Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài hiện nay
Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài hiện nay được tiến hành ra sao?
Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền;
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Xem thêm: Đối tượng nào được cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định hiện nay?
Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài cho người đề nghị theo trình tự, thủ tục dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bộ thành 01 bộ theo quy định trên.
Hồ sơ được nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.
Khi nộp, người đề nghị phải xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3. Trả kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
Xem thêm: Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
LawKey xin gửi đến bạn đọc những nội dung cần lưu ý khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ [...]
Trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012
Dưới đây là những điều cần biết về việc trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012. Cụ [...]