Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Sở Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong các trường hợp nào? Thu hồi có thời hạn hay thu hồi không có thời hạn?
Thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm các trường hợp:
– Cố ý cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
– Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép kinh doanh;
– Đã bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn nhưng khi hết thời hạn thu hồi Giấy phép vẫn không khắc phục được các vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi;
– Trong 01 năm có 02 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc trong thời gian sử dụng Giấy phép kinh doanh có 03 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn;
– Phá sản, giải thể;
– Trong thời gian 01 năm có trên 50% số xe hoạt động mà người lái xe vi phạm luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng;
– Trong thời gian 03 năm có tái phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Xem thêm: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cần điều kiện gì?
Một số hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nên biết
Thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 01 đến 03 tháng khi vi phạm một trong các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau đây:
– Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải;
– Có trên 20% số xe ô tô kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về chở quá tải trọng quy định hoặc trên 20% số xe kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện kỹ thuật của xe;
– Có trên 10% số lái xe kinh doanh vận tải của đơn vị bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm phải tước Giấy phép lái xe có thời hạn;
– Có trên 10% số lượng xe hoạt động mà người lái xe vi phạm pháp luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên;
– Vi phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Trình tự thu hồi Giấy phép kinh doanh
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh được thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
1. Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
2. Sở Giao thông vận tải báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
3. Khi Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo Giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng
Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh được nhiều cá nhân lựa chọn. Hộ kinh doanh muốn vay vốn ngân hàng cần làm gì? Điều [...]
Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là gì? Đặc điểm?
Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động chính trong lĩnh vực vay tiêu dùng. [...]