Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghịêp vừa và nhỏ khi đủ điều kiện được cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng
Để được cấp bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Bao gồm:
– Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
– Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Xem thêm: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng
Để được chấp thuận cấp bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Bên bảo lãnh có trách nhiệm thẩm định tính đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu do bên được bảo lãnh gửi đến; thực hiện thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các điều kiện bảo lãnh khác theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ, bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, bên bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho bên được bảo lãnh.
Xem thêm: Bảo lãnh tín dụng áp dụng cho những đối tượng nào?
Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Chi nhánh công ty cổ phần
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Chi nhánh công ty cổ phần Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, [...]
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Văn phòng đại diện công ty TNHH
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại của Văn phòng đại diện công ty TNHH Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh [...]