Thủ tục đổi tên công ty theo quy định của pháp luật
Các trường hợp đổi tên công ty được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục đổi tên công ty ra sao? LawKey xin gửi thông tin đến bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Trường hợp đổi tên công ty
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được hiểu là tên Tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.
Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.
Việc đổi tên có thể do nhu cầu của doanh nghiệp bao gồm: Thay đổi tên tiếng Việt công ty, thay đổi tên tiếng nước ngoài của công ty, thay đổi tên viết tắt của công ty.
Ngoài ra, việc đổi tên của doanh nghiệp là bắt buộc khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Hồ sơ đổi tên công ty
Thành phần hồ sơ đổi tên công ty bao gồm:
1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; (Phụ lục II-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
2) Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
(Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty);
3) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).
(Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)
4) Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có).
Thủ tục đổi tên công ty
Bước 1: Lựa chọn tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, không gây trùng lặp, nhầm lẫn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị như trên và lệ phí thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn thủ tục đổi tên công ty theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Khái niệm hộ kinh doanh được hiểu thế nào? Hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh muốn thay đổi, [...]
Kinh doanh spa cần điều kiện và giấy phép gì? Thủ tục đăng ký như thế nào?
Kinh doanh spa, chăm sóc sắc đẹp là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận do nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao. [...]