Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận theo pháp luật hiện hành
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận theo pháp luật hiện hành được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Cụ thể:
Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Biểu mức phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC. Bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Xem thêm: Mức phí và lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện hành
Mức thu phí và lệ phí đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất
Thành phần hồ sơ
Cá nhân, tổ chức muốn đăg ký nhãn hiệu thì cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Cục sở hữu trí tuệ xem xét và giải quyết yêu cầu cho người đăng ký theo trình tự, thủ tục dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên.
Hồ sơ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ thông qua hai cách sau:
– Nộp bản giấy: Có thể là nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
– Nộp qua mạng: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng
Bước 3: Công bố đơn
Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp phí công bố đơn.
Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thông tin đó và phải nộp phí tra cứu thông tin theo quy định.
Thời gian thực hiện: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
Thời gian thực hiện: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Trả kết quả
Trường hợp đơn đăng ký hợp lệ, không phải sửa đổi, bổ sung thì Cục sở hữu trí tuệ xem xét và ấn định ngày cấp văn bằng bảo hộ.
Trường hợp còn thiếu sót thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức sửa đổi.
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định mới nhất
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Bảng danh mục các nhóm hàng hóa dịch vụ
BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ Phiên bản 10 (Theo Thoả ước Ni-xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ [...]
Các phương thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay với nhiều hành vi phức tạp, đòi hỏi [...]