng khoán Chính phủ mẫu đơn vị nhận về;
Bên Có:– Giá trị của các chứng khoán Chính phủ mẫu đơn vị chuyển giao đi;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị của các chứng khoán Chính phủ mẫu đang bảo quản ở đơn vị.

Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ chứng khoán Chính phủ mẫu là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 002003- Séc mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các Séc mẫu đơn vị NHNN đang bảo quản.

Bên Nợ:– Giá trị của các Séc mẫu đơn vị nhận về;
Bên Có:– Giá trị của các Séc mẫu đơn vị chuyển giao đi;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị của các Séc mẫu đang bảo quản ở đơn vị NHNN.

Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi quyển Séc mẫu là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 002999- Giấy tờ có giá mẫu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại giấy tờ có giá khác ngoài các loại giấy tờ có giá nói trên đơn vị đang bảo quản.

Bên Nợ:– Giá trị của các giấy tờ có giá mẫu đơn vị nhận về;
Bên Có:– Giá trị của các giấy tờ có giá mẫu đơn vị chuyển giao đi;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị của các giấy tờ có giá mẫu đang bảo quản ở đơn vị.

Tài khoản này hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ giấy tờ có giá mẫu là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 003- Lãi phải thu và nợ đã xử lý

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi phải thu và nợ đã xử lý của NHNN.

Tài khoản 003 có các tài khoản cấp II sau:

003001- Lãi phải thu chưa thu được

003002- Nợ khó đòi đã xử lý

Tài khoản 003001– Lãi phải thu chưa thu đưc

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi NHNN cho vay chưa thu được, bao gồm cả tiền lãi phạt trả quá hạn.

Bên Nợ:– Số tiền lãi chưa thu được;
Bên Có:– Số lãi thu được;
Số dư Nợ:– Phản ánh số lãi cho vay chưa thu được.

Tài khoản 003002- N khó đòi đã xử lý

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ (cho vay, tạm ứng và các khoản phải thu) bị tổn thất đã dùng khoản dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của Nhà nước.

Tài khoản 003002 có các tài khoản cấp III sau:

00300201- Nợ gốc cho vay khó đòi đã xử lý

00300202- Nợ lãi cho vay khó đòi đã xử lý

00300203- Nợ khó đòi khác đã xử lý

Bên Nợ:– Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp đưa ra theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán;
Bên Có:– Số tiền nợ thu hồi được của khách hàng;

– Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi;

Số dư Nợ:– Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi thu hồi.

Tài khoản 004- Giấy t có giá khách hàng gửi lưu ký

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các giấy tờ có giá (bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu …) có đủ điều kiện được gửi lưu ký theo quy định.

Tài khoản 004 có các tài khoản cấp II sau:

004001- Giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại NHNN

004002- Giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

Tài khoản 004001- Giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng được gửi lưu ký tại NHNN theo quy định.

Tài khoản 004001 có các tài khoản cấp III sau:

00400101- Lưu ký thông thường

00400102- Lưu ký cho mục đích cầm cố

00400103- Lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

Tài khon 00400101- Lưu ký thông thường

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại giấy tờ có giá của khách hàng gửi lưu ký tại NHNN.

Bên Nợ:– Giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng đang gửi lưu ký tại NHNN;
Bên Có:– Giá trị các loại giấy tờ có giá lấy ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng còn đang gửi lưu ký tại NHNN.

Tài khoản 00400102- Lưu ký cho mục đích cầm cố

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị giấy tờ có giá của khách hàng đang gửi lưu ký tại NHNN sử dụng cho mục đích chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để được NHNN cho vay tái cấp vốn.

Bên Nợ:– Giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng đang gửi lưu ký mang chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để vay NHNN;
Bên Có:– Giá trị các giấy tờ có giá lấy ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng đang gửi lưu ký tại NHNN còn đang chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để vay NHNN.

Tài khoản 00400103- Lưu ký cho mục cấp tín dụng trên thị trưng liên ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị giấy tờ có giá của TCTD cầm cố cho TCTD khác để vay vốn và bên nhận cầm cố (bên TCTD cho vay) gửi lưu ký tại NHNN.

Bên Nợ:– Giá trị giấy tờ có giá của TCTD mua đưa cầm cố vay vốn, đang lưu ký tại NHNN;
Bên Có:– Giá trị giấy tờ có giá lấy ra (chấm dứt phong tỏa);
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị các giấy tờ có giá của TCTD mua đưa cầm cố vay vốn đang lưu ký tại NHNN.

Tài khoản 004002- Giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các giấy tờ có giá của khách hàng được gửi lưu ký trên tài khoản của NHNN tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định.

