Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp hiện nay được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật giám định tư pháp 2012, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với người có đủ tiêu chuẩn bao gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
– Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
– Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
– Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
– Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Điều 9 Luật giám định tư pháp 2012 có quy định cụ thể về tủ tục bổ nhiệm này như sau:
Bước 1: Lựa chọn người đủ tiêu chuẩn và đề nghị bổ nhiệm
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn , đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong mỗi trường hợp thì người đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ tương ứng để được giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Đăng tải danh sách giám định viên tư pháp
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Xem thêm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng nhà nước để thực hiện chức [...]
Rủi ro pháp lý khi đứng tên công ty hộ người khác trên giấy tờ
Đứng tên công ty hộ người khác trên giấy tờ là gì? Rủi ro pháp lý khi đứng tên công ty hộ người khác trên giấy tờ [...]