Thủ tục hải quan khi đi qua cửa khẩu biên giới đường sông
Phương tiện vận tải đường thủy (VD: thuyền xuồng, cano,…) khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông cũng cần thực hiện thủ tục hải quan.
Căn cứ pháp lý:
1.Hồ sơ hải quan nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông
Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh (thuyền xuồng, ca nô nước ngoài tạm nhập; thuyền xuồng, ca nô Việt Nam tái nhập), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
– Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính;
– Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
– Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập – tái xuất: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm xuất – tái nhập có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính;
– Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;
– Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
– Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
– Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;
– Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.
>>>Xem thêm Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh
2.Hồ sơ hải quan xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông
Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy xuất cảnh (thuyền xuồng, ca nô nước ngoài tái xuất; thuyền xuồng, ca nô Việt Nam tạm xuất), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
– Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính;
– Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính;
– Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm xuất – tái nhập: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập – tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp 01 bản chính;
– Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;
– Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên tầu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp bản chính.
– Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy: Nộp 01 bản chính;
– Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;
– Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.
>>>Xem thêm Ô tô xuất nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan như thế nào?
3. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan; thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh, xuất cảnh.
– Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập – tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất – tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất.
4. Giám sát hải quan phương tiện vận tải đường thủy
– Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh, xuất cảnh;
– Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh, xuất cảnh.
>>>Xem thêm Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất nhập cảnh
Có được tính giảm trừ bản thân và giảm trừ người phụ thuộc ở hai nơi khác nhau?
Giảm trừ bản thân và người phụ thuộc là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định [...]
Quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp kiểm toán
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế [...]