Tài khoản 004002 có các tài khoản cấp III sau:

00400201- Lưu ký thông thường

00400202- Lưu ký cho mục đích cầm cố

00400203- Lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

Nội dung hạch toán tài khoản 00400201, 00400202, 00400203 giống nội dung hạch toán tài khoản 00400101, 00400102, 00400103.

Tài khoản 005- Giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị giấy tờ có giá so NHNN sở hữu, đang gửi lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc đang quản lý tại NHNN.

Giấy tờ có giá được hạch toán vào tài khoản này là các loại giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.

Tài khoản 005 có các tài khoản cấp II sau:

055001- Giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

005002- Giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đang quản lý

Tài khoản 005001- Giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị giấy tờ có giá do NHNN sở hữu và đang gửi lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Bên Nợ:– Giá trị các giấy tờ có giá đang gửi lưu ký;
Bên Có:– Giá trị chứng khoán lấy ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị các chứng khoán còn đang gửi lưu ký.

Tài khoản 005002- Giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đang qun lý

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại giấy tờ có giá NHNN đang sở hữu, bảo quản ngoài các loại giấy tờ có giá lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Nội dung hạch toán tài khoản 005002 giống nội dung hạch toán tài khoản 005001.

Tài khoản 006- Các chứng từ có giá trị khác đang bảo qun

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các chứng từ có giá trị khác (bao gồm hồ sơ nhà đất, hồ sơ tín dụng,…) mà NHNN đang bảo quản.

– Tài khoản 006 có các tài khoản cấp II sau:

006001- Các chứng từ có giá trị khác của khách hàng

006002- Các chứng từ có giá trị khác của NHNN

Tài khoản 006001- Các chứng từ có giá trị khác của khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các chứng từ có giá trị khác của khách hàng NHNN đang bảo quản.

Tài khoản 006001 có các tài khoản cấp III sau:

06600101- Các chứng từ có giá trị khác nhận cầm cố

00600102- Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

Tài khoản 00600101- Các chứng từ có giá trị khác nhận cầm cố

Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị khác (không bao gồm giấy tờ có giá lưu ký) của khách hàng mang cầm cố tại NHNN để vay vốn theo quy định.

Bên Nợ:– Giá trị các chứng từ có giá trị khác NHNN nhận cầm cố;
Bên Có:– Giá trị các chứng từ có giá trị khác lấy ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh chứng từ có giá trị khác NHNN nhận cầm cố đang bảo quản.

Tài khoản 00600102- Các chứng từ có giá trị khác đang bảo qun

Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị khác của khách hàng, NHNN đang bảo quản ngoài những khoản đã được hạch toán vào tài khoản 004, tài khoản 00600101.

Bên Nợ:– Giá trị các chứng từ có giá trị khác của khách hàng NHNN đang bảo quản;
Bên Có:– Giá trị các chứng từ lấy ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh chứng từ có giá trị khác của khách hàng NHNN đang bảo quản.

Tài khon 006002- Các chứng từ có giá trị khác của Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các chứng từ có giá trị khác mà NHNN đang sở hữu, bảo quản.

Tài khoản 006002 có các tài khoản cấp III sau:

00600201- Ấn chỉ quan trọng

00600202- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất

00600299- Các chứng từ có giá trị khác

Bên Nợ:– Giá trị các chứng từ NHNN đang bảo quản;
Bên Có:– Giá trị các chứng từ xuất ra;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị các chứng từ NHNN đang bảo quản.

Tài khoản 00600201- n chỉ quan trọng

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại giấy tờ in quan trọng nhưng chưa đưa ra sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ liên quan như tín phiếu, kỳ phiếu, giấy in tiền…

Tài khoản 00600202- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất

Tài khoản này dùng để phản ánh chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của NHNN. Tài khoản này hạch toán theo giá trị quy ước mỗi bộ hồ sơ là 1 đồng (một đồng).

Tài khoản 00600299- Các chứng từ có giá trị khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị khác NHNN đang sở hữu, bảo quản ngoài các loại chứng từ có giá trị khác đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp.

Tài khoản 007- Chứng khoán cho vay trên thị trường quốc tế

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các chứng khoán NHNN cho vay trên thị trường quốc tế và nhận lại theo thỏa thuận tại hợp đồng.

Bên Nợ:– Giá trị chứng khoán đầu tư mang đi cho vay;
Bên Có:– Giá trị chứng khoán đầu tư nhận lại;
Số dư Nợ:– Giá trị chứng khoán đầu tư còn cho vay.

Tài khoản 008- Hn mức SDR đưc phân b

Tài khoản này dùng để phản ánh số SDR mà NHNN được IMF phân bổ theo hạn mức.

Bên Nợ:– Tăng giá trị SDR được IMF phân bổ cho NHNN;
Bên Có:– Giảm giá trị SDR được IMF phân bổ cho NHNN;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị SDR được IMF phân bổ theo hạn mức.

