Thủ tục cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô mới nhất
Cơ sở đào tạo lái xe đáp ứng đủ điều kiện luật định thì làm hồ sơ để được cấp Giấy phép. Thủ tục cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô mới nhất được cụ thể hóa như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Đào tạo lái xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp phép cho cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô.
Giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP được cơ quan có thẩm quyền cấp phép gồm:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
– Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng điều kiện nào?
Thành phần hồ sơ
Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định
– Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
– Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Thủ tục cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét và cấp Giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở kinh doanh có đề nghị theo trình tự các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cơ sở đào tạo sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên thì nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải (đối với cơ sở đào tạo do địa phương quản lý), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý).
Cơ sở có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ từ phía cơ sở đào tạo, cơ quan cấp phép tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
– Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
– Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện.
Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dịch vụ kiểm toán
Thủ tục cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cần giấy phép không? Nếu không có thì [...]
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là ngành nghề có điều kiên và thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyề cấp phép. Thủ [...]