Thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền đối với giống cây trồng là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Như vậy, thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng như nào?
Thứ nhất, thành phần hồ sơ
- Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (02 bộ), nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý:
- Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ 6 tài liệu trên.
- Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
– Giấy uỷ quyền
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn
– Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Lưu ý, mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
Thứ hai, trình tự đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Bước 1: Nộp đơn
Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trot.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:
– Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ và đơn do người không có quyền đăng ký nộp, kể cả trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.
– Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó;
– Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo đúng hạn.
– Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục thẩm định nội dung đơn nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó.
Bước 3: Công bố đơn
Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);
Bước 5: Cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng
Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.
Thứ ba, thời hạn giải quyết
– Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
– Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
– Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;
– Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).
Trên đây là nội dung thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề chưa rõ, vui lòng liên hệ với Lawkey.
Xem thêm: Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
Chi phí gia hạn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật
Để gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Những chi phí [...]
Làm thế nào để bảo vệ quyền khi bị xâm phạm nhãn hiệu?
Hành vi nào được coi là xâm phạm nhãn hiệu? Khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu thì phải bảo vệ thế nào? Tóm tắt câu hỏi: [...]