Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành
Hiện nay, vẫn còn trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều sổ bảo hiểm xã hội nguyên nhân do quá trình đồng bộ dữ liệu tham gia bảo hiểm trước kia tại các tỉnh/TP vẫn chưa được liên thông, kết nối dữ liệu với nhau. Hãy cùng LawKey tìm hiểu về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
1. Điều kiện gộp sổ
Theo khoản 2 và khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ Một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới (bìa và tờ rời).
Như vậy, Người tham gia có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.
2. Hồ sơ
Theo khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì:
Khi gộp sổ bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm sẽ bị thu hồi lại các sổ bảo hiểm cũ và được cấp lại sổ bảo hiểm mới nên khi muốn gộp sổ bảo hiểm, người tham gia phải nộp 1 bộ hồ sơ giống như khi xin cấp lại sổ bảo hiểm. Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS).
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm của người lao động.
– Các sổ bảo hiểm xã hội đã cấp
– Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân như: CMND, CCCD, Hộ chiếu
– Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS để làm căn cứ gộp sổ bảo hiểm xã hội do công ty hiện tại người lao động làm việc lập.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp đã dừng đóng bảo hiểm xã hội thì nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cuối cùng nơi tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 3 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp lại sổ bảo hiểm cho người lao động.
Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác hoặc nơi người lao động có thời gian làm việc thì thời gian cấp lại sổ bảo hiểm không quá 45 ngày và khi đó cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thông báo bằng văn bản cho người lao động.
Xem thêm: Sau khi nhận bảo hiểm xã hội một lần có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không?
Thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Địa điểm và thời hạn [...]
Một số quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm mới nhất
Đại lý bảo hiểm là gì? Một số quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm mới nhất được cụ thể hóa như thế nào? [...]