Tài khoản 009- Tài sản giữ h thuê ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản NHNN đang nhận giữ hộ, thuê ngoài.

Tài khoản 009 có các tài khoản cấp II sau đây:

009001- Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ hộ

009002- Tài sản thuê ngoài

Tài khoản 009001- Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ hộ

Tài khoản này dùng để phản ánh kim loại quý, đá quý và tài sản khác mà NHNN đang giữ hộ.

Tài khoản 009001 có các tài khoản cấp III sau đây:

00900101- Kim loại quý, đá quý giữ hộ

00900199- Tài sản khác giữ hộ

Tài khoản 00900101- Kim loại quý, đá quý giữ hộ

Tài khoản này dùng để phản ánh kim loại quý, đá quý của các đơn vị, cá nhân nhờ NHNN giữ hộ. Giá trị ghi sổ là giá trị của hiện vật ghi trên hợp đồng giao nhận giữa NHNN và khách hàng. Trường hợp không xác định được giá trị thì hạch toán hiện vật theo giá quy ước mỗi gói, hộp, thùng niêm phong là 1đ (một đồng). Kế toán theo dõi chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có kim loại quý, đá quý nhờ giữ hộ.

Bên Nợ:– Giá trị kim loại quý, đá quý giữ hộ nhập kho;
Bên Có:– Giá trị kim loại quý, đá quý xuất kho trả lại cho người gửi;
Số dư Nợ:– Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý NHNN đang giữ hộ.

Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận kim loại quý, đá quý giữ hộ để theo dõi hiện vật.

Tài khoản 00900199- Tài sản khác giữ hộ

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản (trừ kim loại quý, đá quý đã hạch toán ở tài khoản 00900101) của các đơn vị khác giao cho NHNN giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá trị ghi trên hợp đồng của NHNN và khách hàng. Trường hợp không xác định được giá trị thì hạch toán hiện vật theo giá quy ước mỗi gói, hộp, thùng niêm phong là 1đ (một đồng). Kế toán theo dõi chi tiết cho từng đơn vị có tài sản giữ hộ.

Bên Nợ:– Giá trị tài sản nhận giữ hộ;
Bên Có:– Giá trị tài sản trả lại cho người gửi;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng giá trị tài sản đang giữ hộ.

Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.

Tài khoản 009002- Tài sản thuê ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản NHNN thuê ngoài để sử dụng.

Bên Nợ:– Giá trị tài sản thuê ngoài;
Bên Có:– Giá trị tài sản trả lại người sở hữu;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng giá trị tài sản thuê ngoài NHNN đang bảo quản.

Tài khoản 010- Công c, dng cụ đang sử dụng

Tài khoản này dùng để phản ánh các công cụ, dụng cụ mua về sử dụng ngay hoặc xuất kho sử dụng đã phân bổ giá trị vào chi phí.

Bên Nợ:– Giá trị công cụ, dụng cụ mua về sử dụng ngay, hoặc xuất kho sử dụng, hoặc nhận điều chuyển từ đơn vị khác (theo giá thực tế mua hoặc nhận điều chuyển);
Bên Có:– Giá trị công cụ, dụng cụ thanh lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác;
Số dư Nợ:– Phản ánh tổng giá trị công cụ, dụng cụ đang sử dụng.

Cuối năm, đơn vị phải kiểm kê tài sản, đảm bảo công cụ, dụng cụ mà đơn vị đang sử dụng khớp đúng về số lượng và chủng loại.

Tài khoản 011- Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành ch x lý

Tài khoản này dùng để hạch toán các ngoại tệ nghi giả, ngoại tệ nghi bị phá hoại, ngoại tệ giả, ngoại tệ bị phá hoại (bị cắt xén, sửa chữa, rách nát) đang chờ xử lý.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Giá trị hạch toán trên tài khoản 011- “Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý”:

– Đối với các loại ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại: được hạch toán theo mệnh giá.

– Đối với loại ngoại tệ giả: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ là 1 đ (một đồng).

Tài khoản 011 có các tài khoản cấp II sau:

011001- Ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại

011002- Ngoại tệ giả

Tài khoản 011001- Ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại.

Bên Nợ:– Số tiền ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại nhập kho;
Bên Có:– Số tiền ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại xuất kho;
Số dư Nợ:– Phản ánh số tiền ngoại tệ nghi giả, nghi bị phá hoại và ngoại tệ bị phá hoại đang còn bảo quản trong kho.

Tài khoản 011002– Ngoại tệ giả

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại ngoại tệ giả.

Nội dung hạch toán tài khoản 011002 giống nội dung hạch toán tài khoản 009001.

