Thủ tục đăng ký logo theo quy định của pháp luật
Logo là một hình ảnh đại diện giúp khách hàng, đối tác nhận được doạnh nghiệp có logo. Vậy thủ tục đăng ký logo được pháp luật quy định như thế nào?
Logo là gì?
Logo là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế để gắn liền vào sản phẩm, dịch vụ của một công ty, giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ giữa các công ty với nhau. Mỗi logo có một hình thù, màu sắc khác nhau giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ phân biệt dễ dàng.
Việc đăng ký bảo hộ đối với logo sẽ giúp doanh nghiệp không bị bên thứ 3 xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo dựng thương hiệu, uy tín tới khách hàng và đối tác.
Trường hợp đăng ký logo, người đăng ký có 2 hình thức để chọn lựa. Một logo có thể đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả theo danh mục tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ngoài ra, logo có thể xem như một dạng của nhãn hiệu để đăng ký dưới dạng bảo hộ nhãn hiệu. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn một trong hai hình thức này.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký logo
Hồ sơ đăng ký logo
Hồ sơ đăng ký logo bao gồm:
– Tờ khai đăng ký logo;
– Mẫu logo cần đăng ký (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
– Nhóm sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký: Là sản phẩm/dịch vụ mà người đăng ký dự định gắn nhãn hiệu lên;
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (không cần công chứng) (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
– Thông tin Công ty (bản sao đăng ký kinh doanh) hoặc chứng minh nhân dân (cá nhân);
– Một số giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.
Trình tự đăng ký logo
Bước 1: Chuẩn bị logo và nhóm sản phẩm/dịch vụ mà Logo dự định đăng ký
Người đăng ký logo chuẩn bị logo, không được sao chép, không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ.
Sau khi thiết kế logo xong, người đăng ký sẽ tiến hành lựa chọn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà logo sẽ đăng ký để được độc quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ;
Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức đơn như: mẫu nhãn, chủ sở hữu, phân nhóm ngành nghề đăng ký bảo hộ….
Bước 3: Nhận thông báo sửa đổi và thực hiện sửa đổi (nếu có);
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không cấp nhận đơn và đề nghị cá nhân, doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung và nộp công văn sửa đổi, bổ sung cho Cục.
Bước 4: Nhận văn bằng bảo hộ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn và cho đăng công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đăng ký logo theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp nhanh nhất.
Nghị định số 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức
CHÍNH PHỦ Số: 53/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng [...]
- Nghị định số 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
- Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC Ban hành sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2)
- Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ban hành
Mẫu Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ
Mẫu Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ Ngày 13/01/2017, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã [...]
- Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài
- Thông tư 80/2017/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử dụng số tiền bồi thường tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng, số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất
- Luật công chứng 2014