Tài khoản 012 Dư toán kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, s dng theo mc đích chỉ đnh

Các tài khoản này phản ánh dự toán kinh phí và tình hình thực hiện dự toán kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp.

Tài khoản 012 có các tài khoản cấp II sau:

012001- Dự toán kinh phí hoạt động

012002- Dự toán kinh phí dự án

Bên Nợ:– Số dự toán kinh phí được phân phối, được thông báo;
Bên Có:– Số dự toán kinh phí đã nhận, đã rút;
Số dư Nợ:– Phản ánh số dự toán kinh phí còn lại chưa nhận, chưa rút.

Tài khon 013- Ngân phiếu thanh toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại ngân phiếu thanh toán mẫu đang bảo quản và số ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy.

Tài khoản 013 có các tài khoản cấp II sau:

013001- Ngân phiếu thanh toán mẫu

013002- Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy

Tài khoản 013001– Ngân phiếu thanh toán mẫu

Tài khoản này dùng để phản ánh mệnh giá các loại ngân phiếu thanh toán mẫu đang bảo quản. Kế toán theo dõi chi tiết cho từng loại ngân phiếu thanh toán mẫu phát hành qua từng thời kỳ.

Bên Nợ:– Mệnh giá ngân phiếu thanh toán mẫu đơn vị nhận về;
Bên Có:– Mệnh giá ngân phiếu thanh toán mẫu chuyển giao đi;
Số dư Nợ:– Phản ánh mệnh giá ngân phiếu thanh toán mẫu đang bảo quản ở đơn vị NHNN.

Tài khoản 013002- Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy

Tài khoản này dùng để phản ánh số Ngân phiếu thanh toán rách nát, hư hỏng đã tiêu hủy. Kế toán theo dõi chi tiết cho từng loại ngân phiếu thanh toán.

Bên Nợ:– Tăng số ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy (theo biên bản tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy);
Bên Có:– Giảm số ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy;
Số dư Nợ:– Phản ánh số ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy.

Tài khon 014- Cung ứng tiền theo các mc đích ch đnh

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền cung ứng tăng thêm ròng của những năm trước theo từng mục tiêu chỉ định.

Bên Nợ:– Số tăng cung ứng tiền trong năm trước;
Bên Có:– Số giảm cung ứng tiền trong năm trước;
Số dư Nợ:– Số tăng cung ứng tiền ròng lũy kế từ những năm trước.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

1. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước căn cứ quy định nội dung hạch toán của các tài khoản kế toán và tính chất nghiệp vụ cụ thể của đơn vị để sử dụng các tài khoản kế toán phù hợp.

2. Cục Công nghệ tin học có trách nhiệm:

a) Quản lý mã tài khoản kế toán, phối hợp với Vụ Tài chính – Kế toán trong việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

b) Quản lý, cài đặt, sửa đổi, bổ sung các tham số để bảo đảm việc hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Thông tư này tuân thủ đúng quy định về hạch toán kế toán của NHNN.

3. Vụ Tài chính – Kế toán có trách nhiệm:

a) Quản lý mã tài khoản kế toán, phối hợp với Cục Công nghệ tin học trong việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

b) Hướng dẫn các đơn vị NHNN chuyển đổi các tài khoản kế toán đang sử dụng sang hệ thống tài khoản kế toán mới và hướng dẫn các đơn vị thực hiện Thông tư này.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN ngày 17/12/1998 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán NHNN;

b) Quyết định số 183/2000/QĐ-NHNN2 ngày 14/6/2000 của Thống đốc NHNN về việc bổ sung và hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN ngày 17/12/1998 của Thống đốc NHNN;

c) Quyết định số 225/2001/QĐ-NHNN ngày 23/3/2001 của Thống đốc NHNN về việc hủy bỏ Bảng cân đối tài chính của NHNN ban hành kèm theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998;

d) Quyết định số 162/2002/QĐ-NHNN ngày 06/3/2002 của Thống đốc NHNN về việc bổ sung và hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán NHNN;

đ) Quyết định số 961/2002/QĐ-NHNN ngày 09/9/2002 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi và bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998 của Thống đốc NHNN;

e) Quyết định số 1579/2003/QĐ-NHNN ngày 01/12/2003 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN;

g) Quyết định số 1638/2003/QĐ-NHNN ngày 26/12/2003 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN;

h) Quyết định số 56/2006/QĐ-NHNN ngày 14/12/2006 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN ngày 17/12/1998, Quyết định số 162/2002/QĐ-NHNN ngày 06/3/2002, Quyết định số 961/2002/QĐ-NHNN ngày 09/9/2002, Quyết định số 1579/2003/QĐ-NHNN ngày 01/12/2003, Quyết định số 1638/2003/QĐ-NHNN ngày 26/12/2003 của Thống đốc NHNN.

Điều 14. Tổ chức thc hin

Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu